Về Cách Hiểu Bài Thơ "Độc Tiểu Thanh Ký" - Công An Nhân Dân
- Thời sự
- Tin tức - Sự kiện
- Vấn đề hôm nay
- Chống diễn biến hòa bình
- Nhân quyền
- Công an trong lòng dân
- Lãnh đạo Bộ Công an
- Tham gia gìn giữ hòa bình LHQ
- Hoạt động lực lượng Công an
- Gương sáng
- Xã hội
- Giáo dục
- Giao thông
- Y tế
- Đời sống
- Phóng sự
- Pháp luật
- Bản tin 113
- Lần theo dấu vết tội phạm
- Thông tin pháp luật
- Quốc tế
- Thế giới 24h
- Bình luận quốc tế
- Hồ sơ mật
- Quân sự
- Văn hóa - Thể thao
- Chuyển động văn hóa
- Thể thao 24h
- Tiêu điểm
- Giải trí
- Bạn đọc
- Điều tra theo đơn bạn đọc
- Hộp thư
- Giải đáp pháp luật
- Tài chính 4.0
- Kinh tế
- Địa ốc
- Thị trường
- Doanh nghiệp
- Cuộc sống muôn màu
- Hôn nhân gia đình
- Chuyện khó tin có thật
- Công nghệ
- Thế giới phương tiện
- Văn hóa xe
- An ninh mạng
- eMagazine
- Xã hội từ thiện
- Nhịp cầu nhân ái
- Vượt lên số phận
- Diễn đàn
"Truyện Kiều", "Văn Chiêu hồn" là Nguyễn Du mở ra ôm thế giới bên ngoài, còn nơi soi thấu nỗi bên trong cõi lòng Nguyễn Du thì phải tìm đọc thơ chữ Hán của ông. "Bắc hành tạp lục" là một trong bộ ba thơ chữ Hán Nguyễn Du. Tập này như nhật ký trên đường Nguyễn Du đi sứ phương Bắc từ đầu năm 1813 đến đầu năm 1814.
Thấy cảnh, nhớ người xưa, luận tích cũ. Thơ giàu chiêm nghiệm việc đời, luận bình sự kiện, nhân vật sâu sắc, độc đáo. Nguyễn Du bình nhân vật, sự kiện xứ người bằng kinh nghiệm trầm luân thế sự của chính mình. "Truyện Kiều" và "Văn Chiêu hồn" là trữ tình của tự sự.
Thơ chữ Hán của Nguyễn Du là trữ tình của trữ tình. Trữ tình kép, nhân vật và tác giả lẫn vào nhau, chuyển đổi với nhau. "Độc Tiểu Thanh ký" là bài thơ tiêu biểu cho bút pháp này. Nguyễn Du khóc Tiểu Thanh ba trăm năm trước và tự hỏi vậy ba trăm năm sau có ai khóc ta chăng:
Bất tri tam bách dư niên hậuThiên hạ hà nhân khốc Tố Như
(Ba trăm năm nữa nào biết đượcThiên hạ ai người khóc Tố Như)
Bài thơ này hay nhất ở hai câu kết và cái cốt truyện nhân vật tạo nên chất thơ của toàn bài.
Về hai câu kết, nhà thơ Xuân Diệu (1916-1985) có kể lại: Trước Cách mạng Tháng Tám, khi thơ chữ Hán Nguyễn Du chưa được dịch và giới thiệu thành tập, ông chỉ cầm trên tay hai câu thơ này như nén nhang, nương theo hương khói mà viết được bài "Chiêu hồn Nguyễn Du". Còn bài thơ thì giờ đây được dạy phổ cập cho học sinh trung học. Toàn bài, tôi chắc mọi người đều cảm thụ được. Nhưng đi vào từng câu thơ cụ thể thì cách hiểu của các bản dịch nghĩa lại khác nhau. Ngay bản chọn dạy cho học trò cũng rối ý rối lời, chưa thỏa đáng.
ĐỘC TIỂU THANH KÝ
Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư, Độc điếu song tiền nhất chỉ thư. Chi phấn hữu thần liên tử hậu, Văn chương vô mệnh lụy phần dư. Cổ kim hận sự thiên nan vấn, Phong vận kỳ oan ngã tự cư. Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
Đây là bản dịch nghĩa dùng trong sách giáo khoa Trung học:
ĐỌC TIỂU THANH KÝ
Vườn hoa bên Tây Hồ đã thành bãi hoang rồi, Chỉ viếng nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ. Son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết, Văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở. Những mối hận cổ kim khó mà hỏi trời được, Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã. Không biết hơn ba trăm năm sau, Thiên hạ ai người khóc Tố Như?
Dịch thơ:
ĐỌC TIỂU THANH KÝ
Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang, Thổn thức bên song mảnh giấy tàn. Son phấn có thần chôn vẫn hận, Văn chương không mệnh đốt còn vương. Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi, ái án phong lưu khách tự mang. Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa, Người đời ai khóc Tố Như chăng?
(Vũ Tam Tập dịch)
Tượng đại thi hào Nguyễn Du ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh. |
Các bản dịch thành thơ do đòi hỏi của vần điệu, thường ít tải hết nội dung nguyên bản. Bản dịch nghĩa mới là căn cứ để người đọc nhận ra đầy đủ phẩm chất của nguyên tác. Nên tôi xin được so nguyên bản chữ Hán của Nguyễn Du với bản dịch nghĩa này để nắm ý thơ đích thực của Nguyễn Du
Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khưĐộc điếu song tiền nhất chỉ thư
"Vườn hoa đẹp Tây hồ đã thành bãi hoang" - Đây là Tây Hồ của Hàng Châu, Trung Quốc. Câu thơ mở bài nói một đổi thay tàn tạ, nhưng không phải chỉ để gợi cảm khái chung chung, mà gắn với một địa danh cụ thể, Tây Hồ. Tiểu Thanh, đời nhà Minh tài sắc, nhưng phải làm lẽ, bị vợ cả hành hạ. Tây hồ là nơi nàng bị người vợ cả ép sống đơn lẻ ở đây đến phải chết trong buồn tủi, năm 18 tuổi. Bài thơ mang giọng Nguyễn Du tâm sự với Tiểu Thanh:
Trước cửa sổ, ta một mình viếng nàng (bằng) một cuốn sách .
Cuốn sách ấy là cuốn "Tiểu Thanh ký" (Ghi chép về Tiểu Thanh). Trong đó tôi đoán có chép 12 bài thơ còn sót lại khi tập thơ của Tiểu Thanh bị người vợ cả đem đốt. Nguyễn Du xem sách mà xót thương thân phận nàng, chính là một hành động tự riêng mình phúng điếu.
Hai câu phá đề, thừa đề coi như đã nói xong tiểu sử Tiểu Thanh và nỗi lòng thương cảm của tác giả với nàng. Phần còn lại của bài thơ, tới sáu câu, chỉ còn là những chiêm nghiệm của Nguyễn Du về cuộc đời. Thân phận Tiểu Thanh làm ông chạnh nghĩ tới thân phận mình.
Chi phấn hữu thần liên tử hậuVăn chương vô mệnh lụy phần dư.
Đây là hai câu đáng bàn nhất về cách dịch. Bản dịch nghĩa in trong sách giáo khoa:
Son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết.Văn chương không mệnh mà mang lụy cả lúc đã thành tro.
Thơ chữ Hán thường nén chữ lại, phá vỡ kết cấu văn phạm thông thường, nên người đọc có thể hiểu theo nhiều cách. Riêng trong câu này ba chữ "liên tử hậu" (liên: thương; tử hậu: sau khi chết). Bản dịch in trong sách giáo khoa chắc đã căn cứ theo tiểu sử Tiểu Thanh mà luận ra, bằng cách coi chủ từ của động từ "thương" là Tiểu Thanh: Tiểu Thanh xót xa. Và "Sau khi chết" (tử hậu) thì phải hiểu là "mọi việc xảy ra sau khi Tiểu Thanh chết", ám chỉ việc người vợ cả đốt những bài thơ của nàng.
Cách hiểu này rất văn xuôi, và lập luận lấn hơi nhiều ra ngoài chữ nghĩa của câu thơ. Nhưng điều đáng nói là hiểu như thế (Tiểu Thanh xót xa về việc người vợ cả của chồng đốt thơ mình sau khi chết) thì ý thơ bị hẹp lại, tình cảm cũng mất đi vẻ trữ tình thế sự có tính khái quát, để chuyển thành một thứ ước đoán tâm lý Tiểu Thanh bằng phẳng, chật hẹp và bị rời khỏi tư thế trí tuệ của bài thơ.
Tôi xin được hiểu sát vào từng chữ của câu thơ "Son phấn có thần - tức nhan sắc vốn có thần - (nên vẫn gây tiếc) thương cả sau (khi nàng đã) chểt". Câu thơ ấy như Nguyễn Du đang tự đọc giữa lòng mình: Ông đang xót thương Tiểu Thanh của ba trăm năm trước. Động từ ở thì hiện tại tác động tới đối tượng của quá khứ. Một chiêm nghiệm thế sự sâu sắc với thân phận người phụ nữ (trong "Truyện Kiều": Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa).
Câu sau, tức câu thứ tư của bài. Bản dịch nghĩa: Văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở.
Dịch thế này e mất ý. Mất ý chữ "lụy", vốn là nhãn tự của câu - "Văn chương vô mệnh lụy phần dư" - nó ăn với chữ "liên" ở câu trên - "Chi phấn hữu thần liên tử hậu". Cứ trong nghĩa câu dịch này mà hiểu thì hơi văn lại hóa ngô nghê: "Văn chương không có số mệnh… mà cũng bị đốt dở!". Thế nghĩa là nó đáng phải được đốt cháy cho bằng hết ư (!) Câu thơ này gây hiểu lầm cũng ở ba chữ cuối "lụy" (gây xúc động) "phần" (đốt) "dư" (còn lại). "Lụy" dù chỉ là phần "còn lại sau khi đốt". Nghĩa là "phần còn lại sau khi đốt" còn đủ sức gây xúc động cho người đọc.
Người sau khi chết vẫn gây thương và thơ còn sót sau khi cháy vẫn gây khắc khoải (lụy) cho người đời. Chính Nguyễn Du đang trải nghiệm cái mối lụy ấy khi đọc bài ký về Tiểu Thanh. Văn chương vô mệnh, nó không như người (ở câu trên), không là sinh linh, chỉ là chữ trên giấy, mà đã mang đốt đi, thành tro rồi, vẫn còn để bi lụy cho người đọc (hay phiền lụy cho người viết). Cái lụy ấy đủ mạnh để cân với sức nặng của chữ thương ở câu trên.
Thương người thương sang cả cõi ma. Mà lụy thơ thì thành tàn tro còn gây lụy. Ý thơ này thoát ra khỏi chuyện Tiểu Thanh, cũng là một chiêm nghiệm về tính bất tử của văn chương. Câu trên là bất tử của cái đẹp thể chất (nhan sắc). Câu dưới là bất tử của cái đẹp tinh thần (văn chương). Phải hiểu như thế, sự đối ý của hai câu mới làm hiện rõ cái lý thú của mạch thơ.
Hơn nữa, ý thơ này còn là tiền đề cho ý thơ kết: "Ta, sau ba trăm năm nàng mất, nhỏ lệ thương nàng, thì không biết ba trăm năm nữa (tử hậu của ta) có ai còn nhỏ lệ khóc ta không!". Chủ từ của "thương" không thể là Tiểu Thanh mà phải là ta, Nguyễn Du. "Tử hậu" chiếu xuống "dư niên hậu" cho thấy nỗi tủi thân thấm thía của người tài tử Nguyễn Du. Cũng không nên coi đây là tài tung hứng trên dưới của bút pháp mà nên hiểu đây là mạch cảm xúc chính của bài. Thấy người mà ngẫm đến ta, rất lôgic.
Cái lụy văn chương - Nguyễn Du hẳn biết nhiều những "ngục văn tự" của tiền nhân. Có bất ngờ chăng là cái lụy ấy lại rơi vào thân phận một cô gái làm lẽ, văn chương rất nghiệp dư này. Cái nỗi hận ấy của Tiểu Thanh, mà nào có riêng Tiểu Thanh, Nguyễn Du từng chứng kiến bao liên và lụy khi Gia Long trả thù Tây Sơn trong đó có việc đốt xóa đục đẽo bằng hết mọi văn tự có dính dáng đến Tây Sơn, và hành hạ tác giả…Oán hận ngút trời! "Cổ kim hận sự thiên nan vấn". Cái nỗi hận xưa có, nay cũng có ấy, có ngửa mặt kêu trời mà hỏi, trời cũng ú ớ, khó hỏi lắm: "thiên nan vấn".
Nguyễn Du ý thức được đấy là chỗ bế tắc của đời. Và ngay câu sau đó, ông ý thức phận mình: "phong vận kỳ oan ngã tự cư": phận ta cũng đã ở sẵn trong khối oan khiên ấy. "Ngã tự cư": ta đã ở đấy rồi. Đấy là niềm bi phẫn hay nỗi yếm thế của Nguyễn Du? Chắc cả hai. Trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, cái chữ "tự" này sao nhiều phen bi thiết: "Nhân tự bi thê, thảo tự thanh" (người tự buồn thương, cỏ tự xanh), xanh là bản tính của cỏ, bản tính của người lại là buồn thương ư! Cái chất tâm hồn Nguyễn Du như thế, nên mới vừa chạm đến thân phận Tiểu Thanh, ông đã trùng điệp nỗi mình (trữ tình kép là vậy), dẫn đến câu kết như một di chúc, một câu hỏi cực thân hỏi vào hậu thế:
Bất tri tam bách dư niên hậuThiên hạ hà nhân khấp Tố Như
Bốn câu cuối bài thơ, bản dịch, cả dịch thơ lẫn dịch nghĩa, đã hoàn hảo. "Độc Tiểu Thanh ký" quả là một chìa khóa giúp ta mở vào nỗi lòng Nguyễn Du
Vũ Quần Phương Facebook Twitter Bản in Email Theo dõi trên News Quay lại Các tin khác Ý kiến bạn đọc Gửi ý kiến Gửi ý kiến- Tin mới
- Tin đọc nhiều
- Thời sự
- Chống diễn biến hòa bình
- Công an trong lòng dân
- Xã hội
- Pháp luật
- Quốc tế
- Văn hóa - Thể thao
- Bạn đọc
- Tài chính 4.0
- Kinh tế
- Cuộc sống muôn màu
- Công nghệ
- eMagazine
- Xã hội từ thiện
Giấy phép hoạt động báo chí số 08/GP-BTTTT, cấp ngày: 05/01/2021 của Bộ thông tin & Truyền thông Tổng Biên tập: Thiếu tướng Phạm Khải Phó Tổng Biên tập: Đại tá Trần Duy Hiển, Thượng tá Trần Hồng Thanh, Thượng tá Phan Đăng Trường Trụ sở Tòa soạn: Số 2A Đinh Lễ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 0243.8222157 (máy lẻ 701). Hotline: 0971.011944 - Email: candonline@gmail.com Phát hành: 0944.634669 Quảng cáo: 0985.696305
Cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh: Số 6, Phạm Ngọc Thạch, P.6, Q.3 0283.8241917
Văn phòng Thường trú tại Đà Nẵng: Số 56 Lý Tự Trọng, Q.Hải Châu. 0236.3886594
Văn phòng Thường trú tại ĐBSCL: Số 111 Trần Văn Hoài, Q.Ninh Kiều, TP Cần Thơ. 0292.6250660
Văn phòng Thường trú Hải Phòng: Số 16 Lê Đại Hành, Q.Hồng Bàng, TP Hải Phòng. 0912.113521
Văn phòng Thường trú tại Tây Nguyên: Số 61 Lê Thánh Tông, TP Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk. 0934.738664
Văn phòng đại diện khu vực Bắc Trung bộ: Số 89 Trần Quang Diệu, TP Vinh, tỉnh Nghệ An. 0238.3551688
©2004-2024. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân. ®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân. English | 中文- Trang chủ
- Thời sự
- Tin tức - Sự kiện
- Vấn đề hôm nay
- Chống diễn biến hòa bình
- Nhân quyền
- Công an trong lòng dân
- Lãnh đạo Bộ Công an
- Tham gia gìn giữ hòa bình LHQ
- Hoạt động lực lượng Công an
- Gương sáng
- Xã hội
- Giáo dục
- Giao thông
- Y tế
- Đời sống
- Phóng sự
- Pháp luật
- Bản tin 113
- Lần theo dấu vết tội phạm
- Thông tin pháp luật
- Quốc tế
- Thế giới 24h
- Bình luận quốc tế
- Hồ sơ mật
- Quân sự
- Văn hóa - Thể thao
- Chuyển động văn hóa
- Thể thao 24h
- Tiêu điểm
- Giải trí
- Bạn đọc
- Điều tra theo đơn bạn đọc
- Hộp thư
- Giải đáp pháp luật
- Tài chính 4.0
- Kinh tế
- Địa ốc
- Thị trường
- Doanh nghiệp
- Cuộc sống muôn màu
- Hôn nhân gia đình
- Chuyện khó tin có thật
- Công nghệ
- Thế giới phương tiện
- Văn hóa xe
- An ninh mạng
- eMagazine
- Xã hội từ thiện
- Nhịp cầu nhân ái
- Vượt lên số phận
Từ khóa » Khấp Và Khốc
-
Thiên 81: GIẢI TINH VI LUẬN. - Y Dược Tinh Hoa
-
Nguyễn Du Khóc… Tố Như ? - Tạp Chí Sông Hương
-
"Khấp Tố Như" - Báo Nghệ An
-
Tra Từ: Khấp - Từ điển Hán Nôm
-
Giải Thích Cung Phương Của Bát Quái (của Bói Toán Thường Thức)
-
[Danmei] Khốc Khấp Thiên Sứ [Đoản Văn]
-
Lửa Bừng Nhật Tảo - Báo Đà Nẵng
-
Vũ Trung Khốc Khấp (Nhạc Tình Huống TVB) - V.A - NhacCuaTui
-
Minh định Lại Tác Giả Từ Một Bài Thơ được Chép Trong Quốc Sử Di Biên
-
Các Cung Còn Lại Trong 8 Cung Của Các Hướng Chính Trong Bát Trạch
-
Thưởng Thức Thơ Chữ Hán Nguyễn Du Của Trần Nguyên Thạch ...