Về đặc điểm Nổi Bật Nhất Của Mô Hình Dữ Liệu Quan Hệ Có Các ý Kiến ...

Phần lớn hệ thống cơ sở dữ liệu hiện nay đều được xây dựng bằng mô hình dữ liệu quan hệ. Vậy mô hình dữ liệu quan hệ là gì và có những đặc điểm nào. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cái nhìn bao quát, căn bản nhất về khái niệm này.

Nội dung chính Show
  • 1. Mô hình dữ liệu quan hệ
  • a. Khái niệm mô hình dữ liệu
  • b. Mô hình dữ liệu quan hệ
  • 2. Cơ sở dữ liệu quan hệ
  • a. Khái niệm
  • b. Ví dụ
  • c. Khóa và liên kết giữa các bảng

Mô hình dữ liệu quan hệ là gì?

Mô hình Dữ liệu Quan hệ (Relational Data Model – RDM) lần đầu tiên được Ted Codd của IBM phát triển vào những năm 1970. Sau đó khoảng 10 năm, RDM chính thức được đưa vào triển khai thương mại nhằm mục đích lưu trữ và xử lý dữ liệu trong cơ sở dữ liệu. Sở dĩ RDM trở nên phổ biến như vậy chính bởi tính đơn giản trong sử dụng cơ sở dữ liệu, cũng như nền tảng hỗ trợ tốt cho các nhà phát triển.

Mô hình dữ liệu quan hệ biểu diễn cơ sở dữ liệu dưới dạng một tập hợp các quan hệ (bảng giá trị). Mỗi bảng giá trị có các cột và hàng được gọi lần lượt là thuộc tính (attributes) và bộ giá trị (tuples). Mỗi bộ giá trị (tuple) kí hiệu một thực thể hoặc mối quan hệ trong thế giới thực. Tên của quan hệ và tên của các thuộc tính sẽ góp phần giải thích ý nghĩa của từng bộ.

Về cơ bản, có thể hiểu RDM dựa trên một số điểm chính sau đây:

  • Cơ sở dữ liệu là một tập hợp các quan hệ có liên quan (bảng giá trị).
  • Mỗi quan hệ có một tên gọi riêng cho biết loại tuple (bộ dữ liệu) mà quan hệ có.
  • Mỗi quan hệ có một tập hợp các thuộc tính (tên cột) đại diện cho các tính chất hoặc các đặc trưng của từng thực thể.
  • Một bộ – tuple (hàng) biểu diễn một thực thể với các các giá trị tương ứng với từng thuộc tính.
  • Mỗi cột trong bảng còn được gọi là một trường (field)

Về đặc điểm nổi bật nhất của mô hình dữ liệu quan hệ có các ý kiến sauVí dụ về một mô hình dữ liệu quan hệ

Đặc điểm của mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ.

Một cơ sở dữ liệu có thể chứa một số lượng nhất định các quan hệ. Để giảm thiểu tối đa trường hợp sai sót, mỗi quan hệ phải được xác định là duy nhất. Dưới đây là một số đặc điểm giúp tự động phân biệt các quan hệ trong cơ sở dữ liệu

1. Mỗi quan hệ trong cơ sở dữ liệu phải có một tên riêng biệt và duy nhất để phân biệt nó với các quan hệ khác trong cơ sở dữ liệu.

2. Một quan hệ không được có hai thuộc tính trùng tên. Mỗi thuộc tính phải có một tên riêng biệt.

3. Trong một quan hệ không được xuất hiện các bộ giá trị trùng lặp.

Về đặc điểm nổi bật nhất của mô hình dữ liệu quan hệ có các ý kiến sauCác bộ giá trị trùng lặp không được xuất hiện trong một quan hệ

4. Mỗi bộ phải có chính xác một giá trị dữ liệu cho một thuộc tính.

Về đặc điểm nổi bật nhất của mô hình dữ liệu quan hệ có các ý kiến sauMột thuộc tính tương ứng với chính xác một giá trị dữ liệu

5. Các bộ (tuples) hay các thuộc tính (attributes) trong một quan hệ đều không nhất thiết phải tuân theo một thứ tự nhất định

Các ràng buộc của mô hình quan hệ.

Ràng buộc chính là những hạn chế được chỉ định cho các giá trị dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quan hệ. Có thể kể đến các ràng buộc chính như sau:

  • Inherent Model-Based Constraints (Ràng buộc dựa trên mô hình vốn có). Ví dụ, một quan hệ trong cơ sở dữ liệu không được có các bộ giá trị trùng lặp, tuy nhiên, không có bất cứ ràng buộc nào trong thứ tự của các bộ giá trị và thuộc tính.
  • Schema-Based Constraints (Ràng buộc dựa trên lược đồ) Các ràng buộc được chỉ định trong khi xác định lược đồ của cơ sở dữ liệu sử dụng DDL là các ràng buộc dựa trên lược đồ. Chúng được phân loại cụ thể thành ràng buộc miền, ràng buộc khóa, ràng buộc tính toàn vẹn thực thể, ràng buộc toàn vẹn tham chiếu và ràng buộc trên giá trị rỗng
  • Application-based Constraints (Ràng buộc dựa trên ứng dụng): Các ràng buộc không thể áp dụng trong khi xác định lược đồ cơ sở dữ liệu sẽ được thể hiện trong các chương trình ứng dụng.

(Nguồn tham khảo: Binary Terms)

BÀI 10: CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ

1. Mô hình dữ liệu quan hệ

a. Khái niệm mô hình dữ liệu

- Mô hình dữ liệu là một tập hợp các khái niệm, dùng để mô tả CTDL, các thao tác dữ liệu, các ràng buộc dữ liệu của một CSDL

- Các loại mô hình dữ liệu:

  • Mô hình logic: (mô hình dữ liệu bậc cao) cho mô tả CSDL ở mức khái niệm và mức khung nhìn.
  • Mô hình vật lí: (mô hình dữ liệu bậc thấp) cho biết dữ liệu được lưu trữ thế nào.

b. Mô hình dữ liệu quan hệ

- Mô hình dữ liệu quan hệ được E.F.Codd đề xuất năm 1970. Trong khoảng 20 năm trở lại đây các hệ CSDL theo mô hình quan hệ được dùng rất phổ biến.

- Trong mô hình quan hệ:

  • Về mặt cấu trúc: Dữ liệu được thể hiện trong các bảng (hàng, cột).
  • Về mặt thao tác trên dữ liệu: Có thể cập nhật dữ liệu : Thêm, xoá, sửa.
  • Về mặt ràng buộc dữ liệu: Dữ liệu trong một bảng phải thoả mãn một số ràng buộc.

2. Cơ sở dữ liệu quan hệ

a. Khái niệm

- CSDL quan hệ: CSDL được xây dựng trên mô hình dữ liệu quan hệ.

- Hệ QTCSDL quan hệ : Hệ QTCSDL quan hệ dùng để tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL quan hệ.

- Những đặc trưng của CSDL quan hệ:

  • Mỗi quan hệ có một tên phân biệt với tên các quan hệ khác.
  • Các bộ là phân biệt và thứ tự các bộ là không quan trọng.
  • Mỗi thuộc tính có một tên phân biệt và thứ tự các thuộc tính là không quan trọng.
  • Quan hệ không có thuộc tính đa trị hay phức hợp.

b. Ví dụ

- Để quản lý học sinh mượn sách ở một trường học, thông thường quản lí các thông tin sau:

  • Thông tin người mượn sách
  • Thông tin sách
  • Thông tin mượn sách (ai mượn sách, mượn sách gì, thời gian mượn/ trả)

Về đặc điểm nổi bật nhất của mô hình dữ liệu quan hệ có các ý kiến sau

c. Khóa và liên kết giữa các bảng

- Khóa: Khóa của một bảng là một tập gồm một hay một số thuộc tính của bảng phân biệt được các cá thể.

- Khoá chính:

  • Một bảng có thể có nhiều khóa. Trong các khóa của một bảng người ta thường chọn (chỉ định) một khóa làm khóa chính.
  • Khi nhập dữ liệu cho một bảng, giá trị của mọi bộ tại khóa chính không được để trống.

* Chú ý:

  • Mỗi bảng có ít nhất một khóa. Việc xác định khóa phụ thuộc vào quan hệ lôgic của các dữ liệu chứ không phụ thuộc vào giá trị của các dữ liệu.
  • Nên chọn khóa chính là khóa có ít thuộc tính nhất.

- Liên kết: Thực chất sự liên kết giữa các bảng là dựa trên thuộc tính khóa. Chẳng hạn thuộc tính số thẻ là khóa của bảng người mượn xuất hiện lại ở bảng mượn sách đó tạo nên liên kết giữa 2 bảng này.

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN TIN HỌCTRƯỜNG THPT TRẤN BIÊN THỜI GIAN: 45 phút01: Thao tác nào với báo cáo được thực hiện cuối cùng?A. chọn bảng và mẫu hỏi B. sắp xếp và phân nhóm dữ liệu, thực hiện tổng hợp dữ liệu.C. so sánh đối chiếu dữ liệu. D. in dữ liệu02: Các thao tác nào sau đây không thuộc loại tạo lập CSDL quan hệ?A. nhập dữ liệu ban đầu. B. tạo liên kết giữa các bảng.C. chọn khóa chính. D. tạo cấu trúc bảng03: Nếu thêm nhầm một bảng làm dữ liệu nguồn trong khi tạo mẫu hỏi, để bỏ bảng đó khỏi cửa sổ thiết kế, ta thực hiện:A. Query → Delete Table. B. Edit → Delete TableC. Query → Remove Table. D. tất cả các phương án đều sai.04: Tiêu chí nào sau đây thường được dùng để chọn khóa chínhA. chỉ là khóa có một thuộc tính. B. không chứa các thuộc tính thay đổi theo thời gian.C. khóa có ít thuộc tính nhất. D. khóa bất kì.05: Mô hình dữ liệu là:A. tập các khái niệm để mô tả cấu trúc dữ liệu, các thao tác dữ liệu, các ràng buộc dữ liệu của một CSDL.B. mô hình toán học trong đó có định nghĩa các đối tượng, các phép toán trên các đối tượng.C. mô hình về quan hệ ràng buộc giữa các dữ liệu.D. mô hình về cấu trúc dữ liệu.06: Sau khi thực hiện một vài pháp truy vấn, CSDL sẽ như thế nào?A. CSDL vẫn giữ nguyên, không thay đổiB. thông tin rút ra được sau khi truy vấn không còn được lưu trong CSDLC. CSDL chỉ còn chứa các thông tin tìm được sau khi truy vấn07: Mọi hệ quản trị CSDL đềuA. có thể khôi phục lại một cột của bảng đã bị xóaB. có thể khôi phục lại dữ liệu cũ của cột B sau khi sao chép dữ liệu từ cột A sang cột BC. có thể xóa khóa chính, tạo khóa chính mớiD. có khả năng khôi phục lại một bản ghi đã xóa08: Truy vấn dữ liệu có nghĩa là:A. cập nhật dữ liệu. B. tìm kiếm và hiển thị dữ liệu.C. in dữ liệu. D. xóa các dữ liệu không cần đến nữa.09: Phát biểu nào sau đây là sai?A. Một bảng có thể liên kết với nhiều bảng trong CSDL quan hệ.B. Nhờ liên kết giữa các bảng, ta tập hợp được thông tin từ nhiều bảng trong CSDL quan hệC. CSDL tổ chức tốt là CSDL có ít bảngD. trong mỗi bảng của CSDL quan hệ có thể có rất nhiều bản ghi.10: Khẳng định nào sau đây về CSDL quan hệ là đúng?A. CSDL được xây dựng trên mô hình dữ liệu quan hệ. B. CSDL được tạo ra từ hệ quản trị CSDL Access.C. tập hợp các bảng dữ liệu. D. CSDL mà giữa các dữ liệu có quan hệ với nhau.11: Phát biểu nào về hệ quản trị CSDL quan hệ là đúng?A. phần mềm dùng để xây dựng các CSDL quan hệ. B. phần mềm dùng để tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL quan hệ.C. phần mềm Microsoft Access D. phần mềm để giải các bài toán quản lí có chứa các quan hệ giữa các dữ liệu.12: Hãy sắp xếp các việc sau cho đúng thứ tự khi tạo mẫu hỏi: 1. chọn các trường 2. chọn trường để sắp xếp 3. chọn dữ liệu nguồn 4. chọn trường để tính toán 5. khai báo điều kiện lọc 6. đặt điều kiện gộp nhómA. 6 - 4 - 1 - 2 - 5 - 3 B. 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 C. 2 - 4 - 3 - 5 - 1 - 6 D. 3 - 1 - 5 - 2 - 6 - 413: Trong các mô hình dữ liệu được mô tả sau đây, mô hình nào là mô hình dữ liệu quan hệ?A. các bản ghi được sắp xếp theo cấu trúc từ trên xuống theo dạng cây.B. một bản ghi bất kì có thể được kết nối với một số bất kì các bản ghi khác.C. dữ liệu được biểu diễn dưới dạng các bảng gồm các bản ghi. Mỗi bản ghi có cùng các thuộc tính là một hàng của bảng. Giữa các bảng cóliên kết.D. các dữ liệu và thao tác trên dữ liệu được gói trong một cấu trúc chung.14: Khi muốn thiết lập liên kết giữa hai bảng thì mỗi bảng phải có:A. số bản ghi bằng nhau. B. số trường bằng nhau.C. khóa chính giống nhau. D. tất cả phương án trên đều sai15: Hai bảng trong một CSDL quan hệ liên kết với nhau thông qua:A. tên trường. B. thuộc tính của các trường được chọnC. thuộc tính khóa. D. địa chỉ của các bảng16: Phần nào báo cáo được in sau mỗi nhóm bản ghi?A. đầu nhóm B. tiêu đề chi tiết. C. cuối nhóm. D. tiêu đề tổng con17: Muốn sử dụng Font chữ tiếng Việt trong báo cáo, cần:A. hiển thị báo cáo ở chế độ biểu mẫu. B. hiển thị báo cáo ở chế độ trang dữ liệu.C. hiển thị báo cáo ở chế độ xem trước khi in. D. hiển thị báo cáo ở chế độ thiết kế.18: Khi cần in dữ liệu từ một CSDL theo một mẫu cho trước, cần sử dụng đối tượng nào?A. Biểu mẫu. B. Báo cáo C. mẫu hỏi. D. Bảng.19: Khi nói về sự giống nhau giữa biểu mẫu và báo cáo, nhận xét nào sai:A. cùng có các nút điều khiểnB. cùng lấy nguồn dữ liệu từ bảng và mẫu hỏiC. cùng có thể dùng thuật sĩ để xây dựng hoặc tự thiết kếD. cùng có thể trình bày một bản ghi trong một màn hình thuận tiện khi cần xem giá trị của các thuộc tính từng bản ghi20: Liên kết giữa các bảng được dựa trên:A. thuộc tính khóa. B. ý định của người quản trị hệ CSDLC. các thuộc tính trùng tên nhau giữa các bảng D. ý định ghép các bảng thành một bảng có nhiều thuộc tính hơn.21: Trong quá trình tạo cấu trúc của một bảng, việc nào sau đây không nhất thiết phải thực hiện khi tạo một trường:A. đặt tên, các tên của các trường cần phân biệt. B. chọn kiểu dữ liệuC. đặt kích thước D. mô tả nội dung22: Khi xét một mô hình CSDL ta cần quan tâm đến các vấn đề gì?A. các ràng buộc dữ liệu. B. các thao tác, phép toán trên CSDL.C. cấu trúc của CSDL. D. tất cả các yếu tố trên23: Để được chọn làm khóa sắp xếp, các trường của bảng cần có tính chất nào đưới đây:A. nhất thiết phải chứa khóa chínhB. không nhất thiết chứa khóa chính, nhưng phải có ít nhất một trường khóaC. chỉ phụ thuộc vào việc đủ để các bản ghi có được trình tự cần thiết24: Trong trường khóa (nhưng không phải là khóa chính) được thiết kế là bắt buộc phải điền dữ liệu, không được để trống. Điều khẳngđịnh nào sau đây là đúng?A. có thể yêu cầu như vậy, nếu điều đó là cần thiết.B. về nguyên tắc thì không sai, nhưng hệ quản trị CSDL quan hệ không có công cụ để kiểm soát điều đó.C. không thể được, chỉ có trường khóa chính mới bắt buộc điền dữ liệu.25: Hãy chỉ ra cách ghép sai. Truy vấn là một dạng lọc vì:A. chỉ những dữ liệu thỏa mãn các tiêu chí mới được đưa vào truy vấnB. có thể coi các tiêu chí tìm kiếm của mẫu hỏi chính là các điều kiện lọc.C. đều hiển thị một tập con của tập dữ liệuD. đều là tìm kiếm để xem các dữ liệu thỏa mãn các điều kiện cho trước.26: Cách nào nêu sau đây không thể nhập dữ liệu cho bảng:A. nhập qua báo cáo B. nhập bằng câu lệnh SQLC. nhập trực tiếp từ bàn phím vào bảng D. nhập từ bàn phím nhờ biểu mẫu.27: Khi mở một báo cáo, nó hiển thị dưới dạng nào?A. Chế độ biểu mẫu. B. Chế độ xem trước C. chế độ trang dữ liệu. D. chế độ thiết kế.28: Có thể chỉnh sửa báo cáo được hay không?A. không được phép chỉnh sửa, phải xây dựng lại báo cáo mới nếu cần thay đổiB. có thể chỉnh sửa khuôn dạng đưa ra nhưng không thể chỉnh sửa nội dung báo cáoC. có thể chỉnh sửa nội dung báo cáo nhưng không thể chỉnh sửa khuôn dạng đưa raD. có thể chỉnh sửa cả nội dung báo cáo và khuôn dạng đưa ra29: Về đặc điểm nổi bật nhất của mô hình dữ liệu quan hệ có các ý kiến sau:A. có các phép toán và các thao tác cập nhật và tìm kiếm dữ liệu trong các bảng.B. dữ liệu trong các bảng phải thỏa mãn một số ràng buộc, giữa các bảng nhất định thường có liên kết thể hiện mối quan hệ giữa các chủ thể được CSDL phản ánh.C. cấu trúc dữ liệu trong mô hình quan hệ được thể hiện qua bảng.D. cả ba đặc điểm trên30: Về khai báo độ rộng thay đổi cho một trường nào đó của bản ghi, ý kiến nào sau đây là hợp lí?A. phụ thuộc vào ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu của hệ quản trị CSDLB. không thể khai báoC. khai báo được.31: Khi hai (hay nhiều hơn) các điều kiện được kết nối bằng AND hoặc OR, kết quả được gọi là:A. tiêu chuẩn mẫu. B. tiêu chuẩn đơn giản. C. tiêu chuẩn phức hợp. D. tiêu chuẩn kí tự.32: Hai bảng trong một CSDL quan hệ được liên kết với nhau bởi các khóa. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?A. các khóa liên kết phải là khóa chính của mỗi bảngB. trong các khóa liên kết phải có ít nhất một khóa là khóa chính ở một bảng nào đó.C. trong các khóa liên kết có thể không có khóa chính nào tham gia33: Trong các phần mềm sau đây, phần mềm nào không phải là hệ quản trị CSDL quan hệ?A. Microsoft Excel B. Microsoft SQL server. C. Microsoft Access D. Oracle34: Để tạo liên kết giữa các bảng, thứ tự thực hiện các thao tác là: T1: chọn các bảng (nguồn) cung cấp dữ liệu T2: xác nhận tạo liên kết T3: kéo thả một trường từ bảng 1 tới một trường của bảng 2 T4: khẳng định loại liên kết Thứ tự thực hiện nào là đúng?A. T1 → T4 → T3 → T2 B. T1 → T3 → T4 → T2 C. T1 → T3 → T2 → T4 D. T1 → T2 → T3 → T435: Phát biểu nào là đúng trong các phát biểu sau:A. khóa là tập một số ít nhất của các thuộc tính sao cho có thể phân biệt được các bản ghi.B. khóa là tập một hoặc nhiều thuộc tính sao cho có thể phân biệt được các bản ghi.C. giá trị trên các thuộc tính khóa có thể trốngD. một bảng có thể không có khóa36: Muốn xóa liên kết giữa hai bảng, trong cửa sổ Relationships ta thực hiện:A. chọn tất cả các bảng và nhấn phím Delete. B. Chọn đường liên kết giữa hai bảng đó và nhấn phím Delete.C. chọn hai bảng và nhấn phím Delete. D. tất cả phương án đều sai37: Trường lưu địa chỉ của học sinh có kiểu xâu, kích thước 80 kí tự. Một bản ghi có nội dung là “ 27 Trần Hưng Đạo”. Sau khi kiểm tra,phát hiện thấy nhầm lẫn, địa chỉ được sửa lại thành “276 trần Hưng Đạo B”. Kích thước của file ghi dữ liệu thay đổi như thế nào?A. tăng thêm 2 byteB. không thay đổiC. tăng thêm một lượng đúng bằng kích thước bản ghi.38: Khẳng định nào đúng khi nhận xét vế các đặc trưng quan trọng nhất của một quan hệ?A. mỗi quan hệ có một tên phân biệt B. quan hệ không có thuộc tính phức hợp hoặc đa trịC. các thuộc tính và các bản ghi đều có tên phân biệt D. không thể nói đặc trưng nào quan trọng nhất vì tất cả các đặc tính trên đều góp phần hình thành một quan hệ trong CSDL quan hệ.39: Việc kết nối giữa hai bảng có những trường chung được gọi là:A. bản ghi. B. dư thừa. C. quan hệ. D. nhất quán40: Câu nào sai trong các câu sau:A. dữ liệu trên biểu mẫu không sắp xếp đượcB. báo cáo có chế độ xem trước khi inC. có thể tạo thêm cột số thự tự trên dữ liệu báo cáo hoặc trên từng nhóm dữ liệu của bao cáo.D. báo cáo có khả năng phân nhóm dữ liệu

Từ khóa » Nhóm Học Sinh Nói Về Mô Hình Dữ Liệu