Về Phú Bình Vãn Cảnh Chùa Khánh Long

Về Phú Bình vãn cảnh chùa Khánh Long Thứ năm - 19/08/2021 20:17 Về Phú Bình vãn cảnh chùa Khánh Long

Chùa Khánh Long xưa kia được người dân trong vùng gọi là chùa Làng Ngò, nằm cách thành phố Thái Nguyên khoảng 33km, cách thị trấn Hương Sơn, huyện Phú Bình 3km và cách Đền – Đình – chùa Cầu Muối khoảng 7km. Chùa tọa lạc trên quả đồi cao với diện tích 2,5ha thuộc xóm Ngò, xã Tân Hòa, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

Trong hành trình đi lễ cầu an ngày rằm tháng 7 tại Đền – Đình – Chùa Cầu Muối, tôi có dịp ghé thăm chùa Khánh Long. Ngay từ cổng vào, tôi đã rất ngỡ ngàng về kiến trúc và cảnh quan của ngôi chùa. Chùa được xây dựng chủ đạo bằng đá trong một khuôn viên khép kín theo kiến trúc chùa cổ bao gồm: Tam quan, Tam bảo, lầu chuông, lầu trống, nhà thờ tổ, nhà thờ mẫu, nhà khách, vườn lộc uyển… tất cả tạo cho nơi đây một không gian đầy tĩnh lặng và tôn nghiêm.

a
Cổng tam quan chùa Khánh Long. Ảnh: Thu Hương.

Cổng tam quan được xây dựng khá quy mô, phía trước là 4 bức tượng Tứ Thiên Vương, đây là những vị hộ pháp bảo vệ chùa. Qua cổng tam quan là khoảng sân rộng, hai bên có 18 bức tượng la hán. Mỗi vị có những nét riêng về hình dáng và hạnh nguyện.

a1
Khoảng sân rộng với 18 bức tượng la hán. Ảnh: Ngọc Linh.

Tiếp đến là chính điện Tam bảo, nơi đây luôn rợp bóng mát bởi những cây si, cây xà cừ cổ thụ, tạo cảm giác mát mẻ trong những ngày hè oi bức. Ngay trước chính điện là tượng phật di lặc được làm bằng đá non nước của Đà Nẵng, qua những bàn tay khéo léo của những người thợ đến từ Ninh Bình đã tạc bức tượng với nụ cười hoan hỉ, niềm nở đón tiếp mọi người đến với phật pháp. Bên trái ngôi Tam Bảo là lầu trống, cạnh đó là bức tranh đá khắc họa đức phật thích ca mâu ni nhập niết bàn, hai đầu bức tranh là những tấm bia ghi lại lời dạy cuối cùng của đức phật và đạo phật trước khi nhập niết bàn. Bên phải ngôi Tam bảo là tượng Quan Thế Âm Bồ Tát tay cầm bình nước cam lồ, tiếp đó là lầu chuông và tấm bia lưu danh công đức xây dựng chùa Khánh Long, kế bên là bức tranh nhân quả ba đời được làm bằng đá nhắc nhở mỗi chúng ta bằng những câu chuyện kể, tranh vẽ mang tính ước lệ, tựu trung là "ở hiền gặp lành, làm ác gặp ác", hướng con người đến lối sống tốt đẹp, trọng nhân nghĩa, xã hội văn minh. Đặc biệt, trong khuôn viên của chùa còn có vườn lộc uyển và công trình ao di đà được bao quanh là hàng rào làm bằng đá.

a2
Không gian trước chính điện Tam bảo. Ảnh: Đoàn Chiên
a3
Bức tranh nhân quả ba đời. Ảnh: Đoàn Chiên.
a4
Lầu Chuông. Ảnh: Thành Hải.

Qua trao đổi với Đại đức Thích Chúc Tiếp, trụ trì chùa Khánh Long được biết: Ngôi chùa có tuổi đời hàng trăm năm tuổi. Trước kia, đây chỉ là một ngôi chùa làng rất nhỏ, là nơi để người dân trong làng thường lui tới thắp hương vào những ngày rằm và mùng một hàng tháng. Đến năm 2018, một người con trong làng đi làm ăn xa về và nghĩ tới nơi ngày xưa mình đã nương tựa, chính vì vậy ông đã kêu gọi bạn bè cùng phát tâm công đức để xây dựng lại ngôi chùa. Năm 2019, Ban trị sự Phật giáo tỉnh Thái Nguyên đã cung tự thầy Thích Chúc Tiếp về trụ trì chùa. Từ đó, thầy cùng bà con trong làng trùng tu, sửa chữa, đến thời điểm hiện tại đã hoàn thành giai đoạn 1 gồm: Cổng tam quan, ngôi Tam bảo, lầu chuông, lầu trống, nhà thờ tổ, nhà thờ mẫu, nhà khách. Dự kiến cuối năm 2021 tiếp tục xây dựng giai đoạn 2 gồm: Bảo tháp, nhà thờ tổ và giảng đường.

Chùa Khánh Long nằm trên trục đường vào Đình – Đền – Chùa Cầu Muối, do đó đây sẽ là một chuỗi những điểm đến về tâm linh hấp dẫn du khách trên địa bàn huyện Phú Bình nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung./.

Tác giả: Đoàn Chiên

Tweet Từ khóa: thái nguyên, thành phố, thị trấn, gọi là, diện tích, tọa lạc, xưa kia Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

  • Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy làm việc với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (14/09/2021)
  • Thái Nguyên: Điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong trạng thái bình thường mới (19/09/2021)
  • Chùa Thuần Lương - Điểm đến kết hợp giữa tâm linh và sinh thái (19/09/2021)
  • Khai mạc lớp tập huấn cập nhật kiến thức nghiệp vụ du lịch năm 2021 (21/09/2021)
  • 10 điểm du lịch văn hóa tâm linh tiêu biểu tại Thái Nguyên (08/09/2021)
  • Hợp tác xã chè an toàn Khe Cốc hướng tới phát triển du lịch sinh thái (02/09/2021)
  • Chùa Hang – “Tiên Lữ Phật động” (24/08/2021)
  • 10 điểm đến du lịch phượt, dã ngoại lý tưởng tại Thái Nguyên (24/08/2021)
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa. (29/08/2021)
  • Gạo nếp vải Ôn Lương và những thức quà hấp dẫn du khách (22/08/2021)

Những tin cũ hơn

  • Trải nghiệm thú vị tại vườn na La Hiên (17/08/2021)
  • Chùa Huống dấu ấn của thời gian (16/08/2021)
  • TOP 12 ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH HẤP DẪN TẠI THÁI NGUYÊN (13/08/2021)
  • Triển lãm ảnh trực tuyến: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp với ATK Thái Nguyên” (12/08/2021)
  • THƯỞNG THỨC NHAM TRÁM TRÊN ĐẤT HÀ CHÂU (10/08/2021)
  • Thái Nguyên: Phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành hỗ trợ 5 mô hình điểm về du lịch cộng đồng (03/08/2021)
  • Trải nghiệm tuyến du lịch lịch sử kết hợp tâm linh, sinh thái tại ATK Định Hóa (01/08/2021)
  • Sơn La: Phát động Cuộc thi sáng tác biểu trưng và khẩu hiệu du lịch (29/07/2021)
  • Những thức quà đặc sản vào mùa thu tại Thái Nguyên (27/07/2021)
  • Chùa Phù Liễn - Nơi hành hương lễ phật của đông đảo phật tử trong và ngoài tỉnh (25/07/2021)

Từ khóa » Chè Xà Vãn