Vẽ Qui ước Bánh Răng. - Yêu Cầu Về đánh Giá Kết Quả Học Tập - 123doc

4. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:.

5.1.1.2 Vẽ qui ước bánh răng.

a. Vẽ qui ước bánh răng trụ.

Bánh răng trụđược qui định vẽnhư sau:

- Đường tròn và đường sinh mặt đỉnh răng vẽ bằng nét liền đậm - Đường tròn và đường sinh mặt chia vẽbăng nét chấm gạch mảnh - Không vẽđường tròn và đường sinh mặt đáy răng.

Trong hình cắt dọc (mặt phẳng cắt chứa trục của bánh răng) phần răng được qui định không vẽ kýhiệu vật liệu trên mặt cắt, khi đó đường sinh của mặt đáy vẽ bằng nét liền đậm (hình 5.11).Hướng răng của răng nghiêng và răng chữV được vẽ bằng ba nét liền mảnh.

Trên hình chiếu, đường đỉnh răng của hai bánh răng trong phần ăn khớp được vẽ bằng nét liền đậm (hình 5.11)

Trên hình cắt (mặt phẳng cắt chứa hai trục của hai bánh răng) qui ước răng của bánh răng chủ động che khuất răng của bánh răng bị động, do đó đỉnh răng của bánh răng bịđộng được vẽ bằng nét đứt (hình 5.11).

Trên bản vẽ chế tạo của bánh răng, ngoài hình chiếu còn có một bảng kê ghi những thông số cần thiết của bánh răng như: môđun, số răng, góc nghiêng v.v.

Hình 5.11

Hình 5.12

b. Qui ước vẽbánh răng côn.

Răng của bánh răng côn hình thành trên mặt nón, vì vậy kích thước của răng và môđun thay đổi theo chiều dài của răng, càng về phía đỉnh nón kích thước của răng và môđun càng bé.

Cách vẽ qui ước bánh răng côn tương tựnhư cách vẽ qui ước bánh răng trụ, tuy nhiên chỉ vẽ vòng chia đáy lớn của mặt côn (hình 5.13).

Hình 5.13

Hình 5.14

d. Qui ước vẽ bánh vít và trục vít.

- Bánh vít: răng của bánh vít hình thành trên mặt tròn xoay có đường sinh là một cung tròn (mặt xuyến). Đường kính của vòng chia và môđun được tính trên mặt phẳng vuông góc với trục của bánh vít và đi qua tâm xuyến. Các kích thước khác của bánh vít được tính theo môđun như trường hợp bánh răng trụ.

Qui ước vẽ bánh vít như sau: vòng lớn nhất của bánh vít vẽ bằng nét liền đậm, không vẽ vòng đỉnh, vòng chia là vòng để tính môđun vẽ bằng nét chấm gạch mảnh, không vẽ vòng đáy bánh vít (hình 5.15). Hình 5.15

- Trục vít: răng của trục vít có dạng ren vít, trục vít có ren một hai hay ba đầu mối. Môđun của trục vít bằng môđun của bánh vít ăn khớp. Các kích thước khác của trục vít được tính theo môđun.

Qui ước vẽ trục vít tương tự như trường hợp bánh răng trụ. Tuy vậy trên hình chiếu của trục vít qui định vẽđường sinh mặt đáy ren bằng nét liền mảnh (hình 5.16).

Hình 5.16

Hình 5.17 5.1.2 Cách ký hiệu các loại mối ghép qui ước.

a. Bulông.

Bu lông gồm có hai phần, phần thân có ren và phần đầu có hình sáu cạnh đều (hình 5.18) hay hình bốn cạnh đều. Căn cứ theo tính chất bề mặt bulông được chia thành ba loại: bulông tinh, bulông nửa tinh và bulông thô. Bulông tinh sáu cạnh theo TCVN 1892 - 76.

Hình 5.18

Ký hiệu của bulông gồm có ký hiệu ren (prôfin, đường kính ren), ký hiệu chiều dài bu lông và số hiệu tiêu chuẩn của bu lông.

Ví dụ: bu lông M10 x 80 TCVN 1892 - 76. M: ren hệ mét.

d = 20; L = 80.

Các kích thước khác của bu lôngđược tra theo tiêu chuẩn.

Đầu bu lông loại lăng trụ sáu cạnh đều được vẽ theo qui ước như hình 5.18, các kích thước được tính theo đường kính d của bu lông.

Đường kính đáy ren d1 = 0,85d. Vát mép c = 0,1d.

b. Đai ốc.

Đai ốc là chi tiết dùng để ghép với bu lông hay vít cấy. Đai ốc gồm nhiều loại: đai ốc 6 cạnh, 4 cạnh, đai ốc xẻ rãnh và đai ốc vòng.

Ký hiệu của đai ốc gồm có ký hiệu ren đường kính và số liệu tiêu chuẩn (hình 5.19).

Hình 5.19

Ví dụ:đai ốc M10 TCVN 1905 - 76. M: ren hệ mét.

d = 10, các kích thước khác theo tiêu chuẩn TCVN 1905 - 76.

c. Vít cấy.

Vít cấy là chi tiết hình trụ hai đầu có ren, một đầu ghép với lỗ ren, một đầu ghép với đai ốc. Vít cấy thông dụng được chia làm hai kiểu A và B (hình 5.20) với ba loại chiều dài của đoạn ren cấy l1 = d; l1 = 1,25d; l1 = 2d (d là đường kính của vít cấy).

Hình 5.20

Ký hiệu của vít cấy gồm có: kiểu, loại vít cấy, kích thước của ren, chiều dài l của vít cấy và số hiệu tiêu chuẩn.

Ví dụ: Vít cấy A - M20 x 100 TCVN 3608 - 81. Vít cấy B - M20 x 1,5 x 1000 TCVN 3608 - 81. A: kiểu A, loại l1 = 1d. M20: ren hệmét đường kính d = 20 100: chiều dài l = 100 B: kiểu B, loại l = 1,5d

M20 x 1,5. Ren hệmét, đường kính d = 20, bước ren P = 1,5 100: chiều dài l = 100

TCVN 3608 - 81 số hiệu triêu chuẩn của vít cấy.

d. Vít.

Vít bao gồm phần thân có ren và phần đầu có rãnh vít. Căn cứ theo hình dạng phần đầu, vít được chia ra: vít đầu chỏm cầu, vít đầu chìm, vít đầu trụ (hình 5.21), vít dùng để lắp ghép hay định vị các chi tiết.

Kích thước vít đầu hình trụ theo TCVN 52 - 86.

Ví dụ: Vít M12 x 30 TCVN 52-86.

Khi vẽ trên hình chiếu song song với trục của vít, qui định rãnh được vẽ ở vị trí vuông góc với mặt phẳng chiếu đó, còn trên hình chiếu vuông góc với trục vít, rãnh vít được vẽở vị trí xiên 450 so với đường bằng (hình 5.21).

Vít chỏm cầu TCVN 49-86 Vít đầu chìm TCVN 50-86 Vít đầu trụ TCVN 49-86 Vít đuôi thẳng TCVN56-86 Hình 5.21 5.1.3 Bài tập áp dụng.

1. Thế nào là môđun của bánh răng? Những thông số nào của bánh răng có liên quan đến môđun?

2. Cách vẽ qui ước bánh răng trụnhư thế nào?

3. So sánh cách vẽ qui ước giữa các loại bánh răng trụ, bánh răng côn, trục vít và bánh vít.

4. Qui ước vẽ phần ăn khớp của bánh răng như thế nào? 5. Trình bày cách vẽ qui ước lò xo xoắn, lò xo đĩa.

6. Ren được hình thành như thế nào? Ren bao gồm những yếu tố gì? 7. Cách vẽ ren theo qui ước như thế nào? minh hoạ bằng hình vẽ.

8. Ren thường dùng gồm những loại gì? Ký hiệu các loại ren như thế nào? 9. Các đường cong của đầu bu lông và của đai ốc 6 cạnh được vẽ như thế

nào?

10.Ký hiệu của vít cấy gồm những nội dung gì? lấy ví dụ. 11.Rãnh của đầu vít được vẽnhư thế nào?

Đọc các bản vẽ chế tạo bánh răng và trả lời các câu hỏi sau : 1. Bản vẽ chế tạo bánh răng côn.

- Mô tả hình dạng và kết cấu của bánh răng?

- Hình vẽở vị trí hình chiếu cạnh là hình gì, thể hiện phần nào của bánh răng? - Các kích thước góc ghi trên hình vẽ là kích thước góc của mặt nào của bánh răng? Rãnh then được xác định bằng những kích thước nào?

- Giải thích ký hiệu 10js9 và sai lệch ghi trên hình vẽ.  1 6 4  6 0       50 80 113 8 0 27 ° 25 3.2  7 0    94 1,6 1,6 3 .2 0 65° R2 60   4 4 6,3 10 js9 1 ,6 1 ,6 Mô đun mặt đầu me 4 Sốrăng Z 40

Chiều cao đầu răng ha 4,06

Cấp chính xác 8 Góc côn chia  63026’ Góc côn đáy f 60005’ Góc đỉnh răng 0 3008’ Yêu cầu kỹ thuật: 1. Độ cứng HRC 46, 57.

Từ khóa » Cách Vẽ 2 Bánh Răng ăn Khớp