Về Sơ đồ Cấu Trúc Tế Bào Nhân Sơ - Mua Trâu
Có thể bạn quan tâm
- Ngữ pháp tiếng anh hay nhất
Tế bào nhân sơ có cấu tạo khá đơn giản, gồm có 3 thành phần chính : màng sinh chất tế bào chất và vùng nhân. Ngoài các thành phần đó, nhiều loại tế bào nhân sơ còn có thành tế bào, vỏ nhầy, roi và lông (hình 7.2).
Hình 7.2. Sơ đồ cấu trúc điển hình của một trực khuẩn1. Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi.Phần lớn các tế bào nhân sơ đều có thành tế bào. Thành phần hóa học quan trọng cấu tạo nên thành tế bào của các loài vi khuẩn là peptiđôglican (cấu tạo từ các chuỗi cacbohiđrat liên kết với nhau bằng các đoạn pôlipeptit ngắn). Thành tế bào quy định hình dạng của tế bào. Dựa vào cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào, vi khuẩn được chia thành 2 loại : Gram dương và gram âm. Khi nhuộm bằng phương pháp nhuộm Gram, vi khuẩn Gram dương có màu tím, vi khuẩn Gram âm có màu đỏ. Biết được sự khác biệt này chúng ta có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt từng loại vi khuẩn gây bệnh.Một số loại tế bào nhân sơ, bên ngoài thành tế bào còn có một lớp vỏ nhầy (hình 7.2). Những vi khuẩn gây bệnh ở người có lớp vỏ nhầy sẽ ít bị các tế bào bạch cầu tiêu diệt.Màng sinh chất của vi khuẩn cũng như của các loại tế bào khác đều được cấu tạo từ 2 lớp phôtpholipit và prôtêin.
Một số loài vi khuẩn còn có các cấu trúc được gọi là roi (tiên mao) và lông nhung mao - hình 7.2). Roi có chức năng giúp vi khuẩn di chuyển. Ở một số vi khuẩn gây bệnh ở người, lông giúp chúng bám được vào bề mặt tế bào người.
2. Tế bào chấtTế bào chất là vùng nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân hoặc nhân. Tế bào chất ờ mọi loại tế bào nhân sơ đều gồm 2 thành phần chính là bào tương (một dạng chất keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau) và ribôxôm cùng một số cấu trúc khác.Tế bào chất của vi khuẩn không có : hệ thống nội màng, các bào quan có màng bao bọc và khung tế bào. Trong tế bào chất của vi khuẩn có các hạt ribôxôm. Ribôxôm là bào quan được cấu tạo từ prôtêin và rARN. Chúng không có màng bao bọc. Ribôxôm là nơi tổng hợp nên các loại prôtêin của tế bào. Ribôxôm của vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn ribôxôm của tế bào nhân thực, ở một số vi khuẩn, trong tế bào chất còn có các hạt dự trữ. 3. Vùng nhân
Vùng nhân của tế bào sinh vật nhân sơ không được bao bọc bởi các lớp màng và chỉ chứa một phân tử ADN dạng vòng. Vì thế, tế bào loại này được gọi là tế bào nhân sơ (chưa có nhân hoàn chỉnh với lớp màng bao bọc như ở tế bào nhân thực). Ngoài ADN ở vùng nhân, một số tế bào vi khuẩn còn có thêm nhiều phân tử ADN dạng vòng nhỏ khác được gọi là plasmit. Tuy nhiên, plasmit không phải là vật chất di truyền tối cần thiết đối với tế bào nhân sơ vì thiếu chúng tế bào vẫn sinh trưởng bình thường.
Câu 2 trang 48 SGK Sinh học 10 Nâng cao: Bài 13: Tế bào nhân sơ.
Vẽ sơ đồ cấu trúc tế bào vi khuẩn và chú thích.
So vơi tế bào nhân thực thì tế bào vi khuẩn nhỏ hơn và không có các loại bào quan bên trong như lưới nội chất, bộ máy Gôngi… Các em nhìn vào hình tự giải thích
- Bài học:
- Bài 13: Tế bào nhân sơ
- Chuyên mục:
- Lớp 10
- Sinh lớp 10 Nâng cao
Lý thuyết Sinh10 - Loga.vn: Bài 7:
Chương II. Cấu Trúc Của Tế Bào
Tế Bào Nhân Sơ
Học thuyết tế bào hiện đại cho thấy: Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào và tế bào chỉ được sinh ra từ tế bào có trước bằng cách phân bào.
Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sinh vật. Thế giới sống được cấu tạo từ hai loại tế bào: Tế bào nhân sơ và Tế bào nhân thực.
Tất cả các loại tế bào đều gồm 3 thành phần chính là màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân hoặc nhân.
I. Đặc Điểm Chung Của Tế Bào Nhân Sơ
- Chưa có nhân hoàn chỉnh.
- Tế bào chất không có hệ thống nội màng.
Hình 1. Sinh vật nhân sơ.
- Kích thước rất nhỏ (1/10 kích thước tế bào nhân thực).
Hình 2. Độ lớn các bậc cấu trúc của thế giới sống.
- Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ có lợi: + Tỉ lệ S/V lớn thì tốc độ trao đổi chất với môi trường diễn ra nhanh. + Tế bào sinh trưởng nhanh, khả năng phân chia mạnh, số lượng tế bào tăng nhanh.
II. Cấu Tạo Tế Bào Nhân Sơ
Hình 3. Sơ đồ cấu trúc điển hình của một trực khuẩn.
1. Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi
1.1 Thành tế bào:
- Thành phần hoá học cấu tạo nên thành tế bào là peptiđôglican (cấu tạo từ các chuỗi cacbohiđrat liên kết với nhau bằng các đoạn pôlipêptit ngắn).
- Vai trò: Quy định hình dạng của tế bào. - Vi khuẩn được chia làm 2 loại:
Hình 4. Nhuộm màu để xác định vi khuẩn gram âm hay gram dương.
+ Vi khuẩn Gram dương: Có màu tím (nhuộm Gram), thành dày. + Vi khuẩn Gram âm: Có màu đỏ (nhuộm Gram), thành mỏng.
Hình 5. Bảng thành phần cấu tạo của vi khuẩn gram dương và gram âm.
→ Sử dụng thuốc kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh.
- Một số tế bào vi khuẩn, bên ngoài thành tế bào còn có một lớp vỏ nhầy → Hạn chế khả năng thực bào của bạch cầu.
1.2 Màng sinh chất
- Cấu tạo từ phôtpholipit hai lớp phôtpholipit và một lớp prôtêin. - Vai trò: Có chức năng trao đổi chất và bảo vệ tế bào.
Hình 6. Mô phỏng cấu trúc màng sinh chất.
1.3 Lông và roi
- Roi (tiên mao): Cấu tạo từ prôtêin có tính kháng nguyên giúp vi khuẩn di chuyển.
- Lông (nhung mao): Giúp vi khuẩn bám trên các giá thể.
2. Tế bào chất
- Vị trí: Nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân.
- Gồm hai thành phần:
+ Bào tương (một dạng chất keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau): Không có hệ thống nội màng, các bào quan không có màng bọc.
+ Ribôxôm (rARN và prôtêin) cùng một số cấu trúc khác: Không có màng, kích thước nhỏ, là nơi tổng hợp prôtêin.
3. Vùng nhân
- Không có màng bao bọc. - Chỉ chứa một phân tử ADN dạng vòng.
- Một số vi khuẩn có ADN dạng vòng nhỏ khác là plasmit và ít quan trọng.
Hình 7. Vùng nhân của một trực khuẩn.
Bài Tập Lý Thuyết
A. Mức độ thông hiểu
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không phải của tế bào nhân sơ?
A. Có kích thước nhỏ.
B. Không có các bào quan như bộ máy Gôngi, lưới nội chất.
C. Không có chứa phân tử ADN.
D. Nhân chưa có màng bọc.
* Hướng dẫn giải:
- Tế bào nhân sơ có chứa phân tử ADN.
Nên ta chọn đáp án C.
Câu 2: Tế bào nhân sơ được cấu tạo bởi 3 thành phần chính là:
A. Màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân.
B. Tế bào chất, vùng nhân, các bào quan.
C. Màng sinh chất, các bào quan, vùng nhân.
D. Nhân phân hoá, các bào quan, màng sinh chất.
* Hướng dẫn giải:
- Tế bào nhân sơ được cấu tạo bởi 3 thành phần chính là màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân.
Nên ta chọn đáp án A.
Câu 3: Thành phần nào sau đây không có ở cấu tạo của tế bào vi khuẩn?
A. Màng sinh chất.
B. Vỏ nhày.
C. Mạng lưới nội chất.
D. Lông roi.
* Hướng dẫn giải:
- Cấu tạo của tế bào vi khuẩn gồm vỏ nhày, màng sinh chất, lông và roi.
Nên ta chọn đáp án C.
Câu 4: Phát biểu sau đây không đúng khi nói về vi khuẩn là:
A. Dạng sống chưa có cấu tạo tế bào.
B. Cơ thể đơn bào, tế bào có nhân sơ.
C. Bên ngòai tế bào có lớp vỏ nhày và có tác dụng bảo vệ.
D. Trong tế bào chất có chứa ribôxôm.
* Hướng dẫn giải:
- Vi khuẩn là dạng sống có cấu tạo tế bào.
Nên ta chọn đáp án A.
Câu 5: Thành phần hoá học cấu tạo nên thành tế bào vi khuẩn:
A. Xenlulôzơ.
B. Peptiđôglican.
C. Kitin.
D. Silic.
* Hướng dẫn giải:
- Thành phần hoá học cấu tạo nên thành tế bào vi khuẩn là peptiđôglican.
Nên ta chọn đáp án B.
Câu 6: Đặc tính nào dưới đây là của vi khuẩn?
A. Có nhân.
B. Có lục lạp.
C. Có ti thể.
D. Có ADN.
* Hướng dẫn giải:
- Vi khuẩn có ADN.
Nên ta chọn đáp án D.
Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây có ở tất cả các vi khuẩn:
A. Có kích thước bé.
B. Sống kí sinh và gây bệnh.
C. Cơ thể chỉ có một tế bào.
D. Chưa có nhân chính thức.
* Hướng dẫn giải:
- Cơ thể chỉ có một tế bào có ở tất cả các vi khuẩn.
Nên ta chọn đáp án C.
Câu 8: Ở vi khuẩn màng nhày có tác dụng:
A. Giảm ma sát khi chuyển động.
B. Giữ ẩm cho tế bào.
C. Tăng khả năng thay đổi hình dạng tế bào.
D. Bảo vệ tế bào.
* Hướng dẫn giải:
- Ở vi khuẩn màng nhày có tác dụng bảo vệ tế bào.
Nên ta chọn đáp án D.
Câu 9: Vật chất di truyền cần thiết của tế bào vi khuẩn là:
A. ADN kết hợp với prôtêin.
B. Plasmit.
C. ADN không kết hợp với prôtêin Histôn.
D. Cả A và B.
* Hướng dẫn giải:
- Vật chất di truyền cần thiết của tế bào vi khuẩn là ADN không kết hợp với prôtêin Histôn.
Nên ta chọn đáp án C.
Câu 10: Đặc điểm nào dưới đây không phải của tế bào nhân sơ:
A. Chỉ có vùng nhân mà chưa có nhân rõ ràng.
B. Các plasmit là những ADN vòng.
C. NST là một chuỗi ADN xoắn kép vòng kết hợp với prôtêin Histôn.
D. Có các ribôxôm nhưng không có các bào quan khác.
* Hướng dẫn giải:
- NST là một chuỗi ADN xoắn kép vòng kết hợp với prôtêin Histôn không phải của tế bào nhân sơ.
Nên ta chọn đáp án C.
B. Bài tập tự luyện
Câu 1: Cho các đặc điểm sau:
(1) Không có màng nhân.
(2) Không có nhiều loại bào quan.
(3) Không có hệ thống nội màng.
(4) Không có thành tế bào bằng peptiđôglican.
Có mấy đặc điểm là chung cho tất cả các tế bào nhân sơ?
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 2: Vùng nhân của tế bào vi khuẩn có đặc điểm:
A. Chứa một phân tử ADN dạng vòng.
B. Chứa một phân tử ADN mạch thẳng, xoắn kép.
C. Chứa một phân tử ADN dạng vòng.
D. Chứa một phân tử ADN liên kết với prôtêin.
Câu 3: Tế bào vi khuẩn có chứa bào quan:
A. Lizôxôm.
B. Ribôxôm.
C. Trung thể.
D. Lưới nội chất.
Câu 4: Người ta chia vi khuẩn ra làm hai loại là vi khuẩn gram dương và vi khuẩn gram âm dựa vào:
A. Cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào
B. Cấu trúc của nhân tế bào.
C. Số lượng plasmit trong tế bào chất của vi khuẩn.
D. Khả năng chịu nhiệt của vi khuẩn.
Câu 5: Yếu tố nào sau đây không phải là thành phần chính của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực:
A. Màng sinh chất.
B. Nhân tế bào/vùng nhân.
C. Tế bào chất.
D. Ribôxôm.
Câu 6: Cho các đặc điểm sau:
(1) Hệ thống nội màng.
(2) Khung xương tế bào.
(3) Các bào quan có màng bao bọc.
(4) Ribôxôm và các hạt dự trữ.
Có mấy đặc điểm thuộc về tế bào nhân sơ?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 7: Tế bào vi khuẩn có các hạt ribôxôm làm nhiệm vụ:
A. Bảo vệ cho tế bào.
B. Chứa chất dự trữ cho tế bào.
C. Tham gia vào quá trình phân bào.
D. Tổng hợp prôtêin cho tế bào.
Câu 8: Chức năng của thành tế bào vi khuẩn là:
A. Giúp vi khuẩn di chuyển.
B. Tham gia vào quá trình nhân bào.
C. Duy trì hình dạng của tế bào.
D. Trao đổi chất với môi trường.
Câu 9: Cho các ý sau:
(1) Kích thước nhỏ.
(2) Chỉ có ribôxôm.
(3) Bảo quản khôn có màng bọc.
(4) Thành tế bào bằng peptiđôglican.
(5) Nhân chứa phân tử ADN dạng vòng.
(6) Tế bào chất có chứa plasmit.
Trong các ý trên có những ý nào là đặc điểm của các tế bào vi khuẩn?
A. (1), (2), (3), (4), (5).
B. (1), (2), (3), (4), (6).
C. (1), (3), (4), (5), (6).
D. (2), (3), (4), (5), (6).
Câu 10: Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản đem lại cho chúng ta ưu thế:
A. Vì kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản nên các loài vi khuẩn có tốc độ sinh trưởng rất nhanh, dẫn đến phân bào nhanh.
B. Kích thước tế bào nhỏ thì việc vận chuyển các chất từ nơi này đến nơi khác trong tế bào hoặc ra môi trường sẽ nhanh.
C. Tỉ lệ s/v (diện tích/thể tích) lớn sẽ có khả năng trao đổi chất và năng lượng với môi trường nhanh hơn.
D. Tất cả đều đúng.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | B | A | B | A | D | A | D | C | A | D |
Bài viết gợi ý:
Từ khóa » Sơ đồ Cấu Trúc Tế Bào Nhân Thực
-
Sơ đồ Tư Duy Tế Bào Nhân Thực Ngắn Gọn, Dễ Hiểu - TopLoigiai
-
SƠ ĐỒ TƯ DUY TẾ BÀO NHÂN THỰC | Mind Map - GoConqr
-
Vẽ Sơ đồ Cấu Tạo Tế Bào Nhân Thực? - Bài Tập Khoa Học Lớp 6
-
Cấu Tạo Của Tế Bào Nhân Thực
-
[Top Bình Chọn] - Sơ đồ Tư Duy Tế Bào Nhân Thực - Trần Gia Hưng
-
SƠ đồ Tư Duy Tế Bào Nhân Thực Sinh 10
-
Tế Bào Nhân Thực - Quảng Văn Hải
-
CHUYÊN ĐỀ CẤU TRÚC TẾ BÀO NHÂN THỰC Môn: Sinh Học
-
Eukaryota - Eukaryotes Articles - Encyclopedia Of Life
-
Vẽ Sơ đồ Cấu Tạo Và Chú Thích Cho Tế Bào Nhân Sơ Và Tế Bào Nhân Thực
-
Viết Sơ đồ Tư Duy Của Cấu Tạo Tế Bào Nhân Sơ - Olm
-
Cấu Tạo Tế Bào Nhân Sơ | SGK Sinh Lớp 10