Về Vùng Lúa Nổi Trời Cho - Tuổi Trẻ Online
Có thể bạn quan tâm
- Podcast
- YouTube
- Cần biết
- Rao vặt
- Cài đặt tài khoản
- Tin đã lưu
- Bình luận của bạn
- Lịch sử giao dịch
- Dành cho bạn
- Vào Tuổi Trẻ Sao
- Thoát Tuổi Trẻ Sao
- Đăng xuất
- Video
- Thời sự
- Thế giới
- Pháp luật
- Kinh doanh
- Công nghệ
- Xe
- Du lịch
- Nhịp sống trẻ
- Văn hóa
- Giải trí
- Thể thao
- Giáo dục
- Nhà đất
- Sức khỏe
- Giả thật
- Bạn đọc
TT - Vào vùng tứ giác Long Xuyên trong những ngày đỉnh lũ tìm cây lúa nổi, nhiều người lắc đầu “đâu biết nơi nào...”. Quả là khó biết vì từ trên 300.000ha lúa nổi toàn vùng giờ nghe đâu đã tóp lại chỉ còn trên dưới 100ha. Cây lúa mùa nổi hoang dã trời cho đang “chìm” dần...
Phóng to |
Lão nông Chín Thông bên cây lúa nổi nàng pha - giống lúa gắn bó gần như trọn đời với ông - Ảnh: QUANG VINH |
Cây lúa trời cho
Vất vả lắm tôi mới tìm được vài nông dân được xem là còn duyên nợ với cây lúa nổi một thời. Đó là thời kỳ đầu khai hoang vùng tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười. Những năm 1979-1980, lúa nổi đã giúp hàng trăm ngàn hộ dân cầm cự với cái đói sau các cơn hồng thủy.
Nâng một cây lúa nổi lên khỏi mặt nước, ông Mười Cường - Phan Văn Cường, nông dân ở xã Lương An Trà (Tri Tôn, An Giang), nói như khoe: “Đây là cây lúa có một không hai, thân cao như cây sậy, ít sâu bệnh, đại hồng thủy cũng không chết”.
Theo các nhà khoa học nông nghiệp Nguyễn Văn Sanh, Võ Tòng Xuân và Trần An Phong (1998), căn cứ các di tích được tìm thấy gần đây, các nhà khảo cổ VN và nước ngoài đã tìm thấy những hạt lúa ở vùng văn hóa Óc Eo ở độ sâu 3m. Những hạt lúa này có thể phân thành hai loại lúa: Oryza saltiva và Oryza prosative. Những cây lúa của hai loại này được người Óc Eo trồng và có liên quan đến các giống lúa nổi ngày nay. Các giống lúa nổi hiện còn ở xã Lương An Trà bao gồm tây bông dừa, bông sen, nàng pha, tây đùm, chệt cụt, nếp tràm. |
Đi tìm nguồn gốc cây lúa hoang độc đáo này, chúng tôi đến gặp lão nông Chín Thông - Võ Văn Thông, ở gần UBND xã Lương An Trà. Đã 95 tuổi nhưng da dẻ ông hồng hào, tinh mắt, thính tai. Vừa thấy tôi cầm bó lúa ông nói ngay: “Nàng pha đấy!”.
Tất cả giống lúa nổi, theo ông Chín, “đều có từ lúc khai thiên lập địa”. Hằng năm vào các ngày rằm, tết, nông gia vẫn làm bánh tét bằng gạo lúa nổi cúng trời đất, tạ ơn ông bà. Năm nào ông Chín cũng trồng 4 công đất lúa nổi để ăn và trữ giống. Lúa nổi bây giờ đã trở thành hàng đặc sản ngon bổ, trị bệnh. “Có tiền cũng chưa chắc có lúa nổi để mua. Tôi nhờ ăn gạo lúa nổi dẻo cơm trợ tiêu hóa mà sang sảng như vầy!” - ông Chín cười nói.
Cô Út Liên, con gái ông Chín, đang vo gạo chuẩn bị cơm chiều ngoắc tôi lại cho xem hạt gạo lúa nổi. Cắn đôi hạt gạo, cô nói bây giờ tìm đâu ra hạt lúa màu cẩm thạch, huyết dụ này, chỉ với nước cơm vo mà chị em cô có làn da mặt mịn màng, không cần đến kem phấn.
Chuyện bất đắc dĩ!
Võ Hồng Nam, chủ tịch Hội Nông dân xã Lương An Trà, hướng dẫn chúng tôi ra khu vực nam kênh Vĩnh Tế 3, nơi có những nông dân cuối cùng trong xã trồng lúa nổi. Nam bảo từ năm 2002 đến nay, diện tích lúa nổi đã giảm dần từ 5.000ha xuống còn khoảng 80ha. Đồng lúa nổi bây giờ đìu hiu, phân bố lẻ tẻ như da beo.
* Lúa nổi có đặc tính đa dạng sinh học với nhiều dạng giống lúa, mỗi loại lại có nhiều đặc tính cơ bản khác nhau và đều có nguồn gốc hoang dã từ cây lúa hoang. * Lúa nổi có những bộ gen quí như gen chống ngập sâu, chống được sâu bệnh, gen cho hạt gạo có độ dẻo, thơm, ngon cơm và nhiều vitamin có lợi cho cơ thể (trị được các bệnh dạ dày, tê tay chân, bệnh tim…). * Có đặc tính thân thiện với môi trường vì khi canh tác nông dân không cần sử dụng phân hóa học nên không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc hóa học. Do đó không gây ô nhiễm môi trường sinh thái và bản thân cây lúa cũng mang đặc tính sạch. |
Thỉnh thoảng vẫn có người phương xa đến ấp Cà Na hỏi mua gạo đặc sản tây đùm, tây bông dừa, chệt cụt về ăn nhưng rất hiếm có gạo để mua. “Nông dân trồng lúa nổi vẫn đang nuôi hi vọng đến ngày nào đó sẽ có người “bắt tay” đầu tư bao tiêu sản phẩm cây lúa đặc sản quí hiếm này” - ông Tư Trung nói.
Vẫn nuôi hi vọng nên có những nông dân đã đưa ra nhiều cách duy trì, phát triển lúa nổi nhưng chẳng đến đâu vì làm gì có vốn liếng. Riêng với ông Tư Hia, trong 5-6 tháng mùa lũ đã trồng 1,5ha lúa nổi, kết hợp khai thác đánh bắt cá đồng dưới chân ruộng đã cho thu nhập 16-17 triệu đồng. Ông đang tính làm đê bao trồng lúa nổi và nuôi cá cho mùa lũ sau. “Mất lúa nổi, mất hệ sinh thái vốn có là mất luôn nguồn cá thiên nhiên”, ông Tư Hia nói.
Bảo tồn “mỏ gen quí”
Thạc sĩ Trần Văn Mì, trưởng Phòng Nông nghiệp & phát triển nông thôn huyện Tri Tôn (An Giang), cho biết hiện nay Viện nghiên cứu hệ thống canh tác Trường đại học Cần Thơ đang lưu trữ bộ giống lúa nổi trong ngân hàng giống của viện.
Thông tin trên thế giới cũng cho thấy nhu cầu về sản phẩm lúa sạch, thực phẩm sạch rất lớn... Thế nhưng diện tích lúa nổi đã thu hẹp quá nhanh. Nông dân phải chuyển đổi thôi vì từ năm 2002 đến nay lúa hai vụ luôn có giá cao và ổn định, trong khi năng suất lúa nổi thấp, chưa bằng phân nửa lúa thường mà giá chỉ cao hơn 100-200 đồng.
Nhiều lần tại các cuộc họp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ông Mì đã cảnh báo sẽ mất “mỏ gen quí hiếm”. Lãnh đạo tỉnh đã ủng hộ ý tưởng của ông và khuyến khích ngành nông nghiệp nên tìm nhà tài trợ để xây dựng dự án khôi phục và phát triển cây lúa nổi.
Thạc sĩ Võ Tòng Anh, trưởng khoa nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên Trường ĐH An Giang, đã viết xong dự án “Khôi phục và phát triển lúa mùa nổi tại An Giang”. “Hi vọng Viện Nghiên cứu giống lúa quốc tế (IRRI) sẽ hợp tác đầu tư tìm hướng ra cho sản phẩm lúa sạch này. Sẽ đến ngày lúa nổi ở tứ giác Long Xuyên có thương hiệu và trở thành đặc sản sạch độc đáo ở vùng hạ lưu sông Mekong” - ông Mì lạc quan nói.
Thạc sĩ TRẦN VĂN MÌ (Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Tri Tôn, An Giang)BÌNH LUẬN HAY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0 Bài viết hay? Tặng sao cho Tuổi Trẻ Chia sẻTặng sao
Chuyển sao tặng cho thành viên
- x1
- x5
- x10
Hoặc nhập số sao
Bạn đang có: 0 sao
Tặng sao Tặng sao Tặng saoTặng sao thành công
Bạn đã tặng 0 Cho tác giả
Hoàn thànhTặng sao không thành công
Đã có lỗi xảy ra, mời bạn quay lại bài viết và thực hiện lại thao tác
Quay lại bài viết Bình luận (0)Tối đa: 1500 ký tự
Gửi bình luận Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên Xem thêm Xem tất cả bình luận (0)Tin cùng chuyên mục
Cuồng ghen - yêu thương hay hành hạ nhau? - Kỳ 4: Tình yêu và nước mắt
Người Việt chinh phục núi cao: Lên núi cao, thấy mình bé nhỏ
Cuồng ghen - yêu thương hay hành hạ nhau? - Kỳ 3: Bạo lực lạnh, chặn Zalo, Facebook
Người Việt chinh phục những đỉnh núi cao nhất thế giới
Xem các nghệ nhân thay áo mới cho điện Thái Hòa
Cuồng ghen - yêu thương hay hành hạ nhau? - Kỳ 2: Ngục tù hôn nhân vì ghen điên cuồng
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Số sao có thêm 0
Thanh toán Bình luận (0)Tối đa: 1500 ký tự
Gửi bình luận Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên Xem thêm Xem tất cả bình luận (0) Bình luận (0)Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất Mới nhất Xem các bình luận trước Xem thêmTối đa: 1500 ký tự
Hủy Gửi bình luận- Trang chủ
- Video
- Thời sự
- Thế giới
- Pháp luật
- Kinh doanh
- Công nghệ
- Xe
- Du lịch
- Nhịp sống trẻ
- Văn hóa
- Giải trí
- Thể thao
- Giáo dục
- Khoa học
- Sức khỏe
- Giả thật
- Bạn đọc
Tổng biên tập: Lê Thế Chữ
Giấy phép hoạt động báo điện tử tiếng Việt, tiếng Anh Số 561/GP-BTTTT, cấp ngày 25-11-2022.
Thông tin tòa soạn - Thành Đoàn TP.HCMĐịa chỉ: 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0918.033.133 - Email: tto@tuoitre.com.vn
Phòng Quảng Cáo Báo Tuổi Trẻ: 028.39974848
Liên hệ Quảng cáo Điều khoản bảo mật Liên hệ góp ý RSSĐăng ký email - Mở cổng thông tin
Luôn cập nhật tin tức, sự kiện mới nhất
Đăng ký tại đây© Copyright 2024 TuoiTre Online, All rights reserved ® Tuổi Trẻ Online giữ bản quyền nội dung trên website này
EmailVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Họ và tênVui lòng nhập Họ & Tên.
Gửi bình luận Bạn vui lòng đợi 0s để tiếp tục comment Bình luận được gửi thành công- Bình luận
- Đăng nhập
- Tạo tài khoản
Vui lòng nhập Tên hiển thị
EmailVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mã xác nhậnVui lòng nhập mã xác nhận.
Gửi bình luận Đóng Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay EmailVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩuMật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Quên mật khẩu? Đăng nhập hoặc đăng nhập Google Facebook Tên của bạnVui lòng nhập Tên của bạn.
EmailVui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩuMật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự.
Xác nhận mật khẩuXác nhận mật khẩu không khớp.
Mã xác nhậnMã xác nhận không đúng.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Khi bấm tạo tài khoản bạn đã đồng ý với quy định của tòa soạn Tạo tài khoản hoặc đăng nhập Google Facebook Hoàn tấtMã xác nhận không đúng.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Email (*)Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Họ và tên (*)Vui lòng nhập Họ & Tên.
Ý kiến của bạn (*)Vui lòng nhập Ý kiến của bạn.
Gửi ý kiếnMã xác nhận không đúng.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Thêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Đăng ký Tuổi Trẻ SaoNhập mã xác nhận
Mã capcha Hủy bỏ Hoàn tấtTừ khóa » đặc điểm Lúa Mùa Nổi
-
Sạ Giống Lúa Mùa Nổi Bằng Thiết Bị Bay Không Người Lái
-
Nâng Tầm Giá Trị Lúa Mùa Nổi - Nông Sản Việt
-
Lúa Mùa Nổi - Từ đồng Ruộng đến Bàn ăn - Báo Lao động
-
Lúa Mùa Nổi - Giải Pháp Nông Nghiệp Bền Vững Thích ứng Biến đổi ...
-
Câu Chuyện Lúa Mùa Nổi
-
Lúa Mùa Nổi 'siêu Sạch' - Hiệp Hội Bia - Rượu
-
Bảo Tồn, Phát Triển Lúa Mùa Nổi - Báo Long An Online
-
Lúa Mùa Nổi 'sống Lại' - Báo Thanh Niên
-
Lúa Mùa Nổi Xưa Và Nay - Báo An Giang Online
-
Cây Lúa Mùa, Bài Toán Nông Nghiệp ĐBSCL - Tạp Chí Kinh Tế Sài Gòn
-
Nghề Trồng Lúa Nước - Cổng Thông Tin Điện Tử Tỉnh Cà Mau
-
Lúa Mùa Nổi 'sống Lại' | TIN TỨC NÔNG NGHIỆP
-
Lúa Mùa Nổi Không Phân, Không Thuốc - 2Nông
-
Kỹ Thuật Chăm Sóc Lúa Mùa - Trung Tâm Khuyến Nông Ninh Bình