Vết Thương Hoại Tử Có Biểu Hiện Gì? 7 điều Cần Biết để Xử Lý Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Vết thương hoại tử là biến chứng mà không một ai mong muốn gặp phải. Tổn thương da ở mức độ hoại tử rất lâu lành, gây đau đớn nhiều và tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Nếu vết thương của bạn chậm lành và có nhiều biểu hiện lạ, hãy tự đặt cho mình câu hỏi: Liệu có phải nó đang tiến triển xấu và có nguy cơ hoại tử? Để tìm ra câu trả lời chính xác, hãy cùng tham khảo bài viết sau đây.
I. Vết thương hoại tử có biểu hiện gì?
1. Định nghĩa vết thương hoại tử
Vết thương hoại tử là hiện tượng các mô tế bào tại vết thương bị chết và lan rộng dần nếu không được điều trị. Bất cứ vết thương nào đều có nguy cơ bị hoại tử. Đặc biệt là các vết thương do mổ nội tạng, vết thương hở ở tay, chân…
Phân loại vết thương hoại tử chủ yếu gồm 2 loại:
- Trường hợp hoại tử khô: không có dịch, màu nâu hay đen và có thể bong tróc mảng da hoại tử.
- Trường hợp hoại tử ướt: lở loét, gồm mô chết và dịch vàng hay nâu đỏ.
2. Dấu hiệu của vết thương hoại tử
2.1. Đau
- Đây là dấu hiệu điển hình khi vết thương bị hoại tử, mức độ đau sẽ tăng dần tuỳ thuộc vào mức độ hoại tử.
- Vết thương hoại tử khô đau nhức nhưng không bị loét. Ngược lại, tình trạng đau rát thường đi kèm sưng, nóng, đỏ và lở loét đối với hoại tử ướt.
2.2. Vết thương có mùi khó chịu
Vết thương hoại tử thường có mùi thối gây khó chịu đối với người bệnh và những người xung quanh. Đây là dấu hiệu nhận biết chắc chắn vết thương đang nhiễm trùng. Lúc này, vết thương cần được làm sạch bằng dung dịch sát khuẩn và loại bỏ phần hoại tử.
Vết thương không còn mùi là dấu hiệu tiến triển tốt trong điều trị hoại tử. Bởi phần hoại tử đã được loại bỏ và không lan rộng ra nữa.
2.3. Sốt
Người bệnh thường sốt nhẹ hay sốt cao tuỳ thuộc vào mức độ nhiễm trùng và chấn thương. Trường hợp người bệnh sốt cao trên 39°C liên tục trong 48 giờ, người nhà cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và được chăm sóc, điều trị kịp thời.
II. 7 điều cần biết để xử lý vết thương hoại tử hiệu quả – an toàn
1. Nguyên nhân gây hoại tử
Vết thương hoại tử gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Hai nguyên nhân thường gặp nhất như sau:
- Do vết thương bị nhiễm trùng: do tụ cầu, liên cầu tấn công. Từ đó, độc tố của vi khuẩn gây lở loét và hoại tử mô tại vị trí tổn thương.
- Do băng bó vết thương quá chặt, lượng máu tới vết thương không đủ nuôi mô tế bào. Từ đó khiến vết thương khô quắt lại và mô chết dần.
>>> Xem bài viết: Hiểm nguy từ nhiễm trùng vết thương hở
2. Nguyên tắc điều trị vết thương hoại tử
Quá trình chăm sóc, điều trị vết thương đang hoại tử được thực hiện dựa trên 3 nguyên tắc chính:
- Loại bỏ phần hoại tử để tránh các mô xung quanh bị hoại tử theo. Trường hợp hoại tử đã lây lan quá rộng, bác sĩ có thể cân nhắc cắt bỏ toàn bộ phần mô xung quanh.
- Làm sạch vết thương bằng dung dịch sát khuẩn để kiểm soát nhiễm trùng, đảm bảo vết thương sạch khuẩn, tránh bội nhiễm gây tổn thương sâu thêm.
- Sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt và kháng sinh tùy trường hợp theo chỉ định chặt chẽ của bác sĩ.
Khi thực hiện đúng theo 3 nguyên tắc này, tình trạng hoại tử sẽ được cải thiện nhanh chóng, tránh được các nguy cơ gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
3. Cách xử lý phần hoại tử tại ổ tổn thương
Phần hoại tử tại ổ tổn thương cần được loại bỏ sớm nhất có thể. Bởi nó còn tổn tại, phần mô xung quanh rất dễ bị mầm bệnh xâm nhập và gây hoại tử theo. Tốt nhất bạn nên nhờ người có chuyên môn hay đến bác sĩ để lấy hết phần hoại tử.
Bạn nên giữ vết thương luôn sạch và khô ráo. Nếu dịch từ vết thương thấm ướt bông băng, cần thay băng cho bệnh nhân ngay. Trường hợp hoại tử quá nhiều, các mô bị dập nát và lây lan quá mạnh, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ toàn bộ phần hoại tử khỏi cơ thể.
4. Cách lựa chọn dung dịch sát khuẩn và vệ sinh vết thương hoại tử
Sử dụng dung dịch sát khuẩn có vai trò quyết định trong điều trị hoạt tử da và tổ chức dưới da. Một số tiêu chí quan trọng giúp bạn lựa chọn dung dịch sát khuẩn dễ dàng hơn như sau:
- Hiệu quả: phổ kháng khuẩn rộng, đảm bảo tiêu diệt nhiều loại mầm bệnh, giúp vết thương sạch khuẩn
- Phát huy tác dụng nhanh chóng để đẩy nhanh tốc độ hồi phục tổn thương
- Không gây đau xót, kích ứng trên niêm mạc hở, gây khó chịu cho người bệnh.
- Không làm tổn thương nguyên bào sợi, đảm bảo vết thương lành lại tự nhiên, không bị cản trở.
- An toàn tuyệt đối khi dùng cho diện tích tổn thương rộng và sâu.
- Không màu để dễ quan sát tiến triển tại chỗ của vết thương.
Một số dung dịch sát khuẩn phù hợp với các tiêu chí trên: dung dịch kháng khuẩn ion Dizigone…
Cách sử dụng dung dịch sát khuẩn Dizigone để vệ sinh vết thương:
- Thấm dung dịch ra bông/gạc y tế để lau rửa trong và ngoài ổ tổn thương 2-3 tiếng/lần.
- Để dung dịch khô lại tự nhiên, không cần rửa lại bằng nước.
Phản hồi của khách hàng sau khi chăm sóc vết thương hoại tử bằng bộ sản phẩm Dizigone
5. Cách băng vết thương
- Đối với vết thương hoại tử ở những phần không bị tì đè hay ma sát, nên để hở và không băng để vết thương khô thoáng và nhanh lành.
- Đối với các vết thương lở loét và dễ bị tì đè cần băng nhẹ để tránh bụi bẩn và các tác nhân bên ngoài xâm nhập.
Các bước thay băng đúng cách:
Bước 1. Rửa tay bằng xà phòng hay sử dụng găng tay y tế.
Bước 2. Tháo bông băng cũ và xử lý vết thương:
- Thấm ướt bông băng bằng dung dịch sát khuẩn để dễ tháo hơn.
- Sau đó, nhẹ nhàng tháo băng, gạc ra rồi dùng dung dịch sát khuẩn rửa vết thương từ trong ra ngoài.
- Cắt bỏ các phần mô đang hoại tử nếu có rồi rửa lại vết thương bằng dung dịch sát khuẩn.
- Có thể dùng thêm kem chứa kháng sinh nếu bị nhiễm khuẩn (chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ).
Bước 3. Băng lại vết thương:
- Nếu vết thương đã khô se, không còn lở loét thì không cần băng lại vết thương nữa.
- Trường hợp vết thương vẫn còn lở loét: đặt miếng gạc vừa đủ che miệng vết thương lên rồi dùng băng quấn nhẹ nhàng. Cố định băng bằng nút thắt hay băng dính.
Chú ý:
- Băng vết thương không quá chặt cũng không quá lỏng tay. Bởi băng lỏng tay dễ gây ma sát làm tổn thương thêm vết thương. Trường hợp băng vết thương quá chặt, bông băng dễ dính chặt vào vết thương và dễ gây thiếu máu nuôi mô tế bào làm kéo dài thời gian điều trị.
- Nên lựa chọn băng gạc vô trùng để vết thương nhanh phục hồi hơn.
>>> Xem bài viết: Bịt kín vết thương hở: Có nên hay không?
6. Khi nào cần dùng thuốc kháng sinh?
Chỉ sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định này trong các trường hợp sau:
- Vết thương có dấu hiệu nhiễm khuẩn: sưng, nóng, đỏ và đau.
- Vết thương có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn: lở loét không lành, lây lan nhanh sang các mô xung quanh.
Chú ý khi sử dụng kháng sinh:
- Uống thuốc đúng liều bác sĩ chỉ định, không tự ý tăng/giảm liều để tránh gây các tác dụng không mong muốn.
- Sử dụng kháng sinh đủ thời gian, mỗi đợt thường kéo dài khoảng 5-7 ngày.
- Không ngừng thuốc khi chưa uống đủ liều, kể cả khi vết thương có dấu hiệu tiến triển bởi. Việc dừng thuốc đột ngột, không tuân thủ chỉ định có thể khiến vết thương tái nhiễm khuẩn. Đồng thời làm tăng nguy cơ vi khuẩn đề kháng thuốc.
>>> Xem bài viết: Lựa chọn kháng sinh điều trị vết thương hở
7. Làm gì để vết thương hoại tử phục hồi sớm và không để lại sẹo?
Vết loét hoại tử phục hồi nhanh chóng khi được chăm sóc đúng cách
Để vết thương hoại tử phục hồi sớm và không để lại sẹo, bạn cần thực hiện đúng các nguyên tắc điều trị vết thương hoại tử: loại bỏ tận gốc phần mô hoại tử để tránh lây lan và chăm sóc vết thương tránh nhiễm trùng.
- Chú ý, sử dụng dung dịch sát khuẩn không chỉ giúp làm sạch và sát khuẩn vết thương, tránh nhiễm trùng mà còn đẩy nhanh quá trình tự phục hồi của mô. Do đó, bạn cần lựa chọn dung dịch sát khuẩn hiệu quả và an toàn.
- Khi vết thương đã khô se, chúng ta cần cung cấp độ ẩm và các dưỡng chất cần thiết để đẩy nhanh quá trình tự phục hồi của da và ngăn ngừa sẹo. Do đó, bạn có thể sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm và kháng khuẩn vết thương như kem bôi Dizigone Nano Bạc.
- Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng rất quan trọng trong quá trình phục hồi vết thương và ngăn ngừa sẹo. Bệnh nhân nên tránh ăn các thực phẩm kích thích tạo sẹo như thịt bò, rau muống, đồ nếp… Đồng thời, bổ sung vào chế độ ăn các thực phẩm chứa nhiều đạm, sắt, acid folic… để vết thương nhanh lành.
III. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Nếu đang có hoại tử da, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện một trong các dấu hiệu sau:
- Sốt cao trên 39°C liên tục trong 48 giờ.
- Vết thương lở loét hay khô đen và không có cải thiện sau khi chăm sóc đúng cách tại nhà trong 3 ngày.
- Cơ thể mệt mỏi, không có sức lực, li bì hay hôn mê.
Trên đây là bài viết về các biểu hiện của vết thương hoại tử, nguyên nhân và nguyên tắc điều trị. Trường hợp hoại tử không quá nguy hiểm nếu phát hiện sớm nhưng rất dễ lây lan đến các mô xung quanh và bị nhiễm khuẩn. Do đó, bạn cần chăm sóc vết thương cẩn thận và đúng cách để tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về vết thương hoại tử, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482.
Tham khảo: www.healthline.com
Từ khóa » Hoại Tử Có Nghĩa Là Gì
-
Thoái Hóa Và Hoại Tử Tế Bào | Vinmec
-
Hoại Tử – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hoại Tử Da Là Gì? Triệu Chứng Nguyên Nhân Và Giải Pháp Hiệu Quả
-
Từ điển Tiếng Việt "hoại Tử" - Là Gì?
-
Thoái Hóa Và Hoại Tử Tế Bào - Có Nghĩa Là Gì, Ý Nghĩa La Gi 2021
-
Hoại Thư Da - Những Vấn đề Nhiều Người Chưa Biết
-
Hoại Tử Mỡ - Suckhoe123
-
Hoại Tử Xương (ON) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia - MSD Manuals
-
Hoại Tử Xương Hàm (ONJ) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Hoại Tử Chỏm Xương đùi
-
Tổn Thương Cơ Bản Của Tế Bào Và Mô - Health Việt Nam
-
Viêm Tụy Cấp: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Biến Chứng Và Chẩn đoán
-
Hoại Tử Xương Hàm 'hậu COVID-19': Không Phải Là Bệnh Mới, Bệnh Lạ
-
Hoại Tử đông Là Gì