Ví Dụ Về Các Kỹ Năng Của Nhà Quản Trị Giỏi

Trở thành một nhà quản trị tài ba là điều hiện hữu trong mọi mong ước phát triển sự nghiệp của mỗi chúng ta. Để có thể biến ước mơ thành hiện thực thì việc biết, hiểu và rèn luyện những kỹ năng của nhà quản trị chính là nền tảng cốt lõi. Bài viết hôm nay, quân sư TalentBold sẽ đề cập đến nội dung này nhưng không chỉ có kỹ năng nhà quản trị cần cómà còn đưa ví dụ minh họa cụ thể để chúng ta có thể hình dung ra được “diện mạo” và cả tầm quan trọng của từng kỹ năng. MỤC LỤC: 1- Kỹ năng quản trị là gì? 2- Ví dụ về các kỹ năng của nhà quản trị giỏi TalentBold là gì Xem thêm: Việc làm cấp quản lý

1- Kỹ năng quản trị là gì? 

Một nhà lãnh đạo dù ở vị trí quản lý nhóm hay cao hơn nữa thì năng lực chuyên môn là chưa đủ. Bởi lẽ, trách nhiệm của họ giờ đây không còn trong phạm vi cá nhân nữa mà liên quan đến cả một tập thể. Chính vì vậy, bên cạnh chuyên môn, năng lực quản lý đội nhóm đạt chất lượng công việc chung cao nhất là rất cần thiết. Và đó là những kỹ năng quản trị mà quân sư TalentBold muốn đề cập trong bài viết này.

Người quản lý có kỹ năng quản trị tốt vừa có được mối quan hệ tốt với cấp dưới, xây dựng một môi trường làm việc đoàn kết, vừa có thể thúc đẩy hiệu suất làm việc tối ưu của từng thành viên trong tổ chức. Kỹ năng quản trị là gì? >>>> Xem thêm: Ví dụ về kỹ năng giải quyết vấn đề

2- Ví dụ về các kỹ năng của nhà quản trị giỏi 

Kỹ năng quản trị thì rất nhiều, nhưng nói về những kỹ năng cốt lõi, kỹ năng nền tảng cho mọi kỹ năng khác thì quân sư TalentBold đặc biệt khuyến khích các bạn chú trọng 5 kỹ năng sau:

  • Kỹ năng thiết lập kế hoạch

Muốn công việc được vận hành suông sẻ, cũng như quản lý thuận lợi tiến trình triển khai thì vai trò của kỹ năng thiết lập kế hoạch là yếu tố không thể thiếu. Kế hoạch chính là phương tiện trung gian giúp bạn kết nối với ban lãnh đạo, và chỉ đạo triển khai cho đội ngũ nhân sự dưới quyền.

Đã qua rồi cái thời chờ sự phân công nhiệm vụ của cấp trên, và chỉ cần độc lập hoàn thành phần việc của mình là xong. Một khi bạn đã là quản lý rồi thì những bảng phân công nhiệm vụ tổng quát, chi tiết đó sẽ là nhiệm vụ mà bạn cần hoàn thành.

Ví dụ kỹ năng thiết lập kế hoạch

Anh A là trưởng phòng kinh doanh, ban giám đốc đưa ra dự án về sản phẩm mới và yêu cầu doanh thu trong 2 tháng đầu đạt 3 tỷ. Một con số không hề nhỏ, dù công ty đã có chỗ đứng trên thương trường nhưng đây cũng là thách thức lớn. Thời gian chỉ có 2 tháng, buộc anh A phải kiểm soát mọi vấn đề kinh doanh, đặc biệt là doanh thu thật tỉ mỉ. Và một bản kế hoạch chi tiết đã được thiết lập sau khi họp phòng kinh doanh. Nhờ có bản kế hoạch này mà anh A đã giải quyết nhanh gọn mọi khúc mắc trong quá trình triển khai, cụ thể:

  • Những việc làm hấp dẫn

    Quản Lý Livestream Tiktok

    TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Tiếp thị/ Thương hiệu , Thương Mại Điện Tử

    Chuyên viên vận hành sàn thương mại điện tử Tiktok, Shopee

    TP.HCM

    Quản Lý Kế Toán Quản Trị (Tiếng Nhật)

    TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Sản Xuất

    Quản Lý Kho (Điện Tử)

    TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Vận Chuyển/Giao Nhận, Viễn Thông / Điện tử

    Quản lý QC (Tiếng Hàn)

    Hà nội, Hà Nam, Hải Dương Viễn Thông / Điện tử, QA/QC

    Nhân viên tranh cãi vì giành khu vực của nhau -> bản kế hoạch phân rõ khu vực từng người, biết ngay ai đúng ai sai

  • Doanh thu tuần thứ 3 sụt đáng kể so với kế hoạch, ngay lập tức anh A trực tiếp xuống thị trường tìm hiểu lý do thì ra một khách hàng lớn đang có ý định thay thế sản phẩm, nhờ sự can thiệp kịp thời, doanh thu đã được hồi phục.
Một vài ví dụ về kỹ năng quản lý Xem thêm: CEO cần tích lũy những kỹ năng quản lý hiệu quả nào?
  • Kỹ năng giao tiếp

Lãnh đạo thường xuyên truyền đạt thông điệp, khích lệ tinh thần nhân sự, giải quyết mâu thuẫn nội bộ, đàm phán thương thuyết với đối tác, xử lý sự cố đa chiều… Vậy nếu không có kỹ năng giao tiếp khéo léo, đừng nói là quản lý nhân viên, thậm chí khiến họ chịu lắng nghe bạn cũng là điều khó khăn rồi. Đó là lý do nhà tuyển dụng luôn yêu cầu cao về kỹ năng giao tiếp đối với ứng viên cấp bậc quản lý.

Ví dụ kỹ năng giao tiếp

Ngày nay kỹ năng giao tiếp không còn gói gọn bằng lời nói, mặt đối mặt nữa, rất nhiều phương thức giao tiếp hiện đại đã được áp dụng, như email, chat, video call…  Trưởng phòng nhân sự tại một công ty may mặc khi giải quyết mâu thuẫn giữa 2 công nhân sản xuất đã có cách áp dụng kỹ năng giao tiếp rất linh hoạt. Đầu tiên, trưởng phòng gửi cho mỗi người một email để họ tự giải bày những khúc mắc trong lòng, dùng phương pháp gián tiếp này giúp công nhân thoải mái trình bày, có thể kiểm tra lại câu chữ, đảm bảo không thiếu sót bất cứ thông tin nào.

Ngoài ra, việc ngồi viết như vậy lại khiến cả hai tự nhìn nhận lại vấn đề, thấy rằng lỗi không hoàn toàn ở người kia, tâm trạng cũng bớt căng thẳng. Và khi đó, một cuộc họp có mặt ba bên, hai người công nhân sẽ không xảy ra to tiếng, trưởng phòng lại bí mật nắm được đầy đủ thông tin qua email, thuận lợi dung hòa quyền lợi hiệu quả cho cả hai.

  • Kỹ năng ra quyết định

Trọng trách của người quản lý nặng nề hơn vì họ phải chịu trách nhiệm cho những quyết định mang tính chiến lược, trong khi, cấp trên chỉ đưa ra chỉ thị, cấp dưới chỉ có thể tham mưu, còn quyết định thực hiện ra sao, hiệu quả tốt hay xấu… đều là người quản lý trực tiếp gánh vác. Đây là thách thức nhưng cũng là vinh quang, là cơ hội chứng tỏ năng lực của người quản lý, đánh dấu những cột mốc thành công cho sự thăng tiến, vì vậy, kỹ năng ra quyết định cần phải được trui rèn và cẩn thận khi thực hiện.

Ví dụ kỹ năng ra quyết định

Khi một máy dây chuyền may bất chợt bị hư hỏng, hiệu suất sản xuất bị giảm ngay 25%, trong khi đơn hàng cần hoàn thành gấp nếu không sẽ phải đền tiền hợp đồng. Đứng trước khó khăn này, trưởng phòng sản xuất một mặt chỉ đạo nhân viên tìm nơi đủ năng lực gia công, một mặt thuyết phục ban lãnh đạo chấp thuận chi phí phát sinh trong lúc chờ sửa máy. Khi nhận được sự đồng ý thì lực lượng gia công bên ngoài đã được tìm đủ, nhanh gọn lẹ, sự cố được giải quyết. 

  • Kỹ năng ủy quyền cho cấp dưới

Một mình bạn giải quyết hết công việc thì an tâm rồi, đúng ý, lại dễ quản lý. Nhưng sức người có hạn, bạn cũng chỉ có 24 tiếng như mọi người mà chất lượng, số lượng công việc luôn đòi hỏi cao. Vì vậy, tin tưởng và lựa chọn đúng người để ủy quyền thực hiện nhiệm vụ chi tiết thay bạn cũng chính là kỹ năng của nhà quản trị giỏi.

Ví dụ kỹ năng ủy quyền

Trong lúc trưởng phòng xuất nhập khẩu thương thảo hợp đồng với đối tác nước ngoài thì một lô hàng 02 container lạnh có nguy cơ bị lưu lại cảng vì ra trễ. Lúc này làm sao phân thân để giải quyết nổi. Thế là trưởng phòng gọi ngay chuyên viên thanh lý hải quan lâu năm, trực tiếp cùng nhân viên theo dõi lô hàng, thay trưởng phòng xuống cảng linh động xử lý vấn đề. Bằng kinh nghiệm chinh chiến nhiều năm, chuyên viên biết rõ từng đường đi nước bước cần thiết để xử lý sự cố này. Sau hơn 2 tiếng, toàn bộ số container lạnh đã được xếp lên tàu. Ở văn phòng, trưởng phòng cũng đã hoàn tất những điều khoản quan trọng với đối tác, bản hợp đồng sơ khởi đã được fax sang chờ duyệt. Nhất cử lưỡng tiện, vẹn cả đôi đường. Kỹ năng quản trị vô cùng quan trọng với mỗi chúng ta >>>> Có thể bạn quan tâm: Cách rèn luyện kỹ năng quản lý

  • Kỹ năng tạo động lực

Việc kinh doanh có lúc thăng lúc trầm, nhân viên có thể hoang mang, xao động nhưng một nhà quản trị, bạn phải luôn vững vàng trước những biến động, khó khăn của doanh nghiệp cũng như phòng ban nơi mình phụ trách. Bạn phải khích lệ tinh thần, định hướng mọi người tìm ra giải pháp, đồng lòng cùng nhau vượt qua thử thách trước mắt, vì một tương lai tốt đẹp cho toàn tập thể. Chiến thuật tạo động lực có rất nhiều, điểm cốt lõi là hướng đến những gì tốt đẹp doanh nghiệp đã và sẽ mang đến cho nhân sự.

Ví dụ kỹ năng tạo động lực

Doanh thu tiêu thụ quý vừa qua của công ty không khả quan, nguyên nhân một phần do dòng sản phẩm thiết kế khá tương đồng với nhiều sản phẩm thay thế trên thị trường. Điều này đặt lên vai phòng thiết kế một áp lực khá lớn, vì chi phí cho việc thiết kế dòng sản phẩm đó không hề nhỏ. Lúc này, trưởng phòng được chỉ thị phải nhanh chóng trình cho ban giám đốc thiết kế mới nhất, có mức độ khảo sát thị trường khả thi cao nhất, bù đắp lại thiệt hại trước đó.

Về nhìn mặt nhân sự thiết kế ai nấy đều ủ rủ, nản chí, trưởng phòng khuấy động ngay bầu không khí để xua tan căng thẳng bằng vài câu nói bông đùa “mới thất bại chút xíu mà đã bí xị rồi, tươi tỉnh lên nào các đồng chí”. Tiếp đến, dựa trên yếu tố tính cách của nhân viên phòng thiết kế luôn năng động, tự tin, yêu thích sáng tạo, trưởng phòng đã định hướng cho họ hướng sản phẩm mới đến đối tượng thanh niên, vì sắp đến mùa Giáng sinh, nhu cầu mua sắm, tặng quà nhiều. Cùng với đó là lời hứa sẽ “vẫn có thưởng cuối năm, ít hay nhiều tùy thuộc vào thiết kế sắp tới đó, cố lên nào”

Đây là những kỹ năng mà bất cứ nhà quản trị nào cũng cần phải có, và bắt buộc phải có. Mỗi người chúng ta chỉ có thể có một ít hoặc giỏi một ít trong số những kỹ năng này. Vì vậy, bài viết kỹ năng của nhà quản trị - đưa ví dụ minh họa nhằm giúp các bạn thấy được những gì mình đang thiếu nhất, những gì cần thiết nhất cho vị trí quản trị ở chuyên môn mà mình đang làm việc. Từ đó có những kế hoạch ưu tiên rèn luyện kỹ năng hợp lý. Vì nói thực, cùng một lúc trau dồi tất cả, chỉ có quá tải, chán nản chứ không hề hiệu quả. Thay vào đó, trang bị trước nhóm kỹ năng yếu nhất mới chính là thượng sách. Dịch vụ Trợ lý tuyển dụng

Chi tiết liên hệ:

Talentbold - We bold your talents Hotline: 077 259 1080 Mail: sales@talentbold.com Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam Nguồn ảnh: internet

talentbold

Talentbold

TalentBold là nền tảng hợp nhất trong Quảng bá, Thu hút và Quản lý Tuyển dụng nhân tài giúp Doanh nghiệp đảm bảo nguồn lực dựa trên nền tảng công nghệ phần mềm Quản lý tuyển dụng

Từ khóa » Trình Bày 6 Năng Lực Quản Trị