Ví Dụ Về Giả định Quy định Chế Tài - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Giả định, quy định, chế tài là gì?
  • Ví dụ về giả định quy định chế tài

Giả định, quy định và chế tài là ba thành tố quan trọng để tạo nên một quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế ngay cả khi có thể nêu được định nghĩa của chúng thì vẫn không dễ dàng khi nếu được ví dụ của chúng.

Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Ví dụ về giả định quy định chế tài.

Giả định, quy định, chế tài là gì?

– Giả định là bộ phân quy định địa điểm, thời gian, chủ thể, các hoàn cảnh, tình huống có thể xảy ra trong thực tế mà nếu hoàn cảnh, tình huống đó xảy ra thì các chủ thể phải hành động theo quy tắc xử sự mà quy phạm đặt ra. Đây là phần nêu lên trường hợp sẽ áp dụng quy phạm đó.

– Một số đặc điểm của giả định:

+ Các hiện tượng như lãi suất, tiền lương, tỷ giá tác động vào mô hình xác định sản lượng cân bằng nhưng chúng không được nói một cách cụ thể mà được giả định ngầm rõ ràng mô hình xác định sản lượng cân bằng chưa tính đến ảnh hưởng của các thị trường khác.

+ Muốn đánh giá xem một mô hình lý thuyết có đúng không hay không thì nên kiểm tra tính đúng đắn của các giả định có ý nghĩa quyết định. Giả định đúng là tiền đề để quan trọng nhất để mô hình, lý thuyết đúng và ngược lại chúng ta cũng có thể nói rằng mô hình lý thuyết chỉ đúng trong phạm vi các giả định của chúng.

– Quy định là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những cách xử sự mà các chủ thể được hoặc không được buộc phải thực hiện khi gặp phải tình huống nêu ở bộ phận giả định của quy phạm pháp luật.

– Đặc điểm của quy định:

+ Quy định của quy phạm pháp luật được coi là phần cốt lõi của quy phạm pháp luật nó thể hiện ý chí của Nhà nước đối với các tổ chức hay cá nhân khi xảy ra những tình huống đã được nêu trong bộ phận giả định của quy phạm pháp luật.

+ Quy định của quy phạm pháp luật thường được nêu ở dạng mệnh lệnh.

+ Quy định của pháp luật có tác dụng đưa ra những các xử sự để các chủ thể thực hiện sao cho phù hợp với ý chí của Nhà nước. Có thể hiểu, thông qua bộ phận quy định của quy phạm pháp luật, các chủ thể pháp luật mới biết được nếu trong tình huống đã nêu ở phần giả định của quy phạm pháp luật thì họ phải làm như thế nào, được làm gì và không được phép làm gì.

+ Mức độ chính xác, chặt chẽ và rõ ràng của các mệnh lệnh, các chỉ dẫn được nêu trong bộ phận quy định của quy phạm pháp luật là một trong những điều kiện để bảo đảm cho pháp luật được thự hiện nghiêm chỉnh trong thực tế.

+ Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật thường chỉ ra các quyền mà các chủ thể được hưởng hoặc các nghĩa vụ pháp lý mà họ phải thực hiện, mặc dù không phải khi nào thuật ngữ quyền và nghĩa vụ cũng được trực tiếp thể hiện trong lời văn của quy phạm.

– Chế tài là một bộ phận xác định các hình thức trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm đối với những quy tắc xử sự chung được ghi trong phần quy định và giả định của quy phạm pháp luật.

– Một số đặc điểm của chế tài:

+ Áp dụng chế tài cũng phụ thuộc vào những đặc điểm của lợi úch mà pháp luật cần bảo vệ, căn cứ vào tính chất của hành vi phạm pháp, mức độ thiệt hại và những vấn đề căn cứ vào tính chất của hành vi phạm pháp, mức độ thiệt hại và những vấn đề khác có liên quan.

+ Chế tài bao gồm các hình thức: Chế tài trừng trị, chế tài khôi phục trạng thái pháp lý ban đầu. Chế tài bảo vệ và chế tài bảo đảm và chế tài vô hiệu hóa.

+ Chế tài là bộ phận không thể thiếu trong một quy phạm pháp luật, nhằm bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật đồng thời bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

+ Chế tài là bộ phận không thể thiếu trong một quy phạm pháp luật, nhằm bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội. Chế tài thể hiện thái độ của Nhà nước đối với những hành vi vi phạm pháp luật và có tác động phòng ngừa, giáo dục để bảo đảm việc tuân thủ pháp luật, góp phần thực hiện mục đích của Nhà nước trong mọi lĩnh vực.

Ví dụ về giả định quy định chế tài

Ví dụ, quy định cụ thể tại Điều 155 – Bộ luật Hình sự năm 2015, cụ thể:

“ Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”

– Phần giả định được xác định là: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.

– Phần quy định được xác định là: phần này không được nêu rõ trong quy phạm pháp luật nhưng ở dạng quy định ngầm.

– Chế tài được xác định là: Bị phạt cảnh cáo phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Chế tài ở đây là biện pháp của Nhà nước tác động đến chủ thể vi phạm pháp luật.

Như vậy, Ví dụ về giả định quy định chế tài đã được chúng tôi phân tích chi tiết trong mục cuối cùng của bài viết. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân tích một số nội dung liên quan nhằm đưa ra những kiến thức cơ bản về giả định, quy định và chế tài. Chúng tôi mong rằng những nội dung trong bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.

Từ khóa » Tiền Giả định Là Gì Ví Dụ