Ví Dụ Về Nhận Thức Cảm Tính - Luật Hoàng Phi
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Nhận thức cảm tính là gì?
- Ví dụ về nhận thức cảm tính
- Nhận thức lý tính là gì?
Nhận thức cảm tính là một thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực tâm lý học, nhưng trên thực tế thuật ngữ này còn khá xa lạ và khó hiểu đối với nhiều người.
Vì vậy, chúng tôi mong muốn đem đến cho bạn đọc những kiến thức cơ bản về nhận thức cảm tính cũng như lấy Ví dụ về nhận thức cảm tính để quý bạn đọc nắm rõ điều này.
Nhận thức cảm tính là gì?
Nhận thức cảm tính hay còn được biết tới là trực quan sinh động (phản ánh thuộc tính bên ngoài thông qua cảm giác và tri giác) là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đây là một trong các giai đoạn của quá trình nhận thức mà con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật, sự việc nhằm nắm bắt sự vật, sự việc ấy.
Nhận thức cảm tính gồm các hình thức sau:
– Cảm giác: Là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh các thuộc tính riêng lẻ của các sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan của con người. Cảm giác là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết, là kết quả của sự chuyển hoá những năng lượng kích thích từ bên ngoài thành yếu tố ý thức.
VD: Khi chân ta dẫm phải đinh nhọn hoặc các mảng vỡ thủy tinh, lập tức ta sẽ co chân lên và cảm thấy đau
– Tri giác: Hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối toàn vẹn sự vật khi sự vật đó đang tác động trực tiếp vào các giác quan con người. Tri giác là sự tổng hợp các cảm giác. So với cảm giác thì tri giác là hình thức nhận thức đầy đủ hơn, phong phú hơn. Trong tri giác chứa đựng cả những thuộc tính đặc trưng và không đặc trưng có tính trực quan của sự vật.
VD: Khi ta cầm một quả bóng đá, thông qua các giác quan ta sẽ nhận biết được quả bóng có hình cầu, làm bằng da, có hai màu đen và trắng.
– Biểu tượng: Là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối hoàn chỉnh sự vật do sự hình dung lại, nhớ lại sự vật khi sự vật không còn tác động trực tiếp vào các giác quan. Trong biểu tượng vừa chứa đựng yếu tố trực tiếp vừa chứa đựng yếu tố gián tiếp. Bởi vì, nó được hình thành nhờ có sự phối hợp, bổ sung lẫn nhau của các giác quan và đã có sự tham gia của yếu tố phân tích, tổng hợp. Cho nên biểu tượng phản ánh được những thuộc tính đặc trưng nổi trội của các sự vật.
VD: Khi nhắc đến xe đạp, chúng ta sẽ lập tức hình dung ra phương tiện có hai bánh bằng cao su, có bàn đạp, tay lái và ghi đông.
Ví dụ về nhận thức cảm tính
Ví dụ:
+ Khi gặp một người đàn ông cao lớn, mặc vest lịch sự, tay cầm 1 chiếc cặp nhỏ thì từ đó tạo nên một cảm giác là người đàn ông này có vẻ giống một doanh nhân, lịch sự và nghiêm nghị.
+ Khi gặp một cô gái có mái tóc dài, khuôn mặt xinh xắn, ăn mặc gọn gàng lịch sự ta sẽ có cảm giác như cô gái rất xinh và nết na.
+ khi chúng ta đến nhà hàng ăn uống, nhân viên phục vụ bê lên một đĩa thức ăn. Trông rất hấp dẫn, ngon miệng và khiến bạn có cảm giác muốn ăn ngay lập tức.
+ Khi chúng ta nhìn thấy một đĩa xoài chua, tự nhiên chúng ta có cảm giác chua dù chưa ăn.
Nhận thức lý tính là gì?
Nhận thức lý tính là tư duy trừu tượng (phản ánh thực chất bên trong, bản chất của sự việc), là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận.
Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện chứng các đặc điểm, thuộc tính của sự vật hay lớp sự vật. Vì vậy, các khái niệm vừa có tính khách quan vừa có tính chủ quan, vừa có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, vừa thường xuyên vận động và phát triển. Khái niệm có vai trò rất quan trọng trong nhận thức bởi vì, nó là cơ sở để hình thành các phán đoán và tư duy khoa học.
Ví dụ: Thời điểm nhà nước chưa ra đời, mọi vấn đề của xã hội hầu hết được điều chỉnh bằng quy phạm đạo đức hay cảm tính. Tuy nhiên, khi nhà nước ra đời đã ban hành nhiều luật lệ, mệnh lệnh buộc người dân phải tuân thủ. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, các quy định trên đã phát triển thành pháp luật. Khái niệm pháp luật được hiểu như sau “pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mong muốn, ý chí của nhà nước”.
– Phán đoán: Là hình thức tư duy trừu tượng, liên kết các khái niệm với nhau để đưa ra các khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính của đối tượng.
Ví dụ: “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng” là một phán đoán vì có sự liên kết khái niệm “dân tộc Việt Nam” với khái niệm “anh hùng”.
– Suy luận: Là hình thức tư duy trừu tượng liên kết các phán đoán lại với nhau để rút ra một phán đoán có tính chất kết luận tìm ra tri thức mới.
Ví dụ: Nếu liên kết phán đoán “đồng dẫn điện” với phán đoán “đồng là kim loại” ta rút ra được tri thức mới “mọi kim loại đều dẫn điện”.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về Ví dụ về nhận thức cảm tính. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết trên đã cung cấp những kiến thức hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu được nhận thức cảm tính là gì và có thể lấy được các ví dụ về nhận thức cảm tính của mình. Nếu có thắc mắc bạn đọc vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp.
Từ khóa » Ví Dụ Về Nhận Thức Cảm Tính
-
CÁC QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC - Health Việt Nam
-
[CHUẨN NHẤT] Ví Dụ Về Nhận Thức Cảm Tính - TopLoigiai
-
Lấy Ví Dụ Cụ Thể Trong Cuộc Sống Về Nhận Thức Lý Tính Và Nhận Thức ...
-
[ĐÚNG] Ví Dụ Về Nhận Thức Cảm Tính - Top Tài Liệu
-
Lấy Ví Dụ Cụ Thể Trong Cuộc Sống Về Nhận Thức Lý Tính Và Nhận ...
-
Ví Dụ Về Nhận Thức Cảm Tính
-
Ví Dụ Về Nhận Thức Lý Tính Và Cảm Tính
-
Ví Dụ Về Nhận Thức Lý Tính Và Nhận Thức Cảm Tính - Hàng Hiệu Giá Tốt
-
2022 NEW Lấy Ví Dụ Cụ Thể Trong Cuộc Sống Về Nhận Thức Lý Tính
-
Ví Dụ Về Nhận Thức Cảm Tính
-
Tìm Hiểu Nhận Thức Cảm Tính Và Nhận Thức Lý Tính - Deha Law
-
Mối Quan Hệ Giữa Nhận Thức Cảm Tính Và Nhận Thức Lý Tính