Vi Dụ Về Tích Hợp Liên Môn ở Tiêu Học - Hỏi Đáp

Chắc hẳn nhiều phụ huynh đã nghe tới Giáo dục STEM là sự tích hợp liên kết giữa các môn học. Vậy tích hợp ở đây gồm nhưng cách nào, thì hãy cùng Stemgo.edu.vn đi tìm hiểu Những cách tích hợp giữa các môn học trong giáo dục STEM qua bài viết dưới đây:

Nội dung chính Show
  • 1. Tích hợp đa môn (Multidisciplinary integration)
  • 2. Tích hợp liên môn (Interdisciplinary integration)
  • 3. Tích hợp xuyên môn (Transdisciplinary integration)
  • Video liên quan

Những cách tích hợp giữa các môn học trong giáo dục STEM

Năm 2013, nhóm các nhà nghiên cứu giáo dục STEM của tiến sĩ Jo Anne Vasqiez (chủ tịch Hiệp hội các giáo viên dạy khoa học Mỹ) đã cụ thể hoá 3 cách tích hợp đó vào trong giáo dục STEM bao gồm: tích hợp đa môn (hay tích hợp theo chủ đề), tích hợp liên môn, tích hợp xuyên môn.

1. Tích hợp đa môn (Multidisciplinary integration)

Đây là cách tích hợp phổ biến nhất, trong đó học sinh học kiến thức và kỹ năng của các môn khác nhau nhưng cùng có liên hệ đến một chủ đề chung. Chẳng hạn như học chủ đề về hệ mặt trời, các giáo viên dạy khoa học chú trọng đến các đặc điểm của các hành tinh, cách quan sát, các giáo viên dạy về toán học lại chú trọng về cách tính toán bằng công thức, phương trình, hay các giáo viên dạy nghệ thuật lại chú trọng về cách bố trí cảnh không gian, màu sắc.Chủ đề học STEM có thể rất đa dạng, có thể liên quan về khoa học, nhung cũng có thể liên quan về xã hội, môi trường. Tuỳ vào từng góc nhìn khác nhau, mỗi môn học góp phần giúp học sinh vận dụng, phân tích và khai thác thông tin ở các góc độ và mức độ khác nhau.

2. Tích hợp liên môn (Interdisciplinary integration)

Đây là cách tích hợp ít phổ biến hơn, đòi hỏi các giáo viên phải có các kỹ năng gắn kết các chủ đề của các môn học với nhau, thông qua đó học sinh học được các kiến thức và các kỹ năng từ hai hoặc nhiều môn có liên hệ chặt chẽ với nhau, giúp làm sâu sắc kiến thức và kỹ năng trong suốt quá trình học.Ví dụ khi học sinh học về các dạng năng lượng, các em không chỉ học về kiến thức vật lý, mà đồng thời học được cách tính toán, thu thập và phân tích số liệu. Ngoài ra học sinh có thể làm các mô hình vật lý để thực hiện tư duy hình học không gian. Tuỳ vào từng mức độ của bài học, chương trình học, mà mức độ tích hợp liên môn có thể gồm nhiều hơn 2 môn và đòi hỏi nhiều kỹ năng và kiến thức chuyên sâu khác nhau.

3. Tích hợp xuyên môn (Transdisciplinary integration)

Đây là cách tích hợp phực tạp nhất trong các chương trình dạy học STEM. Học sinh khi học các chương trình tích hợp xuyên môn đòi hỏi phải vận dụng các kiến thức và kỹ năng từ các môn học khác nhau để cùng giải quyết một vấn đề thực tế trong cuộc sống hoặc làm phong phú quá trình học tập trải nghiệm của bản thân. Để tham gia các chương trình tích hợp xuyên môn này, học sinh phải có được một kiến thức và kỹ năng nhất định về các môn học khác nhau.Trong công tác tổ chức dạy học, cũng đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, vì liên quan đến nhiều vấn đề thực tế cuộc sống, vấn đề mở có thể có nhiều lời giải thích khác nhau và không phải lúc nào cũng chỉ có một câu trả lời đúng.Ví dụ: Học sinh đi thực địa quan sát nguồn nước ô nhiễm ở sông, học sinh phải vận dụng các kiến thức về hoá học, sinh học để phân tích chất lượng nguồn nước, các mối liên hệ giữa sinh vật với môi trường. Ngoài ra học sinh phải vận dụng các kiến thức về xã hội để hiểu được tác động của con người đối với nguồn ô nhiễm và các giải pháp khả thi trong điều kiện thực tế của địa phương. Học sinh còn học ác cách lập luận và trình bầy một báo cáo khoa học hoạc viết thư thuyết phục chính quyền địa phương theo thể thức viết một văn bản hành chính. Điều đó có nghĩa là học sinh học được các trải nghiệm thực tế, gắn kiến thức với bối cảnh cụ thể, và thấy được vai trò và sức mạnh của kiến thức với sự thay đổi của các vấn đề trong xã hội.==> Vậy liệu giáo dục tích hợp STEM như vậy đã đủ chưa? Có khi nào học sinh quá tập trung vào STEM thì bị lệch về nhận thức không, Các môn xã hội đặt ở đâu trong giáo dục phổ thông? Như đã trình bày ở trên thì giáo dục STEM không phải là sự thay thế hay loại bỏ một chương trình học đã có trước đó mà trước hết là đi từ một lời kêu gọi mang tính khích lệ tinh thần giáo dục hướng đến các môn học và cách ngành nghề liên quan đến lĩnh vực STEM để dẫn đến những cải cách mang tính đột phá trong việc dạy và học, đi từ chương trình phổ thông đến các chương trình đại học.

Nguồn tham khảoGiáo dục STEM / STEAM - Nguyễn Thanh Hải

>> Xem thêm: Những suy nghĩ không đúng về giáo dục STEM

Từ khóa » Tích Hợp Nội Môn Là Gì Cho Ví Dụ