Ví Dụ Về Tính Tích Cực Và Sáng Tạo Của ý Thức

Chào bạn!1. Nguồn gốc của ý thứca. Nguồn gốc tự nhiênDựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên nhất là sinh lý học thần kinh, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc con người.Bộ óc con người hiện đại là sản phẩm của quá trình tiến hoá lâu dài về mặt sinh vật - xã hội và có cấu tạo rất phức tạp, gồm khoảng 14 - 15 tỷ tế bào thần kinh. Các tế bào này tạo nên nhiều mối liên hệ nhằm thu nhận, xử lý, dẫn truyền và điều khiển toàn bộ hoạt động của cơ thể trong quan hệ với thế giới bên ngoài thông qua các phản xạ có điều kiện và không điều kiện.Hoạt động ý thức con người diễn ra trên cơ sở hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc người. Sự phụ thuộc của ý thức vào hoạt động của bộ óc thể hiện ở chỗ khi bộ óc bị tổn thương thì hoạt động ý thức sẽ bị rối loạn. Ý thức là chức năng của bộ óc người, là hình ảnh tinh thần phản ánh thế giới khách quan; nhưng ý thức không diễn ra ở đâu khác ngoài hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc người.Ngược lại, chủ nghĩa duy tâm tách rời ý thức ra khỏi hoạt động của bộ óc, thần bí hoá hiện tượng tâm lý, ý thức. Còn chủ nghĩa duy vật tầm thường lại đồng nhất vật chất với ý thức.Tuy nhiên, nếu chỉ có bộ óc người mà không có sự tác động của thế giới bên ngoài để bộ óc phản ánh lại tác động đó thì cũng không thể có ý thức.Phản ánh là thuộc tính chung, phổ biến của mọi đối tượng vật chất. Phản ánh là năng lực giữ lại, tái hiện lại của hệ thống vật chất này những đặc điểm của hệ thống vật chất khác.Trong quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, thuộc tính phản ánh của vật chất cũng phát triển từ thấp đến cao với nhiều hình thức khác nhau.- Phản ánh vật lý: Là hình thức phản ánh đơn giản nhất ở giới vô sinh, thể hiện qua các quá trình biến đổi cơ, lý, hoá.- Phản ánh sinh học trong giới hữu sinh cũng có nhiều hình thức khác nhau ứng với mỗi trình độ phát triển của thế giới sinh vật:+ Tính kích thích: Thể hiện ở thực vật, động vật bậc thấp, đã có sự chọn lọc trước những tác động của môi trường.+ Tính cảm ứng: Thể hiện ở động vật bậc cao có hệ thần kinh, xuất hiện do những tác động từ bên ngoài lên cơ thể động vật và cơ thể phản ứng lại. Nó hoàn thiện hơn tính kích thích, được thực hiện trên cơ sở các quá trình thần kinh điều khiển mối liên hệ giữa cơ thể với môi trường thông qua cơ chế phản xạ không điều kiện.+ Tâm lý động vật: Là hình thức cao nhất trong giới động vật gắn liền với các quá trình hình thành các phản xạ có điều kiện, thông qua các cảm giác, tri giác, biểu tượng ở động vật có hệ thần kinh trung ương.- Phản ánh ý thức: Gắn liền với quá trình chuyển hoá từ vượn thành người. Đó là hình thức phản ánh mới, đặc trưng của một dạng vật chất có tổ chức cao nhất là bộ óc con người.Như vậy, sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc con người là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.b. Nguồn gốc xã hộiĐể ý thức có thể ra đời, những nguồn gốc tự nhiên là rất cần thiết nhưng chưa đủ. Điều kiện quyết định cho sự ra đời của ý thức là nguồn gốc xã hội, thể hiện ở vai trò của lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội.- Lao động đem lại cho con người dáng đi thẳng đứng, giải phóng 2 tay. Điều này cùng với chế độ ăn có thịt đã thực sự có ý nghĩa quyết định đối với quá trình chuyển hoá từ vượn thành người, từ tâm lý động vật thành ý thức. Việc chế tạo ra công cụ lao động có ý nghĩa to lớn là con người đã có ý thức về mục đích của hoạt động biến đổi thế giới.- Trong quá trình lao động, con người tác động vào các đối tượng hiện thực, làm chúng bộc lộ những đặc tính và quy luật vận động của mình qua những hiện tượng nhất định. Những hiện tượng đó tác động vào bộ óc con người gây nên những cảm giác, tri giác, biểu tượng. Nhưng quá trình hình thành ý thức không phải là do tác động thuần túy tự nhiên của thế giới khách quan vào bộ óc con người, mà chủ yếu là do hoạt động lao động chủ động của con người cải tạo thế giới khách quan nên ý thức bao giờ cũng là ý thức của con người hoạt động xã hội. Quá trình lao động của con người tác động vào thế giới đã làm cho ý thức không ngừng phát triển, mở rộng hiểu biết của con người về những thuộc tính mới của sự vật. Từ đó, năng lực tư duy trừu tượng của con người dần dần hình thành và phát triển.- Lao động ngay từ đầu đã liên kết con người lại với nhau trong mối liên hệ tất yếu, khách quan. Mối liên hệ đó không ngừng được củng cố và phát triển đến mức làm nảy sinh ở họ một nhu cầu "cần thiết phải nói với nhau một cái gì đó", tức là phương tiện vật chất để biểu đạt sự vật và các quan hệ của chúng. Đó là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Theo Mác, ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của tư tưởng; không có ngôn ngữ thì con người không thể có ý thức.Như vậy, nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động, là thực tiễn xã hội. Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người thông qua lao động, ngôn ngữ và các quan hệ xã hội. Ý thức là sản phẩm xã hội, là một hiện tượng xã hội.2. Bản chất của ý thức- Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Tuy nhiên, không phải cứ thế giới khách quan tác động vào bộ óc người là tự nhiên trở thành ý thức. Ngược lại, ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo về thế giới, do nhu cầu của việc con người cải biến giới tự nhiên quyết định và được thực hiện thông qua hoạt động lao động. Vì vậy, ý thức ... là cái vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó”.Tính sáng tạo của ý thức được thể hiện ra rất phong phú. Trên cơ sở những cái đã có, ý thức có thể tạo ra tri thức mới về sự vật, có thể tưởng tượng ra những cái không có trong thực tế. Ý thức có thể tiên đoán, dự báo về tương lai, có thể tạo ra những ảo tưởng, huyền thoại, những giả thuyết, lý thuyết khoa học hết sức trừu tượng và có tính khái quát cao.Tuy nhiên, sáng tạo của ý thức là sáng tạo của phản ánh, bởi vì ý thức bao giờ cũng chỉ là sự phản ánh tồn tại.

- Ý thức là sản phẩm lịch sử của sự phát triển xã hội nên về bản chất là có tính xã hội.

3. Mối quan hệ và Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.Khi thừa nhận vật chất tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức, quyết định ý thức thì sự nhận thức thế giới không thể xuất phát từ ý thức con người, mà phải xuất phát từ thế giới khách quan. Trong hoạt động thực tiễn phải tôn trọng và hành động theo các quy luật khách quan.Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh rằng không được lấy ý muốn chủ quan của mình làm chính sách, lấy ý chí áp đặt cho thực tế vì nh¬ư vậy sẽ mắc phải bệnh chủ quan duy ý chí.Tuy nhiên, chủ nghĩa duy vật đồng thời vạch rõ sự tác động trở lại vô cùng to lớn của ý thức đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Quan hệ giữa vật chất và ý thức là quan hệ hai chiều. Không thấy điều đó sẽ rơi vào quan niệm duy vật tầm thường và bệnh bảo thủ, trì trệ trong nhận thức và hành động.Nói tới vai trò của ý thức thực chất là nói tới vai trò của con người, vì ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực cả. Do đó, muốn thực hiện tư tưởng phải sử dụng lực lượng thực tiễn. Nghĩa là con người muốn thực hiện quy luật khách quan thì phải nhận thức, vận dụng đúng đắn những quy luật đó, phải có ý chí và phương pháp để tổ chức hành động. Vai trò của ý thức là ở chỗ chỉ đạo hoạt động của con người, có thể quyết định làm cho con người hành động đúng hay sai, thành công hay thất bại trên cơ sở những điều kiện khách quan nhất định. Do đó, con người càng phản ánh đầy đủ, chính xác thế giới khách quan thì càng cải tạo thế giới có hiệu quả. Vì vậy, phải phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người để tác động, cải tạo thế giới khách quan.Trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, chúng ta đã phạm sai lầm trong việc xác định mục tiêu và b¬ước đi về xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, cải tạo XHCN và quản lý kinh tế, nóng vội muốn xoá bỏ ngay nền kinh tế nhiều thành phần, vi phạm nhiều quy luật khách quan. Cương lĩnh Đại hội VII đã chỉ rõ:"Đảng đã phạm sai lầm chủ quan duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan". Từ đó rút ra bài học quan trọng là: "Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan".

Chúc vui!

1. Tại sao ý thức mang tính chủ quan ?lấy ví dụ?

Theo quan điểm của Mác về bản chất của ý thức:

Ý thức là sự pa hiện thực khách quan vào bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo, bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan

+Ý thức là sự phản ánh nhưng không phải mọi sự phản ánh là ý thức mà ý thức là sự phản ánh cao nhất của TG khách quan, nó là sự phả ánh năng động, sáng tạo được thể hiện ở chỗ không phải là phản ánh nguyên xi hiện thực của chúng mà là sự phản ánh hiện thực vào bộ óc con người và có sự cải biến trong (thể hiện tính sáng tạo của nhận thức) tức là sự phản ánh có biến đổi (Điều này chính là thể hiện tính chủ quan của ý thức).

-Mác nói ý thức chẳng qua là vc được nan chuyền vào trong đầu óc con người và được cải biến ở trong đó.

+Sự sáng tạo được thể hiện: có thể sáng tạo ra những tri thức mới dựa trên nhưng tri thức đã biết về đối tượng.

-trên cơ sở nhận thức về đối tượng con người có thể sáng tạo ra đối tượng mới

- Đặc biệt ý thức luôn được thể hiện qua ngôn ngữ thực chát là sáng tạo lại hiện thực theo nghĩa mã hoá các năng lượng cv thành các năng lượng phi vc.

Vì vc thì tồn tại một cách khách quan ngoài ý thức của con người còn ý thức là hiện thực chủ quan tồn tại bên trong bộ óc người vì vậy ý thức luôn chỉ là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan.

Như vậy ý thức mang tính chủ quan bởi sự phản ánh của thế giới vật chất phụ thuộc rất nhiều vào sụ nhận thức, biến đổi bên trong bộ óc con người. Mỗi người có trình độ khác nhau, góc nhìn khác nhau sẽ dẫn đến nhận thức (hay ý thức) về sự vật hiện tượng khác nhau ( ý thức luôn chỉ là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan) là vì vậy.

VD:Cái cây bên ngoài và cái cây do con nguời nhận thức; cái cây trong nhận thức phụ thuộc vào khả năng của mỗi bộ óc con người.

VD 2: trong chuyện thầy bói xem voi người sờ vào cái vòi thì chỉ nhận thức được cái vòi, người sờ vào cái tai thì có nhận thức về cái tai..... vì họ mù nên không nhìn thấy và không nhận thức được tất cả các bộ phận đó mới cấu thành 1 con voi dẫn đến ý thức về con voi bị lệch theo chủ quan của mỗi người.

2. ý nghĩa phương pháp luận giữa vật chất và ý thức?cho ví dụ?

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức đồng thời vạch ra sự tác động trở lại vô cùng quan trọng của ý thức đối với vật chất. Ý thức do vật chất sinh ra và quyết định, song sau khi ra đời, ý thức có tính độc lập tương đối lên có sự tác động trở lại to lớn đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.Nói đến vai trò ý thức là nói đến vai trò của con người vì ý thức là ý thức của con người. Bản thân ý thức tự nó không thể thay đổi được gì trong hiện thực. Ý thức muốn tác động trở lại cuộc sống hiện thực phải bằng lực lượng vật chất, nghĩa là phải được con người thực hiện trong thực tiễn. Điều ấy có nghĩa là sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động của con người được bắt đầu từ khâu:- nhận thức cho được quy luật khách quan,- biết vận dụng đúng đắn quy luật khách quan,

- phải có ý chí,

- phải có phương pháp để tổ chức hành động.Vai trò của ý thức là ở chỗ trang bị cho con người những tri thức về:- bản chất quy luật khách quan của đối tượng,- trên cơ sở ấy con người xác đinh đúng đắn mục tiêu và đề ra phương pháp hoạt động phù hợp.Con người với ý thức của mình xác định các biện pháp để thực hhiện tổ chức các hoạt động tực tiễn để thực hiện mục tiêu đề ra.Ở đây ý thức có thể quyết định làm cho con người hoạt động đúng và thành công khi phản ánh đúng thế giới khách quan. Ngược lại nếu ý thức phản ánh sai sự thật khách quan thì sẽ dẫn đến sai lầm và thất bại.Vì vậy phải phát huy tính năng động và sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người để tác động cải tạo thế giới khách quan.Tuy nhiên, cơ sở để phát huy tính năng động sáng tạo chủ quan của ý thức là việc thừa nhận và tôn trọng tính khách quan của thế giới vật chất. Nếu như thế giới vật chất và những quy luật của nó tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức của con người thì trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tiễn khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình.

Nếu chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan, nếu lấy ý chí áp đặt cho thực tế, lấy ảo tưởng thay cho hiện thực thì tôi hay bạn, chúng ta sẽ rơi vào không tưởng và duy ý chí.

3. ý nghĩa phương pháp luận cua nguyên lý mối liên hệ phổ biến?cho ví dụ?

Trước hết, chúng ta cần phân biệt rõ khái niệm về nguyên lý và khái niệm về mối liên hệ. Nguyên lý là những nluận điểm về học thuyết lý luận mà tính chân lý của chúng là hiển nhiên không cần chứng minh được xác định trong tư duy của con người có chức năng lý giải mọi sự vật hiện tượng. Ví dụ: Mặt trời mọc hướng đông lặn hướng tây là một chân lý không do nhận thức chúng ta quyết định. Người định ra được sự việc trên chỉ là định ra một nguyên lý mà thôi.Mối liên hệ là dùng để chỉ sự ràng buộc, làm tiền đề chỉ ra sự tồn tại giữa các mặt trong 1 sự vật hay giữa các sự vật với nhau, mối liên hệ trên mang tính phổ biến, gồm có liên hệ bên trong và bên ngoài; liên hệ gián tiếp và trực tiếp. Vì vậy, khi xem xét chúng ta có cái nhìn toàn diện. Liên hệ trong không gian xem xét sự vật ở vị trí khác nhau dẫn đến có mối liên hệ khác nhau. Liên hệ thời gian, xem xét mối liên hệ khi chúng ở nhiều thời điểm, quá trình khác nhau của sự phát triển. Vì dụ: Hôm nay, anh ta là người xấu nhưng ngày mai anh ta trở thành người tốt.- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: Mọi sự vật hiện tượng tồn tại trong nhiều mối liên hệ ràng buộc lại với nhau. Mối liên hệ này phải là mối liên hệ phổ biến khách quan để sự vật và hiện tượng luôn phát triển, không cô lập. Mối liên hệ phổ biến khách quan chi phối tổng quát mọi sự vận động của sự vật, hịên tượng.Ý nghĩa thực tiễn: Chúng ta phải chú trọng tất cả các mối liên hệ, đánh giá đúng vai trò mối liên hệ đang chi phối đối tượng. Qua hoạt động thực tiễn, chúng ta sử dụng nhiều biện pháp, phương tiện thích hợp để thúc đẩy mối quan hệ đó phát triển một cách tích cực. Ví dụ: Về không gian, trước đây anh ta là con nhà giàu, nhưng hiện nay anh ta là người nghèo. Vì vậy trước đây anh ta là người tốt nhưng hiện nay anh ta trở thành kẻ trộm cắp.- Nguyên lý về sự phát triển: Như chúng ta đã biết, phát triển là khuynh hướng của vận động, đi từ thấp đến cao, đi từ đơn giản đến phức tạp. Còn vận động thì có cái sinh ra và có cái mất đi; có cái vận động đi lên, có cái vận động đi xuống. Phát triển gồm có: phát triển trong tự nhiên là thích nghi cơ thể với môi trường; trong XH là nâng cao năng lực tự nhiên ; trong tư duy là hoàn thiện khả năng nhận thức của con người.Mọi sự vật, hiện tượng luôn không ngừng vận động và phát triển. Vì vậy, khi xem xét 1 sự vật phải có quan niệm sự vật đó phát triển (như đã nói ở trên phát triển là khuynh hướng vận động đi từ thấp đến cao).Ý nghĩa thực tiễn: Chúng ta cần chú trọng đến điều kiện khả năng, tình hình thực tế của đối tượng để nhận ra mọi xu hướng thay đổi có thể xảy ra đối với đối tượng.

Thông qua các hoạt động thực tiễn, chúng ta cần xây dựng nhiều biện pháp thích hợp để biến đổi đối tượng; phát huy những mặt tốt, hạn chế những mặt xấu của đối tượng, hướng đối tượng vận động theo quy luật phù hợp với lợi ích (phát triển).

4.ý nghĩa phương pháp luận cua nguyên lý về sự phát triển ?cho ví dụ?

Nguyên lý về sự phát triển: Như chúng ta đã biết, phát triển là khuynh hướng của vận động, đi từ thấp đến cao, đi từ đơn giản đến phức tạp. Còn vận động thì có cái sinh ra và có cái mất đi; có cái vận động đi lên, có cái vận động đi xuống. Phát triển gồm có: phát triển trong tự nhiên là thích nghi cơ thể với môi trường; trong XH là nâng cao năng lực tự nhiên ; trong tư duy là hoàn thiện khả năng nhận thức của con người.Mọi sự vật, hiện tượng luôn không ngừng vận động và phát triển. Vì vậy, khi xem xét 1 sự vật phải có quan niệm sự vật đó phát triển (như đã nói ở trên phát triển là khuynh hướng vận động đi từ thấp đến cao).Ý nghĩa thực tiễn: Chúng ta cần chú trọng đến điều kiện khả năng, tình hình thực tế của đối tượng để nhận ra mọi xu hướng thay đổi có thể xảy ra đối với đối tượng.

Thông qua các hoạt động thực tiễn, chúng ta cần xây dựng nhiều biện pháp thích hợp để biến đổi đối tượng; phát huy những mặt tốt, hạn chế những mặt xấu của đối tượng, hướng đối tượng vận động theo quy luật phù hợp với lợi ích (phát triển).

Từ khóa » Ví Dụ Về Sự Sáng Tạo Của ý Thức