Ý Thức Là Gì? Bản Chất Của ý Thức Là Gì? Ví Dụ Minh Hoạ

Bản chất của ý thức là gì? Đây là một câu hỏi gây hoang mang cho sinh viên trong môn Triết học Mác- Lênin. Để tìm được câu trả lời chính xác nhất, mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi.

Nội dung bài viết

  • 1 Ý thức là gì?
  • 2 Nguồn gốc của ý thức
  • 3 Bản chất của ý thức là gì?
    • 3.1 1. Ý thức và vật chất có sự khác nhau mang tính đối lập
    • 3.2 2. Ý thức là sự phản ánh chủ động, năng động và sáng tạo
    • 3.3 3. Ý thức là quá trình phản ánh đặc biệt và là sự thống nhất của 3 mặt 
    • 3.4 4. Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội sâu sắc
  • 4 Ví dụ minh họa về bản chất của ý thức

Ý thức là gì?

Trong tâm lý học, ý thức được định nghĩa chính là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở con người. Nó là sự phản ánh bằng ngôn ngữ thông qua những gì mà con người đã tiếp thu trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan.

Bản chất của ý thức là gì

Ý thức chỉ được hình thành ở con người

Còn theo định nghĩa của Triết học Mác – Lênin, ý thức được hiểu là một phạm trù song song với phạm trù vật chất. Ý thức sẽ là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc của con người có sự cải biến và sáng tạo và nó có mối quan hệ hữu cơ với vật chất.

Ý thức được xem là một hiện tượng xã hội. Bởi, sự ra đời và tồn tại của ý thức thường gắn liền với các hoạt động thực tiễn. Nó chịu sự chi phối chủ yếu các quy luật xã hội và quy luật xã hội do nhu cầu giao tiếp xã hội với những điều kiện sinh hoạt hiện thực của con người quy định. Nói cách khác, ý thức mang bản chất xã hội sâu sắc.

Nguồn gốc của ý thức

Trong lịch sử Triết học, các vấn đề về nguồn gốc, bản chất, kết cấu cùng vai trò của ý thức luôn là vấn đề trung tâm của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Theo đó, dựa trên những thành tựu của triết học duy vật, khoa học và thực tiễn xã hội thì nguồn gốc của ý thức bao gồm:

Bản chất của ý thức là gì

Lao động có vai trò quan trọng làm nên nguồn gốc của ý thức

  • Nguồn gốc tự nhiên: Được tạo bởi các yếu tố tự nhiên, trong đó ý thức chính là bộ óc và sự hoạt động của bộ óc đó; và mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan. Thế giới khách quan có sự tác động qua lại với bộ óc con người để hình thành khả năng phản ứng, sáng tạo.
  • Nguồn gốc xã hội: Nguồn gốc trực tiếp có vai trò quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động, là thực tiễn xã hội. Ý thức sẽ phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người thông qua lao động, ngôn ngữ và các mối quan hệ. Nói cách khác, ý thức là sản phẩm của xã hội.

||Xem thêm: Thế nào là nhận thức? So sánh nhận thức và tình cảm

Bản chất của ý thức là gì?

Bản chất của ý thức được thể hiện rõ thông qua 4 khía cạnh sau:

1. Ý thức và vật chất có sự khác nhau mang tính đối lập

Bản chất của ý thức là gì

Mối quan hệ cơ bản giữa vật chất và ý thức

  • Ý thức là cái phản ánh thế giới khách quan nhưng thuộc phạm vi chủ quan và không có tình vật chất. Nó chính là hình ảnh phi cảm tính của các đối tượng vật chất có tồn tại cảm tính.
  • Vật chất là cái được phản ánh tồn tại khách quan, ở bên ngoài và độc lập với ý thức. Ý thức chính là hình ảnh tinh thần của sự vật khách quan nên không thể tách đồng nhất hoặc tách rời ý thức và vật chất.

2. Ý thức là sự phản ánh chủ động, năng động và sáng tạo

  • Ý thức không phải là bản sao thụ động, đơn giản và máy móc của sự vật. Không phải sự vật nào tác động thì ý thức cũng được chép lại hay chụp lại.
  • Con người chính là một thực thể xã hội năng động và sáng tạo.
  • Tính năng động và sáng tạo của ý thức được thể hiện phong phú.
  • Tính sáng tạo của ý thức là sáng tạo của sự phản ánh, theo quy luật và trong khuôn khổ của sự phản ánh.

3. Ý thức là quá trình phản ánh đặc biệt và là sự thống nhất của 3 mặt 

  • Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể (con người) với đối tượng phản ánh (các sự vật như núi, sông, mưa,…). Sự trao đổi này có tính chất 2 chiều, có định hướng và có chọn lọc thông tin cần thiết.
  • Hai là, con người mô hình hóa lại đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần. Đây là quá trình ý thức sáng tạo hiện thực, là sự mã hóa những đối tượng vật chất thành các đối tượng tinh thần phi vật chất.
  • Ba là, chủ thể sẽ chuyển mô hình từ trong bộ óc ra hiện thực khách quan. Quá trình này sẽ hiện thực hóa tư tưởng thông qua các hoạt động thực tiễn để biến quan niệm của người thành dạng vật chất trong đời sống.

4. Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội sâu sắc

  • Chỉ khi con người xuất hiện và tiến hành hoạt động thực tiễn nhằm cải tạo thế giới khách quan theo mục đích riêng thì ý thức mới xuất hiện. Vì thế, ý thức không phải là một hiện tượng tự nhiên thuần túy mà bắt nguồn từ thực tiễn lịch sử – xã hội và phản ánh những quan hệ xã hội khách quan.
Bản chất của ý thức là gì

Ý thức là một hiện tượng xã hội căn bản

  • Ý thức bị chi phối chủ yếu bởi các quy luật xã hội và một phần quy luật tự nhiên. Ở các thời đại khác nhau hoặc thậm chí là cùng một thời đại thì ý thức về cùng một sự vật có thể khác nhau ở các chủ thể khác nhau.

Ví dụ minh họa về bản chất của ý thức

Để làm rõ cho lý thuyết về bản chất của ý thức, chúng ta cần làm rõ ví dụ:

  • Trong quá trình lao động cải tạo thế giới khách quan thì con người cần phải tác động vào các sự vật một cách có định hướng, có chọn lọc tùy theo yêu cầu của mình. 
  • Các hoạt động như xây nhà, xây cầu, làm đường, cày ruộng,… ;ở mỗi giai đoạn và ở mỗi gia đình, địa phương sẽ có các tác động theo mục đích và nhu cầu phù hợp với điều kiện vật chất, kinh tế – xã hội. 

Bài viết trên đây là nội dung giải đáp cho câu hỏi bản chất của ý thức là gì. Hy vọng là thông tin đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Xem thêm các bài viết của chúng tôi để khám phá các kiến thức thú vị nhé!

||Bài viết liên quan khác:

  • Của cải vật chất là gì? vai trò của sản xuất của cải vật chất
  • Thế nào là nhận thức? So sánh nhận thức và tình cảm
  • Pháp luật là gì? Tại sao pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc?

Từ khóa » Ví Dụ Về Sự Sáng Tạo Của ý Thức