Ví Dụ Về Vi Phạm Hành Chính 2022 - Pháp Luật
Có thể bạn quan tâm
Xử phạt vi phạm hành chính là cụm từ được nhắc đến rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Thế nhưng mọi người đã hiểu đúng về vi phạm hành chính?
Hoatieu.vn gửi đến bạn đọc bài viết "Ví dụ về vi phạm hành chính" dựa trên quy định pháp luật tại Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH về Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 100/2019/NĐ-CP để giúp mọi người hiểu rõ hơn về vi phạm hành chính.
Quy định pháp luật về vi phạm hành chính
- 1. Vi phạm hành chính là gì?
- 2. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính
- 3. Ví dụ về vi phạm hành chính và các yếu tố cấu thành
- 4. Đối tượng của vi phạm hành chính
- 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
- 6. Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
- 7. Luật xử lý vi phạm hành chính
- 8. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
- 9. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
- 10. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
1. Vi phạm hành chính là gì?
Điều kiện miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính
Điều 2 VBHN 09 định nghĩa về vi phạm hành chính như sau:
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy, vi phạm hành chính trước hết là hành vi có lỗi, lỗi này là lỗi vi phạm quy định về quản lý nhà nước (ví dụ: trong lĩnh vực giao thông, an ninh trật tự, đất đai...) mà không phải là tội phạm (không xâm phạm các quan hệ mà bộ luật hình sự bảo vệ, không thực hiện các hành vi có dấu hiệu tội phạm) và pháp luật quy định lỗi này phải bị xử phạt vi phạm hành chính .
2. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính
Theo điều 21 VBHN 09, có 5 hình thức xử phạt vi phạm hành chính, gồm:
- Cảnh cáo:
Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.
- Phạt tiền:
Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này (Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực thuế; đo lường; sở hữu trí tuệ; an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng khóan; hạn chế cạnh tranh theo quy định tại các luật tương ứng)
Đối với khu vực nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương thì mức phạt tiền có thể cao hơn, nhưng tối đa không quá 02 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong các lĩnh vực giao thông đường bộ; bảo vệ môi trường; an ninh trật tự, an toàn xã hội.
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn:
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề
- Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính):
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.
- Trục xuất:
Trục xuất là hình thức xử phạt buộc người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại Việt Nam phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Ví dụ về vi phạm hành chính và các yếu tố cấu thành
Ví dụ về vi phạm hành chính:
A bán hoa quả, các loại bánh trái trên vỉa hè ở nơi có quy định cấm bán hàng rong, bị cảnh sát giao thông phạt 100.000 đồng
Việc A bán hoa quả chính là vi phạm hành chính, cụ thể vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại mục 2 chương II Nghị định 100.
Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính:
- Hành vi có lỗi:
Điều 35 Luật giao thông đường bộ 2008: Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông. Trong một số trường hợp vẫn cho phép tổ chức một số hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội trên đường bộ.
Vì vậy, việc bán hàng rong là hành vi có lỗi. Lỗi ở đây có thể là lỗi cố ý (A biết nhưng vẫn làm) hoặc lỗi vô ý (không biết quy định của pháp luật)
- Vi phạm quy định quản lý nhà nước
Hành vi trên vi phạm quy định quản lý nhà nước về quản lý giao thông đường bộ (vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ)
- Theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính
Khoản 1 điều 12 Nghị định 100 quy định hành vi này phải bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng
4. Đối tượng của vi phạm hành chính
Những ai bị xử phạt vi phạm hành chính?
Theo pháp luật hiện hành, đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) gồm cá nhân, tổ chức. Xét riêng về cá nhân thì chủ thể bị xử phạt VPHC bao gồm công dân Việt Nam, người nước ngoài và cả người không quốc tịch.
Cá nhân bị xử phạt VPHC phải thỏa mãn điều kiện về độ tuổi. Theo đó, tuổi bị xử phạt VPHC được chia làm hai loại:
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt VPHC về VPHC do cố ý
- Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt VPHC về mọi VPHC.
5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là khoảng thời gian mà khi hết thời gian đó cơ quan chức năng không được xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm đó nữa.
Khoản 1 điều 6 VBHN 09 quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
- 02 năm:
Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khóa ng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước
- Vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế, cụ thể:
- Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, thời hiệu xử phạt là 02 năm
- Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn thì thời hiệu xử phạt là 05 năm
- 01 năm: các trường hợp còn lại
6. Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Theo điều 6 VBHN 09, thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là:
- Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
- Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm
7. Luật xử lý vi phạm hành chính
Mọi việc xử phạt hành vi hành chính phải tuân theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
Các bạn có thể đọc Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 tại đây
8. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Thẩm quyền xử phạt hành chính được xác định thế nào? Sau khi xác định được một hành vi là vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vi phạm này thuộc về ai? Trên thực tế có không ít vụ việc xác định sai thẩm quyền xử phạt hành chính. Hoatieu.vn gửi đến bạn đọc cách xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Việc xác định thẩm quyền xử phạt hành chính được thực hiện theo nguyên tắc tại Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC):
Điều 52. Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ 38 đến 51 của Luật này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân và được xác định theo tỉ lệ phần trăm quy định tại Luật này đối với chức danh đó.
Trong trường hợp phạt tiền đối với vi phạm hành chính trong khu vực nội thành thuộc các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 23 của Luật này, thì các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính do Chính phủ quy định cũng có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt cao hơn đối với các hành vi vi phạm hành chính do Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quy định áp dụng trong nội thành.
2. Thẩm quyền phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các điều từ 39 đến 51 của Luật này có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý.
Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
4. Trường hợp vụ việc vi phạm hành chính có nhiều hành vi vi phạm thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây:
a) Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
b) Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;
c) Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.
Thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện đối với tổ chức vi phạm hành chính
Điều 5a Nghị định số 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ quy định những chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại các khoản 1, 2 Điều 38; các khoản 3, 4, 5 Điều 39; khoản 3 Điều 40; các khoản 4, 5, 6 Điều 41; các khoản 3, 4 Điều 42; các khoản 2, 3, 4 Điều 43; các khoản 3, 4 Điều 44; các khoản 2, 3 Điều 45; các khoản 1, 2, 3, 5 Điều 46; Điều 47; các khoản 1, 2, 3 Điều 48; các khoản 2, 4 Điều 49 Luật Xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện đối với tổ chức vi phạm hành chính có giá trị gấp 02 lần giá trị tang vật, phương tiện bị tịch thu của cá nhân vi phạm hành chính.
Việc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cần được thực hiện một cách chuẩn xác theo hướng dẫn của pháp luật, cụ thể theo các hướng dẫn được trích dẫn phía trên.
9. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định thế nào? Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, sửa đổi bởi Khoản 34 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
1. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với vụ việc không thuộc trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này, thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính; vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 63 của Luật này;
b) Đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan quy định tại Điều 59 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính;
c) Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
=> Tùy theo mức độ của vụ việc mà thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính sẽ khác nhau: từ 07 ngày - 02 tháng
10. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Bên cạnh việc tuân theo các quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính, việc xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực cụ thể còn phải tuân thủ quy định của từng luật tương ứng
Do vậy, việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai phải đúng theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và Luật đất đai cũng như các nghị quyết, nghị định liên quan lĩnh vực đất đai
Cụ thể, ngày 19 tháng 11 năm 2019, Chính phủ đã cho ra đời Nghị quyết 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai bao gồm vi phạm trong sử dụng đất và vi phạm trong thực hiện dịch vụ về đất đai.
Trên đây, Hoatieu.vn đã gửi đến bạn đọc bài "Ví dụ về vi phạm hành chính" theo quy định tại nghị định 100, VBHN 09/VBHN-VPQH.
Vi phạm hành chính là loại vi phạm thường gặp trong cuộc sống, các bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính khi tham gia giao thông hay có những hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự (Ví dụ: Lần đầu trộm cắp tài sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng hoặc gây thương tích nhưng hậu quả dưới 11% và không thuộc các trường hợp theo quy định tại Bộ luật Hình sự về tội cố ý gây thương tích).
Đối với việc xử lý loại vi phạm nào thì đều phải xác định văn bản pháp luật quy định, hướng dẫn. Qua đó xác định hình thức xử phạt, quy trình xử phạt và thẩm quyền xử lý. Các bạn cũng nên nắm được các quy định này để tự bảo vệ quyền lợi của mình nếu chúng có dấu hiệu bị xâm phạm nhé.
Mời các bạn tham khảo các bài viết khác tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật.
Các bài viết liên quan:
- Không nộp phạt vi phạm hành chính bị phạt thế nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Từ khóa » Ví Dụ Về Xử Phạt Hành Chính Cảnh Cáo
-
Cảnh Cáo Hành Chính Là Gì? Hình Phạt Xử Phạt Cảnh Cáo Trong Vi ...
-
Vi Phạm Hành Chính Là Gì? Ví Dụ Về Vi Phạm Hành Chính
-
Vi Phạm Hành Chính Là Gì ? Cho Ví Dụ Về Vi Phạm Hành Chính ?
-
Phạt Cảnh Cáo được Hiểu Như Thế Nào Theo Quy định Của Pháp Luật?
-
[DOC] 19 TÌNH HUỐNG HỎI ĐÁP VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ...
-
Các Hình Thức Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính - Ánh Sáng Luật
-
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NÓI CHUNG
-
Áp Dụng Hình Phạt Cảnh Cáo đối Với Trường Hợp 15 Tuổi Trộm Cắp Tài ...
-
Sự Khác Biệt Giữa Xử Phạt Và Xử Lý Vi Phạm Hành Chính - Trang Chủ
-
Vi Phạm Hành Chính Là Gì? Mức Phạt Tối đa Là Bao Nhiêu?
-
Áp Dụng Tiền Sự Khi Xử Lý Tội đánh Bạc - Hỏi đáp Trực Tuyến
-
Hành Vi Vi Phạm, Hình Thức Và Mức Xử Phạt Vi Phạm Quy Tắc Giao ...
-
Vi Phạm Hành Chính Là Gì? Đặc điểm Của Vi Phạm Hành Chính?
-
Những Nội Dung Về Xử Phạt Người Chưa Thành Niên Vi Phạm Hành ...