Vi Khuẩn ăn Thịt Người Là Gì? Nhận Biết Triệu Chứng Và Phòng Ngừa?

Nội dung chính
  1. Vi khuẩn ăn thịt người là gì?
  2. Nguyên nhân nhiễm vi khuẩn ăn thịt người
  3. Vi khuẩn ăn thịt người có lây không?
  4. Triệu chứng bệnh vi khuẩn ăn thịt người
  5. Đối tượng nào dễ nhiễm vi khuẩn ăn thịt người?
  6. Chẩn đoán nhiễm vi khuẩn ăn thịt người
  7. Điều trị bệnh vi khuẩn ăn thịt người
  8. Phòng ngừa vi khuẩn ăn thịt người

Thời gian qua chúng ta đã nghe về những ca bệnh nhiễm vi khuẩn ăn thịt người gây hoang mang dư luận. Vậy vi khuẩn ăn thịt người là gì? Cách nhận biết và phòng ngừa như thế nào? Những thông tin này vô cùng cần thiết để chúng ta bảo vệ sức khỏe bản thân.

Vi khuẩn ăn thịt người là gì?

Vi khuẩn ăn thịt người thực chất là tên gọi mà con người đặt cho loại vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên hiện tượng viêm cân mạc hoại tử (necrotizing fasciitis - NF). Căn bệnh này còn được gọi là Whitmore.

Viêm cân mạc hoại tử là một nhiễm khuẩn sâu dưới da không thường gặp, tiến triển rất nhanh. Độc tố của vi khuẩn gây viêm và phá hủy các mô liên kết, mô mỡ và mô cơ.

Viêm cân mạc hoại tử thường được phân làm hai loại. Viêm cân mạc hoại tử loại I là do nhiễm nhiều loại vi khuẩn, thường kết hợp giữa một loài vi khuẩn yếm khí với một hoặc nhiều loại vi khuẩn yếm khí tùy nghi. Viêm cân mạc hoại tử loại II là do nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A. Viêm cân mạc hoại tử loại II thường xảy ra hơn và chiếm đa số trường hợp.

Nguyên nhân nhiễm vi khuẩn ăn thịt người

Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei sống rất lâu, tồn tại trong môi trường đất, nước, không khí khi nhiễm khuẩn trong nhiều năm liền. Loại vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể con người qua vết thương hở, vết trầy xước trên da, vết côn trùng cắn.

Đây là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao trong vòng 1 tuần nếu bị nhiễm khuẩn cấp. Tỉ lệ tử vong đạt từ 40 - 60%.

Vi khuẩn ăn thịt người có lây không?

Chúng ta có thể nhiễm chủng vi khuẩn chết người nay qua hít thở, uống phải nước nhiễm khuẩn, tiếp xúc với đất nhiễm khuẩn. Nếu có vết trầy xước trên da thì nguy cơ lây nhiễm và tiến triển bệnh càng nhanh hơn.

Bệnh hiếm khi lây nhiễm giữa người và người, chủ yếu truyền từ môi trường vào gây bệnh cho người. Tuy nhiên, nếu quan hệ tình dục hoặc sử dụng chung kim tiêm với người bị nhiễm bệnh thì có thể lây từ người sang người.

Triệu chứng bệnh vi khuẩn ăn thịt người

Triệu chứng của căn bệnh này thường bị nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh nhiễm trùng thường gặp khác như áp xe, quai bị, viêm tấy…Đó cũng chính là nguyên nhân người bệnh thường phát hiện muộn và không được điều trị kịp thời. Ngay cả khi chẩn đoán đúng thì tình trạng bệnh đã nặng, điều trị khó khăn, làm giảm cơ hội sống và có nguy cơ tử vong cao. Vì vậy, hãy chú ý để nhận biết sớm dấu hiệu vi khuẩn ăn thịt người.

  • Đau tăng mạnh ở khu vực xung quanh của vết thương, vết cắt, chỗ trầy xước,...
  • Khu vực xung quanh vết thương sưng, nóng, đỏ.
  • Nhiễm trùng tại chỗ, có hiện tượng sưng, đau, sốt, loét, áp xe
  • Nhiễm trùng phổi: ho, đau ngực, sốt cao, đau đầu, chán ăn, biểu hiện gần giống viêm phổi
  • Nhiễm trùng huyết với triệu chứng đau đầu, suy hô hấp, chướng bụng, đau khớp, rối loạn ý thức.
  • Nhiễm trùng máu: sốt cao, rét run, khó thở, tiêu chảy,...
  • Nhiễm trùng rải rác trên cơ thể: có vết loét ở nhiều bộ phận trên cơ thể, sụt cân, đau đầu, co giật, đau ngực, đau cơ khớp, đau ở các bộ phận khác nhau.

Đối tượng nào dễ nhiễm vi khuẩn ăn thịt người?

  • Người mắc bệnh mạn tính: tiểu đường, bệnh thận mạn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bệnh gan mạn tính,…
  • Người uống nhiều bia rượu, ung thư…
  • Người sống ở vùng có nguồn nước bị ô nhiễm, công việc thường xuyên tiếp xúc với đất, trầm mình dưới nước, đặc biệt khi có vết trầy xước da…

Chẩn đoán nhiễm vi khuẩn ăn thịt người

Khi vi khuẩn đi vào cơ thể sẽ phát triển rất nhanh chóng, phá hủy các mô liên kết, mô mỡ và mô cơ. Nếu không chẩn đoán và phát hiện bệnh sớm thì nguy cơ tử vong cao.

Chẩn đoán nhiễm vi khuẩn ăn thịt người hường dựa trên các triệu chứng tiến triển. Chẳng hạn như xuất hiện các bóng khí dưới da. Các bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm dịch và mẫu mô để nhận diện loại vi khuẩn mà bệnh nhân đã nhiễm.

Điều trị bệnh vi khuẩn ăn thịt người

Hiện nay vẫn chưa có vắc xin hay thuốc đặc trị, phòng ngừa bệnh Whitmore. Quá trình điều trị bệnh trải qua 2 giai đoạn và đều dùng kháng sinh:

  • Giai đoạn 1: Điều trị từ 10 – 14 ngày, sử dụng kháng sinh đường truyền tĩnh mạch (Ceftazidime mỗi 6-8 giờ hoặc Meropenem mỗi 8 giờ). Thời gian điều trị có thể kéo dài trong 8 tuần.
  • Giai đoạn 2: Dùng kháng sinh đường uống (Trimethoprim-sulfamethoxazole mỗi 12 giờ hoặc Amoxicillin/clavulanic acid mỗi 8 giờ). Thời gian điều trị từ 3 - 6 tháng.

Ngoài ra, các bác sĩ còn áp dụng 1 số biện pháp:

  • Phẫu thuật để loại bỏ phần mô tổn thương hoặc hoại tử nhằm ngăn chặn nhiễm khuẩn lan tràn
  • Phẫu thuật cắt cụt chi bị tổn thương trong một số trường hợp
  • Truyền kháng thể để hỗ trợ chống nhiễm khuẩn.
  • Sử dụng các thuốc nâng huyết áp.
  • Áp dụng liệu pháp oxy cao áp (hyperbaric oxygen therapy - HBOT) để điều trị vết thương.
  • Theo dõi tim mạch, hỗ trợ oxy.

Phòng ngừa vi khuẩn ăn thịt người

  • Sử dụng ủng, tất, đeo bao tay khi tiếp xúc với nước, đất, mặc đồ bảo hộ nếu cần thiết
  • Những người đang có vết trầy xước, vết thương hở trên da, mụn nhọt cần tránh tiếp xúc với bùn đất, nguồn nước ô nhiễm
  • Nếu bị thương cần sát khuẩn và vô trùng
  • Giữ vệ sinh môi trường sống
  • Thường xuyên rửa sạch tay chân, nhất là khi ra ngoài về
  • Đảo bảo bảo hộ khi tiếp xúc với người bệnh để ngăn nhiễm vi trùng, vi khuẩn
  • Khi xuất hiện các triệu chứng nêu trên nên đến ngay cơ sở y tế để chẩn đoán và có biện pháp điều trị kịp thời

Tạm kết: Bệnh vi khuẩn ăn thịt người thường xảy ra vào mùa mưa, thời điểm vi khuẩn có điều kiện phát triển và sinh sôi mạnh mẽ. Tuy nhiên, chúng ta không được chủ quan mà luôn cần chú ý thực hiện các biện pháp phòng hộ, bảo vệ cơ thể để tránh nhiễm khuẩn nhé!

THAM VẤN Y KHOA: DƯỢC SĨ HÀ HẰNG

Từ khóa » Vi Khuẩn ăn Thịt Người Wiki