Vi Khuẩn Hp đường Ruột Và Những điều Cần Biết - CumarGold
Có thể bạn quan tâm
Phần lớn vi khuẩn đường ruột đều là vi khuẩn có lợi tuy nhiên vẫn có một số vi khuẩn đường ruột gây nên các bệnh về đường tiêu hóa. Đối với loại vi khuẩn hp đường ruột thì sao? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu về loại khuẩn này trong bài viết dưới đây nhé.
Xem thêm:
- Đau bao tử nằm nghiêng bên nào tốt nhất?
- 6 cách xử lý khi bị đau bao tử râm ran
- Viêm dạ dày ruột nên ăn gì? Top 12 loại thực phẩm nên bổ sung
- Viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em và lưu ý
1. Vi khuẩn HP đường ruột là gì?
Vi khuẩn HP đường ruột có tên khoa học là Helicobacter pylori. Đây là loại vi khuẩn đường ruột khá phổ biến và có nhiều người mắc phải. Chúng có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể thông qua sinh hoạt, qua những dụng cụ ăn uống hàng ngày và phát triển trong đường tiêu hóa.
Vi khuẩn HP có thể dễ dàng tồn tại và phát triển trong hệ tiêu hóa của con người. Tuy nhiên, chúng tập trung và phát triển mạnh nhất ở dạ dày, đồng thời cũng gây ra nhiều bệnh lý ở khu vực này.
2. Ai có nguy cơ bị nhiễm khuẩn HP đường
Bất kỳ ai cũng có thể trở thành đối tượng bị nhiễm vi khuẩn đường ruột này, dưới đây sẽ là những đối tượng dễ bị nhiễm vi khuẩn HP nhất:
- Sinh hoạt chung với người bị nhiễm vi khuẩn HP: Vi khuẩn HP lây lan nhanh qua đường ăn uống, nước bọt, dịch tiết đường tiêu hóa nếu như các bạn sinh hoạt chung với người bị nhiễm vi khuẩn HP. Những thói quen sinh hoạt chung trong gia đình như: dùng chung cốc, bát đũa, ăn chung nước chấm, dùng chung bàn chải đánh răng,… sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn HP lây nhiễm từ người bệnh sang những người khác trong gia đình. Vi khuẩn HP lây lan nhanh qua đường ăn uống, nước bọt, dịch tiết đường tiêu hóa nếu như các bạn sinh hoạt chung với người bị nhiễm vi khuẩn HP.
- Những người thường xuyên sử dụng thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Vi khuẩn HP chủ yếu lây truyền qua đường ăn uống, nước bọt. Chính vì thế khi sử dụng thức ăn không đảm bảo vẹ sinh, thức ăn không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, dụng cụ chế biến thức ăn đảm bảo sạch sẽ có chứa vi khuẩn HP thì nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn HP rất cao. Đặc biệt những người thường có thói quen ăn ngoài quán không đảm bảo vệ sinh có nguy cơ cao nhiễm vi khuẩn HP.
- Người sử dụng nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm: Những người thường xuyên sử dụng nước sinh hoạt từ sông, hồ, ao suối chưa qua xử lý cũng có nguy cơ cao bị nhiễm vi khuẩn HP. Nguồn nước bị ô nhiễm là một trong những nguyên nhân khiến vi khuẩn HP phát triển, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm rất cao vì vi khuẩn HP chủ yếu lây truyền qua đường ăn uống.
- Ở những nước đang phát triển, trẻ em trong độ tuổi từ 2-8 tuổi và người lớn từ 20 tuổi trở lên là những đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm vi khuẩn HP.
Xem thêm: Top 4 đường lây nhiễm vi khuẩn HP dễ nhất
3. Vi khuẩn HP đường ruột sống ở môi trường nào và bao lâu?
Môi trường sống tác động tới tuổi thọ của vi khuẩn HP, dưới đây sẽ là những môi trường sống và tuổi thọ của vi khuẩn HP
- Vi khuẩn HP sống trong môi trường dạ dày: Vi khuẩn HP được biết tới là loại vi khuẩn duy nhất có thể sống được trong môi trường acid dạ dày. Sau khi xâm nhập vào lớp nhầy bảo vệ, vi khuẩn HP sẽ tiết ra enzyme Urease giúp trung hòa độ acid để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường acid dạ dày. Niêm mạc dạ dày sẽ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn HP sinh sôi và phát triển. Tuổi thọ của vi khuẩn HP trong môi trường dạ dày do con người quyết định. Nếu như chúng ta không có biện pháp để tiêu diệt thì vi khuẩn HP vẫn sẽ tồn tại và phát triển.
- HP tồn tại trong khoang miệng, đường ruột, hốc xoang: Ngoài môi trường dạ dày vi khuẩn HP đường ruột còn tồn tại trong khoang miệng, đường ruột, hốc xoang. Khi bị nhiễm vi khuẩn HP và mắc các bệnh lý về dạ dày người bệnh thường trào ngược khí từ dạ dày lên khoang miệng. Chính vì thế vi khuẩn HP sẽ dễ dàng đi theo con đường trào ngược dạ dày đẩy lên khoang miệng thậm chí lên cả hốc xoang. Cũng tương tự như trong môi trường dạ dày, tuổi thọ của vi khuẩn HP tồn tại trong khoang miệng, đường ruột, hốc xoang do con người quyết định.
- Vi khuẩn HP còn được phát hiện ở các kênh rạch, ao hồ, thức ăn, nguồn nước...Trong môi trường nước như ao hồ, kênh rạch,… vi khuẩn HP có thể tồn tại khá lâu tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường nước. Vi khuẩn HP có thể sống được hơn 1 năm khi sống trong môi trường nước. Khi nước được đun sôi 1000 độ, vi khuẩn HP sẽ chết.
- Vi khuẩn HP sống ở phân: Vi khuẩn HP tồn tại trong phân người bệnh, khi đi ngoài vi khuẩn HP sẽ được đào thải qua phân. Chính vì thế ngoài những môi trường nêu trên, vi khuẩn HP còn sống ở phân người. Khi đi vệ sinh không rửa tay vi khuẩn HP sẽ dễ dàng lây nhiễm từ người bệnh sang người lành. Vi khuẩn HP khi ra ngoài môi trường tự nhiên sức sống của chúng khá yếu ớt và thời gian sống ngắn.
Chi tiết: Vi khuẩn HP có ở đâu? Thông tin cần thiết để phòng bệnh HIỆU QUẢ
4. Vi khuẩn HP có trong đường ruột có nguy hiểm không?
Khi bị nhiễm vi khuẩn HP đường ruột nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời người bệnh có thể sẽ gặp phải các biến chứng nguy hiểm tới đường tiêu hóa như:
- Viêm niêm mạc dạ dày: Khi bị nhiễm vi khuẩn HP, chúng sẽ phát triển và tấn công mạnh vào niêm mạc dạ dày gây ra tình trạng viêm niêm mạc dạ dày
- Loét dạ dày tá tràng: Viêm mạn tính niêm mạc dạ dày lâu ngày sẽ dẫn tới loét dạ dày tá tràng. Vi khuẩn HP sau khi xâm nhập vào lớp nhầy bảo vệ sẽ tiết các chất khiến dạ dày phải sản sinh nhiều axit dịch vị, làm mất chức năng bảo vệ niêm mạc của dạ dày tá tràng từ đó gây tổn thương và loét niêm mạc dạ dày tá tràng. Loét dạ dày tá tràng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng như: thủng dạ dày- tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị
- Ung thư dạ dày: Khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn HP, chúng sẽ là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh gặp phải tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày và dị sản ruột. Lâu ngày tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày và dị sản ruột sẽ phát triển dẫn tới ung thư dạ dày.
5. Cách điều trị vi khuẩn HP đường ruột
Như chúng ta đã biết loại khuẩn hp đường ruột này có thể có hại hoặc có lợi. Trường hợp loại khuẩn này gây hại thì có thể tiêu diệt và phòng ngừa bằng các cách dưới đây:
5.1 Sử dụng thuốc Tây y tiêu diệt vi khuẩn HP
Một trong số những phương pháp giúp tiêu diệt vi khuẩn HP đường ruột hiệu quả được áp dụng phổ biến hiện nay đó là sử dụng thuốc tây y để điều trị vi khuẩn HP. Hiện tại có nhiều phác đồ khác nhau được chỉ định áp dụng giúp điều trị vi khuẩn HP. Việc tiêu diệt vi khuẩn HP cần phải sử dụng phác đồ có sự kết hợp của nhiều loại thuốc khác nhau. Người bệnh có thể tham khảo phác đồ điều trị vi khuẩn HP dưới đây :
Phác đồ 3 thuốc dùng trong 10- 14 ngày gồm có, Omeprazole, Amoxicillin, Clarithromycin
Clarithromycin
- Clarithromycin: là loại kháng sinh rất nhạy cảm với vi khuẩn HP và được đánh giá mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị vi khuẩn HP.
- Cơ chế hoạt động: ức chế sinh tổng hợp Protein của vi khuẩn HP
- Liều dùng: uống 500mg x 2 lần/ngày, sau khi ăn
- Tác dụng phụ không mong muốn: việc sử dụng Clarithromycin có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, nổi mề đay, ban đỏ, mẩn ngứa
Amoxicillin
- Amoxicillin: là loại kháng sinh phổ rộng có độ bền cao với môi trường dạ dày, được sử dụng nhiều nhất trong các phác đồ điều trị vi khuẩn HP
- Cơ chế hoạt động: ức chế sinh tổng hợp Mucopeptid của thành tế bào vi khuẩn HP
- Liều dùng: uống 1000mg x 2 lần/ngày, sau khi ăn
- Tác dụng phụ không mong muốn: Amoxicillin có thể gây sôi bụng, đi ngoài, nôn, buồn nôn,…
Thuốc Omeprazole
- Omeprazole là một loại thuốc giảm tiết axit được sử dụng khá phổ biến hiện nay.
- Cơ chế: điều chế tiết axit mạnh, đặc biệt khi kết hợp thuốc Omeprazole với các loại thuốc kháng sinh sẽ mang lại hiệu quả cao nhất.
- Liều lượng sử dụng: 40mg/ngày chia thành 2 lần, uống sau các bữa ăn.
- Tác dụng phụ không mong muốn: tiêu chảy, táo bón, đau đầu
Chi tiết: Điều trị vi khuẩn HP trong bao lâu thì khỏi hoàn toàn?
5.2 Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học
Chế độ ăn uống hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt vi khuẩn HP. Chính vì thế ngoài việc sử dụng thuốc Tây y để điều trị vi khuẩn HP người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học để việc điều trị vi khuẩn HP đạt hiệu quả cao nhất.
Những thực phẩm người bị nhiễm vi khuẩn HP đường ruột nên ăn:
- Gia vị giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP: Các loại gia vị như: gừng, tỏi, nghệ đều có chứa những hoạt chất có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP từ đó giúp hỗ trợ điều trị loại khuẩn HP đường ruột hiệu quả.
- Chè dây: Chè dây có chứa hoạt chất Flavonoid có tác dụng chống viêm, làm lành nhanh tổn thương ở niêm mạc dạ dày- tá tràng, ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP từ đó giúp tiêu diệt loại khuẩn HP đường ruột hiệu quả.
- Thực phẩm giàu Probiotic: Theo các công trình nghiên cứu Probiotic giúp duy trì sức khỏe đường ruột, tăng cường chức năng tiêu hóa và đặc biệt giúp tiêu diệt vi khuẩn HP hiệu quả. Những thực phẩm giàu Probiotic mà người bị nhiễm vi khuẩn HP đường ruột nên ăn như: sữa chua, giấm táo nguyên chất, bơ, phô mai, sô cô la đen,…
- Bông cải xanh: Bông cải xanh có chứa nhiều chất xơ không chỉ giúp giảm vi khuẩn có hại cho đường ruột mà còn tăng cường chức năng tiêu hóa. Bên cạnh đó hoạt chất Sulforaphane có trong bông cải xanh còn giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP, từ đó giúp tiêu diệt loại khuẩn HP đường ruột hiệu quả.
- Thực phẩm giàu Vitamin và khoáng chất: Người bị nhiễm vi khuẩn HP đường ruột nên ăn những thực phẩm giàu Vitamin và khoáng chất giúp bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể thông qua khẩu phần ăn hàng ngày nhằm tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể trước những tác nhân gây hại, đặc biệt là vi khuẩn HP
Những thực phẩm người bị nhiễm vi khuẩn HP đường ruột cần hạn chế ăn:
- Kiêng ăn các món ủ lên men: Hầu hết các món ủ lên men có tính acid cao và chứa hàm lượng sinh vật lên men rất dễ kích thích tăng tiết acid dịch vị, khiến tổn thương nghiêm trọng hơn, tao điều kiện thuận lợi để vi khuẩn HP tồn tại và phát triển. Các món ủ lên men mà người bị nhiễm vi khuẩn HP cần tránh như: dưa muối, cà muối, cải chua, hành củ muối, su hào muối,…
- Các chất kích thích: Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, chè đặc, đồ uống có gas,…sẽ kích thích tăng tiết acid dịch vị, gây tổn thương đường ruột. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn HP sinh sối và phát triểnĐồ ăn sống
- Hầu hết các loại đồ ăn sống thường không được vệ sinh sạch sẽ, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tại đường ruột đặc biệt là vi khuẩn HP, khiến việc điều trị loại khuẩn HP đường ruột không đạt hiệu quả như mong muốn. Những loại đồ ăn sống mà người bị nhiễm loại khuẩn này nên tránh có thể kể đến như: các loại rau sống, gỏi cá, mắm tôm, mắm ruốc,…
- Gia vị cay nóng: Người bị nhiễm loại khuẩn HP đường ruột nếu ăn nhiều thực phẩm cay nóng sẽ gây kích thích dạ dày- tá tràng, khiến dạ dày- tá tràng tổn thương càng nghiêm trọng hơn từ đó tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn HP phát triển. Những thực phẩm cay nóng người bị nhiễm loại khuẩn HP đường ruột không nên ăn bao gồm: ớt, hạt tiêu, sa tế, mù tạt, muối ớt,…
Xem thêm: 18 nhóm thực phẩm ĐẠI KỊ cho người bệnh
5.3 Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lành mạnh
Ngoài việc xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học, người bị nhiễm vi khuẩn HP đường ruột cũng cần xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lành mạnh để có thể hỗ trợ điều trị vi khuẩn HP hiệu quả.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi vệ sinh để ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn gây hại đặc biệt là vi khuẩn HP
- Sắp xếp công việc khoa học hợp lý, tránh căng thẳng mệt mỏi
- Nghỉ ngơi, tránh làm việc và vận động mạnh sau khi ăn để không làm cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa, tạo điều kiện cho vi khuẩn HP phát triển.
- Xây dựng thói quen ăn chín uống sôi, hạn chế ăn thức ngoài hàng quán không đảm bảo vệ sinh, nên ăn những thực phẩm sạch, đảm bảo chất lượng và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
- Tích cực luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể trước những tác nhân gây hại từ bên ngoài, đặc biệt là loại khuẩn HP đường ruột.
- Trong gia đình không nên dùng chung bát đũa, dùng chung bát nước chấm, dùng riêng ly, cốc, đồ dùng vệ sinh cá nhân,.. để tránh lây lan vi khuẩn HP ra cộng đồng
- Diệt trừ ruồi, muỗi, gián, chuột, vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ
Trên đây là những thông tin cần biết về vi khuẩn HP đường ruột mà chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn. Hy vọng với bài viết này các bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị loại khuẩn HP đường ruột hiệu quả.
Từ khóa » Khuẩn đường Ruột Hp
-
Nhiễm Khuẩn H.p (Helicobacter Pylori): Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Vi Khuẩn HP Là Gì? Lây Qua đường Nào? | Vinmec
-
Vi Khuẩn HP Có Nguy Hiểm Không? | Vinmec
-
Vi Khuẩn HP Lây Qua đường Nào Và Cách Nhận Biết Mình đã Nhiễm HP
-
Vi Khuẩn HP Là Gì Và Cần Làm Gì Khi Nhiễm Vi Khuẩn HP? | Medlatec
-
Vi Khuẩn H.P Gây Bệnh đường Tiêu Hóa - VnExpress Sức Khỏe
-
Nhiễm Helicobacter Pylori - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Nhiễm Khuẩn HP - Khi Nào "CẦN" Và "KHÔNG CẦN" điều Trị ...
-
Vi Khuẩn HP Dương Tính Là Gì? Có Nguy Hiểm Không?
-
Vi Khuẩn HP | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Điều Trị Vi Khuẩn Hp Bao Lâu Thì Khỏi? Cách Chữa Dứt điểm Vi Khuẩn Hp
-
Vi Khuẩn HP Là Gì? Có Lây Không Và Cách Chữa Trị
-
Vi Khuẩn Hp Có Thật Sự Nguy Hiểm?
-
PEDIA GOLD HP ENTENERO - CUNG CẤP 3 TỶ VI KHUẨN CÓ LỢI ...