Vi Sai Có Khớp Ma Sát (dạng Lò Xo Đĩa Ép) | OTO-HUI
- Home What's new Latest activity Authors
- Cà phê OH
- Diễn đàn
- Diễn đàn
- Hoạt động chuyên môn
- Kỹ thuật sửa chữa các loại xe
- Thảo luận sửa chữa ô tô
bill_3591
Thành viên O-H
mọi người giải thích giúp e nguyên lý hoạt động của cơ cấu vi sai có khớp ma sát đơn này, cảm ơn m.n Chủ đề tương tự hoaikaka Phản ứng của ECU thế nào trong việc điều khiển xăng & lửa khi nhận tín hiệu thay đổi ở neyuq Em chào các cụ. Chúc các cụ buổi tối vui vẻ. Có nhiều sức khỏe làm việc hăng say. Nay tqclaanh chào mọi người cho em hỏi có ai có thể đọc mạch điện điều hòa vios 2012 không ạ giúp triccoto Tìm tài liệu đại tu động cơ Ford Ranger 2005 E đang có chiếc Ford Ranger 2005, sx tại Việt Nam, Pphamdieuson
Thành viên O-H
Trước tiên cụ nên xác định nguyên lý cấu tạo và lắp ghép của vi bộ vi sai. Trong hình vẽ của cụ thể hiện như sau. - Cái bánh răng to đùng ngoài cùng đấy là Vành răng. Vành răng có tác dụng truyền momen từ trục các đăng đến trục vi sai. - Đĩa ma sát: Là trung gian truyển momen từ Vành răng đến trục visai. Có tác dụng là hệ thống an toàn tránh xung lực đột ngột, bảo vệ cho các đăng và hộp số. - Bánh răng visai: nằm trên trục visai truyền momen từ trục visai đến các bánh răng bán trục. Bánh răng visai chỉ quay khi xe vào cua, lúc này các bánh xe chủ động không quay đều nhau. Khi xe chạy thẳng thì bánh răng visai không quay. - Bánh răng bán trục: Truyền momen từ trục visai qua bánh răng visai đến trục của bánh xe.luckyboy270993
Thành viên O-H
cái này cũng đơn giản thôi cụ ah. nhưng trước hết cụ phải tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bộ vi sai. em nói đơn giản thế này khi xe chạy trên đường thẳng thì ly hợp chưa hoạt động nên xe chạy thẳng hai bánh xe quay đều với nhau. Khi xe quay vòng thì ly hợp kép thực hiện nhiệm vụ là nhận phản lực từ mặt đường tác dụng lên bánh xe , nếu lực bên phải lớn hơn thì ly hợp bên phải khóa lại , làm cho bên phải quay chậm hơn bên trái. hay còn gọi là gài cầu ah . DDZCARVN
Thành viên O-H
Không hẳn đúng như các Bạn giải thích ở trên ,vì cơ cấu vi sai thì trong nghề ô tô thì phải biết rõ rồi nhưng câu hỏi là khớp ma sát đơn trong bộ vi sai . tỉ lệ cầu xe có đĩa ma sát không nhiều và sử dụng chủ yếu cho các loại xe quân sự, xe dùng cho địa hình xấu với mục đích làm giảm độ nhạy của vi sai ,ít phải khóa vi sai khi đi qua các nơi trơn lầy không nặng lắm. cái dở của loại cầu này là có thể rung ồn xe khi đi qua cua ở các con đường tốt.Phạm Vỵ
Thành viên O-H
Về vấn đề này không mới nhưng không phải ai cũng hiểu thấu đáo một cách bản chất. Vì vậy tôi xin diễn giải như sau: Chức năng bộ vi sai: Phần này thì ai cũng biết nên tôi không diễn giải thêm. Tuy nhiên ngoài cái lợi mà bộ vi sai mang lại về mặt động học thì nó cũng phát sinh một nhược điểm kèm theo về mặt động lực học. Đó là sự giảm (hoặc mất mô men) khi một bên bánh xe đi vào đường trơn lầy. Người ta đã chứng minh được công thức về mối quan hệ về sư phân bố mô men ở bộ vi sai và giữa 2 bên bánh xe như sau: M0 = M1 + M2 M1 = M2 + Mms Trong đó M0 là mô men từ động cơ truyền đến vỏ bộ vi sai, còn M1 và M2 là mô men phân bố đến 2 bánh xe 2 bên. Mms là mô men ma sát trong của bộ vi sai, nó chỉ xuất hiện khi bộ vi sai làm việc. Như vậy khi xe đi trên đường khô tốt thì mô men từ động cơ truyền hết tới 2 bánh xe làm xe chuyển động bình thường. Nhưng khi chỉ cần 1 trong 2 bánh xe sa xuống vũng lầy thì mô men bám bên đó xấp xỉ bằng 0 (M2 = 0). Khi này theo biểu thức trên (M1 = M2 + Mms) thì M1 sẽ chỉ còn bằng Mms. Mà đối với vi sai thông thường thì Mms rất nhỏ nên ngay bánh xe còn bám trên đường tốt có mô men M1 cũng không đủ thắng sức cản để xe vượt lầy. Muốn xe vượt được lầy thì làm sao phải tăng Mms trong của bộ vi sai lên. Từ đó các bộ vi sai tăng ma sát ra đời. Chúng ta thường gặp các loại: Vi sai tăng ma sát dùng bộ côn nhiều đĩa tạo lực ép ban đầu bằng lò xo hoặc bằng lực phát sinh trên chốt và rãnh chéo; Vi sai tăng ma sát trong loại cam; vi sai tăng ma sát trong loại trục vít bánh vít...Và khi người ta dùng bộ khóa vi sai thì Mms = vô cùng. Lúc này nếu M2 = 0 thì vẫn có M1 = M0 và xe dễ dàng vượt lầy. Xin nhớ cho rằng các bộ vi sai tăng ma sát thì Mms chỉ xuất hiện khi bộ vi sai làm việc, có nghĩa là có sự chuyển động tương đối giữa 2 bán trục. Qua bài viết này hi vọng các bạn sẽ giải tỏa được thắc mắc.luckyboy270993
Thành viên O-H
bài viết rất hay ạ . nhưng hể bên nào mắc lầy ( với vi sai thường ) thì mô men sẽ truyề cho bánh bị mắc lầy đúng không thầy . con đối với visai đĩa ma sát hì ngược lại đúng không ạ ? Nnguyentuan_me
Thành viên O-H
luckyboy270993 đã viết: bài viết rất hay ạ . nhưng hể bên nào mắc lầy ( với vi sai thường ) thì mô men sẽ truyề cho bánh bị mắc lầy đúng không thầy . con đối với visai đĩa ma sát hì ngược lại đúng không ạ ? Nhấn để mở rộng...Đặc tính của bộ vi sai là thay đổi tốc độ của 2 bánh xe chủ động dựa theo lực cản tác dụng lên các bánh xe này. Thí dụ khi vào của, bánh ở gần với tâm quay vòng (bánh bên trong) sẽ chịu lực cản lớn hơn với bánh ở xa (bánh bên ngoài), dựa vào đó, bộ vi sai truyền thống sẽ làm cho bánh bên trong quay chậm hơn bánh bên ngoài. Trường hợp khi một trong hai bánh xe cầu chủ động bị sa lầy. Bánh bị sa lầy không chịu lực cản (mất bám), do đó bộ vi sai sẽ truyền toàn bộ momen chủ động về bánh xe này. Bánh xe bị lầy quay tự do, bánh xe ko bị lầy đứng yên không nhúc nhích. Xe không thể thoát lầy được. Nếu như bộ vi sai có ma sát, thì cho dù một trong hai bánh bị mất bám quay tự do thì một phần momen vẫn được truyền cho bánh bên kia, bánh còn bám nhận được một ít momen và từ từ giúp xe thoát được lầy.
nguyenminhnam
Thành viên O-H
có bạn nào rành về vi sai cam không.cho mình thỉnh giáo với.luckyboy270993
Thành viên O-H
bác có thể nói rõ ra được không chứ em cũng chưa nghe vi sai cam là như thế nào nữa ạ. Nếu ai biết thì nói cho mọi người tham khảo được không ạ.Phạm Vỵ
Thành viên O-H
luckyboy270993 đã viết: bài viết rất hay ạ . nhưng hể bên nào mắc lầy ( với vi sai thường ) thì mô men sẽ truyề cho bánh bị mắc lầy đúng không thầy . con đối với visai đĩa ma sát hì ngược lại đúng không ạ ? Nhấn để mở rộng...Em hiểu như vậy không đúng rồi, thay vì giải thích lại ở đây thì em đọc kỹ lại bài tôi đã viết ở trên đi.[DOUBLEPOST=1404360838,1404360104][/DOUBLEPOST]
nguyenminhnam đã viết: có bạn nào rành về vi sai cam không.cho mình thỉnh giáo với. Nhấn để mở rộng...Tôi gửi cho bạn cấu tạo loại vi sai cam và cả vi sai trục vít-bánh vít nữa
Cai banh xe
Kích thích nghĩa là kích vào chỗ người ta Thích!
Thực sự, tôi cũng chỉ nghe thấy nói về vi sai cam, cũng chưa hề được biết nguyên lý hoạt động, cấu tạo, ưu và khuyết điểm, loại xe được áp dụng.. Mong các sư huynh đệ có ai biết thì bảo cho vớiBạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.
Đăng nhập liền nha, dễ lắm Chia sẻ: Facebook Email Chia sẻ Liên kếtĐã ghim
Cà phê OH
#cafe-ohHội anh em sửa chữa ô tô
#hoi-mau-nhiem-nhotChủ đề bác đang quan tâm
- turbo
- Mới nhất: totototot
- Hôm qua, lúc 22:36
- tìm hiểu về động cơ diesel và động cơ xăng #otomin#damme
- Mới nhất: totototot
- Hôm qua, lúc 22:34
- tìm động cơ oto
- Mới nhất: totototot
- Hôm qua, lúc 22:33
- turbocharger
- Mới nhất: pupupuppupu
- Hôm qua, lúc 22:01
- ford ranger turbocharger
- Mới nhất: pupupuppupu
- Hôm qua, lúc 21:54
Từ khóa » Vi Sai Tăng Ma Sát
-
Tìm Hiểu Về Cấu Tạo Và Chức Năng Của Vi Sai Tăng Ma Sát
-
Tìm Hiểu Về Cấu Tạo Và Chức Năng Của Vi Sai Tăng Ma Sát - Mua Xe
-
Giáo Trình Bộ Vi Sai - Tài Liệu Text - 123doc
-
P3 - VI SAI TĂNG MA SÁT KHỚP NỐI THỦY LỰC (DIFFERENTIAL)
-
- Vi Sai Tăng Ma Sát Là Gì? Nó Hoạt động Ra...
-
[PDF] QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ ...
-
Bộ Vi Sai Là Gì? Phân Loại Bộ Vi Sai Trên ô Tô Chi Tiết Cho Chủ Xe - VinFast
-
ĐỒ ÁN CẢI TIẾN BỘ VI SAI CỦA CẦU SAU CHỦ ĐỘNG XE DU LỊCH
-
Bô Vi Sai Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Của Bộ Vi Sai Trên ô Tô
-
Nguyên Lý Làm Việc, Cấu Tạo Bộ Vi Sai ô Tô
-
Nguyên Lý Hoạt động Của Bộ Vi Sai
-
Bộ Vi Sai Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Của Bộ Vi Sai ô Tô?
-
Tìm Hiểu Cấu Tạo Vi Sai Trên Các Mẫu Xe Bán Tải