Vì Sao Không Làm đông Kem đã Tan Chảy để ăn?

Amreen Bashir - Giảng viên khoa Y sinh tại Đại học Aston (Anh) cho rằng, những người bị tiểu đường và béo phì không nên ăn kem. Bên cạnh đó, kem khi đã tan chảy được làm đông lạnh lại để ăn sẽ có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.

Các nhà sản xuất thực phẩm có các phương pháp để đảm bảo sự an toàn của nguyên liệu, tuy nhiên trên thực tế, ngay cả những thương hiệu tốt nhất cũng từng phải thu hồi các sản phẩm bị nhiễm khuẩn ngay từ đầu.

Vi sao khong lam dong kem da tan chay de an?
Ngoài nguy cơ gây tiểu đường và béo phì, món kem còn có khả năng gây bệnh nguy hiểm, đặc biệt là khi chúng đã tan chảy.

Vào năm 2015, tại thành phố Topeka (bang Kansas, Mỹ) có 5 người đã nhập viện và 3 người tử vong sau khi ăn kem bị nhiễm vi khuẩn Listeria.

Trước đó, tỷ lệ vi khuẩn có trong kem ở mức cho phép nhưng khi người tiêu dùng lấy ra ở nhiệt độ phòng, kem tan chảy khá nhanh và hỗn hợp chất lỏng từ sữa, đường tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn Listeria phát triển.

Để phòng tránh bị ngộ độc thực phẩm vì vi khuẩn Listeria, bạn nên hạn chế để kem bị tan. Mỗi lần ăn kem chỉ lấy đủ số lượng, tránh dư thừa rồi để vào tủ lạnh làm đông trở lại.

Nếu thích tự làm kem tại nhà, hãy cẩn thận trong khâu chọn nguyên liệu vì mỗi năm, có hàng trăm trường hợp bị ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Salmonella trong trứng  gà sống. Các công ty sản xuất kem thường sử dụng trứng tiệt trùng, bạn cũng chỉ nên sửa dụng sữa và trứng tiệt trùng để làm kem tại nhà.

Hà Di

Nguồn Theo Dailymail

Từ khóa » Kem Bị Chảy Nước Phải Làm Sao