Vì Sao Mất Ngủ, Khó Ngủ Hậu Covid-19? - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Trả lời:
Covid-19 là bệnh nhiễm trùng hệ thống, sau khi khỏi bệnh độc tố của virus vẫn tồn tại trong nhiều cơ quan, bộ phận cơ thể như phổi, gan, cơ, thận, khớp, da, thần kinh... gây di chứng, xảy ra ở tuần 2-4 sau khi khỏi bệnh.
Một bệnh nhân thường bị nhiều di chứng cùng lúc, phổ biến là mệt mỏi, đau tức ngực, ho kéo dài, thở hụt hơi kèm theo căng thẳng, lo âu. Nỗi sợ hãi bệnh tật khiến người bệnh dễ mất ngủ, đầu giấc khó ngủ, hay tỉnh giấc bất chợt, khó duy trì giấc ngủ... gọi chung là rối loạn giấc ngủ.
Biến chủng Omicron đang lưu hành phổ biến tại TP HCM, đặc trưng của chủng này là ho, sốt, đau rát họng nhiều, nhức đầu kéo dài, giảm thể lực, thở hụt hơi nên gây tình trạng stress và rối loạn giấc ngủ hậu Covid-19 nhiều hơn. Trung bình khoảng 20-25% (khoảng 40-50 người) trong tổng số bệnh nhân đến khám hậu Covid-19 tại Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM ghi nhận tình trạng mất ngủ. Trong đó, nhiều người cho biết họ đã mất ngủ nguyên tuần, phụ nữ nhiều hơn nam giới.
Rối loạn giấc ngủ kéo dài không được can thiệp, điều trị dễ khiến người bệnh gặp nhiều vấn đề sức khỏe hơn, làm kiệt quệ thể chất và tinh thần. Họ không còn năng lượng làm việc, người luôn mệt mỏi, đau dạ dày, đánh trống ngực. Thậm chí, những người đã có rối loạn lo âu, mất ngủ trước đó có thể bị trầm cảm, suy nghĩ tiêu cực tự làm hại bản thân.
Do đó, người trưởng thành thường xuyên ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày, nằm trằn trọc vài tiếng mới ngủ được, ngủ hay tỉnh giấc giữa chừng, tỉnh dậy thấy cơ thể không sảng khoái, mất năng lượng, cần đến cơ sở y tế khám, tìm nguyên nhân, mức độ rối loạn giấc ngủ để có phương án điều trị phù hợp.
Trường hợp mất ngủ nhẹ, các bác sĩ sẽ điều trị bằng thuốc, song song với điều trị các di chứng hậu Covid-19 kèm theo khác. Trường hợp bệnh nhân mất ngủ cấp tính (dưới 3 tháng) có khả năng hồi phục hoàn toàn khá cao. Riêng nhóm bệnh nhân trước khi mắc Covid-19 đã mất ngủ mạn tính, Covid-19 làm bệnh nặng hơn thì khả năng hồi phục thấp hơn.
Ngoài thuốc, người bệnh cũng được hướng dẫn thực hành chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vận động khoa học, điều độ. Đặc biệt, bạn nên tránh tự sử dụng, lạm dụng các loại thuốc ngủ thuộc nhóm benzodiazepine (như seduxen) vì chúng có nhiều tác dụng phụ, dễ gây nghiện khiến việc điều trị rối loạn giấc ngủ khó khăn hơn.
Bác sĩ Hoàng Đình Hữu HạnhPhụ trách Đơn vị Rối loạn giấc ngủ, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM
- Mất ngủ triền miên sau khỏi Covid-19
- Cải thiện mất ngủ do Covid-19
- Chữa mất ngủ hậu Covid
Từ khóa » Khó Ngủ Vì Covid
-
Góc Giải đáp: Hiện Tượng Mất Ngủ Hậu Covid Kéo Dài Bao Lâu?
-
Khó Ngủ, Mất Ngủ Hậu Covid-19: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Mất Ngủ Hậu COVID-19, Dùng Thuốc Thế Nào?
-
CÁCH KHẮC PHỤC MẤT NGỦ, KHÓ NGỦ DO HẬU COVID
-
Làm Gì Khi Bị Mất Ngủ Hậu COVID? | Bệnh Viện 199 Bộ Công An
-
Hậu COVID-19 Bị Mất Ngủ: Nên Dùng Thuốc Như Thế Nào?
-
Mất Ngủ Hậu Covid-19 Có Cần đi Khám? | Vinmec
-
Khắc Phục Rối Loạn Giấc Ngủ Hậu Covid-19 - Bệnh Viện Đà Nẵng
-
Rối Loạn Giấc Ngủ Sau Nhiễm Covid - Cách Khắc Phục - CarePlus
-
Tình Trạng Mất Ngủ Sau Mắc Covid-19, Nguyên Nhân Và Cách Khắc ...
-
Mất Ngủ Hậu COVID-19: Nguyên Nhân ... - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Mất Ngủ Hậu COVID-19: Nguyên Nhân, Tác Hại Và Biện Pháp Khắc Phục
-
Vì Sao Mất Ngủ, Khó Ngủ Hậu Covid-19? - YouTube
-
Mất Ngủ Do đại Dịch COVID-19 Và Biện Pháp Khắc Phục