Vì Sao Nhà Tống Là Vương Triều 'thảm Hại' Nhất Lịch Sử Trung Hoa?
Có thể bạn quan tâm
Nhà Tống được các sử gia sau này đánh giá là triều đại xưa nay hiếm trong lịch sử Trung Hoa, tuy phát triển vượt bậc, nhưng lại không đạt được bất kì một thành tích nào trên chiến trường.
Sau khi Nhà Tống được thành lập năm 960, Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận và người kế vị sau này là Tống Thái Tông Triệu Khuông Nghĩa (sau này gọi là Triệu Quang Nghĩa) ra sức đem quân Bắc phạt, thu hồi Yên Vân bao gồm 16 châu (tỉnh Sơn Tây, Hà Bắc ngày nay) bao gồm cả Vạn lý Trường Thành, theo China Hightlight.
Khu vực này từ thời Hán, Đường đã là nơi chuyên cung cấp kỵ binh, tạo ra sức mạnh không gì có thể cản nổi trên chiến trường. Ở thời Tống, chiến mã vẫn là thứ vũ khí đem lại hiệu quả cao, trong khi thuốc súng mới chỉ ở giai đoạn sơ khai.
Nhà Tống là triều đại hiếm hoi trong lịch sử Trung Hoa không thể thống nhất hoàn toàn Trung Hoa.
Hai lần Bắc phạt bất thành
Tống Thái Tông Triệu Quang Nghĩa lên ngôi có triều tranh cãi. Ngày 13/11/976, Tống Thái tổ Triệu Khuông Dận gọi em trai Triệu Quang Nghĩa vào cung uống rượu. Đến tối, Quang Nghĩa ra về, sáng hôm sau thì hoàng đế khai quốc nhà Tống qua đời ở tuổi 49.
Chính vì sự trùng hợp này mà mãi về sau, Triệu Quang Nghĩa luôn mang tiếng là giết anh trai cướp ngôi. Khi mới lên ngôi, Tống Thái Tông chủ trương thu hồi Yên Vân từ tay người Khiết Đan.
Tháng 7/979, Thái Tông thân chinh dẫn đại quân giao chiến ác liệt cùng quân Liêu ở thành U Châu. Thừa thắng xông lên, quân Tống chia thành các ngả đánh chiếm các châu khác, nhưng đến khi quân tiếp viện của người Khiết Đan từ phương bắc đánh xuống thì đại bại, phải rút lui.
Trong chiến dịch này, Tống Thái Tông suýt bỏ mạng ở U Châu. Trên đường rút về phương nam, ngựa của Thái Tông rơi vào vũng lầy không thoát ra được, hoàng đế nhà Tống lại bị trúng tên, may mắn lắm mới về được kinh đô Biện Kinh (nay là Khai Phong).
Năm 986, sau nhiều lần phòng thủ thành công trước đợt tấn công của quân Liêu, lại nhân cơ hội hoàng đế nhà Liêu qua đời, con trai nhỏ tuổi lên ngôi, Tống Thái Tông dẫn 20 vạn quân Bắc phạt.
Trước khi ra quân, Thái Tông căn dặn chư tướng tiến quân từ từ, chỉ đánh lấy U châu, đợi khi quân cứu viện Khiết Đan tới thì vòng ra đánh mặt sau chặn đường tiếp lương. Tuy nhiên, nội bộ quân Tống cũng có những sự đố kị lẫn nhau, các tướng tranh giành công trạng, dẫn đến việc tiến quân quá nhanh, tạo sơ hở để quân Liêu đánh mạnh vào tuyến đường tiếp lương. Đến đây, quân Tống đang chiếm các châu ở sâu trong lãnh thổ trở nên hoang mang, tiến không được mà lui không xong.
Thái Tông được tin thất kinh, lệnh cho các tướng lui quân, phòng thủ chặt ở các châu chiếm được, nhưng mọi chuyện đã muộn. Đà tiến công của quân Liêu, với chủ đạo là kỵ binh tạo nên bước tiến không gì cản nổi, quân Tống đại bại phải rút khỏi Yên Châu.
Sự tự tin mù quáng và cố chấp của Tống Thái Tông Triệu Quang Nghĩa cho thấy năng lực kém xa Tống Thái Tổ. Sau hai lần Bắc phạt bất thành, Quang Nghĩa không biết nên đánh hay hòa. Thấy hoàng đế chần chừ, các tướng ngoài biên ải cũng mất đi nhuệ khí, chỉ phòng thủ cho qua ngày. Quân Liêu cũng không thể vượt qua các phòng tuyến vì hỏa công của nhà Tống rất mạnh khi phòng ngự.
Đội cấm vệ quân mang nặng hình thức
Năm 991, trong những năm tại vị cuối cùng, Tống Thái Tông cuối cùng cũng đề ra quyết sách, với chủ trương nằm trong 4 chữ “thủ nội hư ngoại”, theo sử gia Tư Mã Quang. Câu nói này có nghĩa là tập trung vào vấn đề nội bộ trong nước, chuyện bên ngoài lãnh thổ đều có thể dễ dàng giải quyết.
Dưới thời Thái tổ Triệu Khuông Dận, toàn quốc có 37,8 vạn quân, trong đó có 19,4 vạn người thuộc cấm vệ quân.
Đến thời Tống Thái Tông, cấm vệ quân đã gia tăng quân số lên tới 35,8 vạn người. Các hoàng đế nhà Tống sau này vẫn tiếp tục chủ trương này, gia tăng số lượng cấm vệ quân đến mức lớn chưa từng có.
Cấm vệ quân nhiều đến mức tập trung ở kinh thành không xuể, phải đóng quân ở các địa phương lân cận với danh nghĩa bảo vệ lãnh thổ.
Cận vệ của hoàng đế trong cung đều là người ưu tú nhất, được tuyển chọn từ đội cấm vệ. Tuy nhiên, cấm vệ quân thời nhà Tống vì không mấy tham gia vào chiến đấu nên dần dần bị nghi thức hóa, chỉ dùng để phô trương, tiêu tốn một lượng lớn tiền của không cần thiết.
Đến thời Tống Thần Tông Triệu Húc (1048-1085) đã từng ngao ngán vì vấn nạn thừa binh của nhà Tống. Những thất bại liên tiếp trước Đại Việt ở phương nam và Tây Hạ ở tây bắc báo hiệu sự suy vong của nhà Tống.
Năm 1127, nhà Kim của tộc người Nữ Chân sau khi chiếm nhà Liêu, đánh đến thủ đô Biện Kinh, đội quân cấm vệ của nhà Tống dù đông đảo nhưng sức chiến đấu yếu kém sau nhiều năm không được rèn luyện. Kết quả là nhà Bắc Tống diệt vong, những hoàng tộc nhà Tống may mắn chạy thoát, về phương nam lập nên nhà Nam Tống..
Triều đại Nam Tống “an phận” tại phía nam sông Trường Giang, tiếp tục duy trì chính sách thủ nội hư ngoại của các thế hệ trước.
Có thể nói, Tống Thái tổ Triệu Khuông Dận là vị vua có tầm nhìn, nuôi tham vọng thu phục Yên Vân. Người nối nghiệp là Tống Thái Tông không có tài cầm quân, hai lần Bắc phạt thất bại để rồi chính mối họa phương bắc khiến nhà Tống đại bại chỉ sau hơn 100 năm.
Sự yếu kém của nhà Tống đạt đến đỉnh điểm khi nhà Kim hình thành ở phương bắc và tiến xuống phía nam, tạo nên một trong những sự kiện đáng quên nhất trong lịch sử Trung Hoa.
Nỗi nhục hiếm thấy trong lịch sử
Mối quan hệ hòa hoãn Tống-Liêu kéo dài suốt hơn 100 năm, đến khi binh biến nổ ra ở phương bắc. Nhà Kim do tộc người Nữ Chân thành lập ở Hội Ninh phủ (nay thuộc Hắc Long Giang). Thủ lĩnh tộc người Nữ Chân là Hoàn Nhan A Cốt Đả xưng là Kim Thái tổ, tiến quân đánh Liêu, theo Ancient.eu.
Năm 1120, nhận thấy quân Kim đang chiếm ưu thế, nhà Tống thời Tống Huy Tống chủ trương liên minh với Kim đánh Liêu, hi vọng nhân cơ hội này đòi lại vùng Yên Vân mà Liêu chiếm đóng trước đây. Theo kế hoạch, sau khi thắng lợi, đất Yên Vân trả về cho Tống. Nhà Tống đem số vàng bạc, số lụa hàng năm tặng cho Liêu trước đây, nộp cho Kim.
Nhưng chiến dịch quân sự của nhà Kim diễn ra suôn sẻ bao nhiêu thì ở phía nam, quân Tống rệu rã đến mức hai lần xuất quân đánh Liêu, nhưng đều thất bại, sau đánh thành Yên Kinh (ngày nay là Bắc Kinh) cũng không xong.
Nhà Tống lại phải nhờ đến quân Kim. Kim hạ được Yên Kinh rồi hạ luôn mấy kinh đô nữa của Liêu. Vua Liêu mất nước, bị bắt sống năm 1125. Nhà Kim lúc đó do Kim Thái Tông Hoàn Nhan Ngô Khất Mãi nắm quyền, thay cho Kim Thái tổ qua đời.
Sau khi diệt Liêu, thấy triều đình nhà Tống hủ bại, bị gian thần kiểm soát, Kim Thái Tông quyết định thừa thắng đánh tiếp xuống phía nam. Tống Huy Tông hoảng sợ vội viết chiếu thư thoái vị, nhường cho thái tử Triệu Hoàn lên ngôi, gọi là Tống Khâm Tông.
Nội bộ triều đình nhà Tống khi đó không thống nhất được xem nên hòa hay nên đánh. Tống Khâm Tông và tể tướng Lý Bang Ngạn, Trương Bang Xương, chủ trương chịu nhục cầu hoà, đồng ý cắt đất cho Kim. Phái chủ chiến của Lý Cương cho rằng cần phải đánh lại vì vua mới lên ngôi.
Không cần chờ vua tôi nhà Tống suy nghĩ. Đầu năm 1126, quân Kim đã đánh đến kinh đô Biện Kinh (nay là Khai Phong). Lúc này, phong trào Cần vương ở các địa phương sôi nổi, người dân đồng loạt đứng lên cứu viện.
Quân Kim thấy vậy liền chủ động lui quân về phía bắc để củng cố lực lượng, đem theo một lượng lớn vàng bạc, châu báu mà nhà Tống giao nộp. Nhà Tống khi đó tưởng mọi chuyện đã xong, chủ quan không phòng bị.
Tháng 8 năm 1126, sau một mùa hạ chỉnh đốn lực lượng, quân Kim lại vây thành Biện Kinh. Vua tôi nhà Tống dũng mãnh chiến đấu, nhưng cũng chỉ cầm chân được quân Kim trong vòng 4 tháng thì đầu hàng, thành Biện Kinh thất thủ.
Tháng 1/1127, quân Kim lần lượt đem Tống Huy Tông, Tống Khâm Tông về kinh đô nước Kim, vĩnh viễn không bao giờ được trở lại Trung Hoa. Bị bắt theo hai vua Tống còn có tông thất hơn 3.000 người, của cải triều đình nhà Tống bị cướp sạch. Sử sách gọi đây là sự kiện Tĩnh Khang, là mối hận to lớn chưa từng thấy khi một triều đại Trung Hoa bị chiếm kinh đô, vua tôi bị bắt sống. Các sử gia sau này đánh giá đây là nỗi nhục hiếm thấy đối với một triều đại trong lịch sử Trung Hoa
Vua Tống hèn nhát, giang sơn chia cắt
Con trai thứ 9 của Tống Huy Tông là Triệu Cát may mắn trốn được xuống phía nam, lập nên triều Nam Tống, gọi là Tống Cao Tông.
Lúc Tống Cao Tông mới xuống phía nam, lãnh thổ Đại Tống vẫn còn nhiều. Nhưng vì lo sợ quân Kim kéo đến, Tống Cao Tông cho lui binh hẳn xuống thành Lâm An, (nay là Hàng Châu, Triết Giang). Quân Kim chiếm được Thiểm Tây, Sơn Đông và Hà Nam thì tạm yên, dù từng có lúc kéo đến sát bên ngoài thành Lâm An.
Dưới thời Tống Cao Tông, nhà Nam Tống chủ trương cầu hòa, không muốn kháng chiến. Nhưng do áp lực trong triều và từ người dân, Tống Cao Tống miễn cưỡng tổ chức các chiến dịch Bắc phạt, tuy không thành công nhưng cũng chặn được thế tiến công của quân Kim.
Nhà Nam Tống thời bấy giờ xuất hiện nhiều nhân vật kiệt xuất, chủ trương khôi phục giang sơn Đại Tống như xưa, nổi bật nhất trong số đó là danh tướng Nhạc Phi.
Ông là người duy nhất đánh sâu vào lãnh thổ Bắc Tống năm xưa, khiến quân Kim khiếp đảm. Nhưng đúng lúc sắp tiến đánh đến thành Biện Kinh, Nhạc Phi bị tể tướng Tần Cối triệu về kinh.
Người Kim vốn ôm hận Nhạc Phi sâu sắc, bắt triều đình nhà Tống phải giết hại Nhạc Phi để làm điều kiện hoà nghị. Năm 1141, Nhạc Phi và con trai Nhạc Vân, bị tể tướng Tần Cối hạ độc chết. Các văn quan võ tướng hết lòng ủng hộ Nhạc Phi, kiên quyết chống Kim đều bị giáng chức hàng loạt.
Sau này, quan hệ Tống-Kim tạm thời bước vào giai đoạn ổn định. Nhà Nước Kim cũng có mấy lần xâm phạm phía nam, nhưng không thành công. Nam Tống cũng mấy lần Bắc phạt nhưng không giành thêm được một tấc đất nào.
Lịch sử Trung Hoa hình thành cục diện Nam-Bắc đối nghịch, giữa Nam Tống và nhà Kim, đến khi quân Mông Cổ do Thành Cát Tư Hãn chỉ huy xuất hiện mới chấm dứt được cục diện này.
Theo DÂN VIỆT
Tags: Trung Hoa cổRedsvn
Từ khóa » Bản đồ Trung Quốc Thời Tống
-
Chiến Tranh Kim – Tống – Wikipedia Tiếng Việt
-
BẢN ĐỒ TRUNG QUỐC QUA CÁC THỜI KỲ
-
Bản đồ Trung Quốc Qua Các Triều đại Lịch Sử - Nguyễn Bá Mạnh Quân
-
Bản đồ Trung Quốc Thời Tống
-
Nhà Tống - Người Kể Sử
-
Bản đồ Trung Quốc (China) Khổ Lớn Phóng To Năm 2022
-
Độ Chênh Của Lịch Sử Trong Sách Trắng Trung Quốc - Trang Chủ
-
Sử Liệu Trung Quốc Nói Gì? - UBND Tỉnh Cà Mau
-
Vì Sao Nhà Tống Là "vương Triều Bi Kịch Nhất" Trong Lịch Sử Trung ...
-
Đại Chiến Hồ-Minh Và Quyết định Sai Lầm Của Chu Đệ - BBC
-
Vùng đất Quảng Bình Trong Tiến Trình Lịch Sử