Vì Sao Tập Dịch Cân Kinh Chữa được Bệnh Nan Y? - Ngày Mới Online
Có thể bạn quan tâm
Chúng ta biết rằng dòng sông mà có thủy triều lên xuống thì dòng sông ấy nước trong xanh, uống vào nghe ngọt lịm. Ngược lại dòng sông ấy mà nước không di động thì nước sẽ đục ngầu, bẩn thỉu không thể nào uống được. Ở cái giếng nước cũng vậy, mỗi ngày có nhiều người đến lấy nước thì nước của cái giếng ấy trong veo, nhìn thấy đáy giếng, sử dụng tuyệt vời. Nhưng cũng cái giếng nước ấy mà không ai đến lấy nước trong một thời gian dài thì nước trong cái giếng ấy sẽ không sử dụng được vì đã đổi màu tối sậm, mặt giếng đầy chất bẩn, muỗi bay khắp giếng thì làm sao có thể sử dụng nguồn nước giếng ấy được nữa!? Muốn sử dụng lại nước trong giếng ấy chúng ta phải múc bỏ đi nhiều lần, làm vệ sinh lòng giếng, diệt trừ muỗi thì sẽ trở lại như xưa, nghĩa là cái giếng ấy giờ đây đã có thể sử dụng tốt.
Trở về góc độ con người, nếu chúng ta không vận động dưỡng sinh mỗi ngày để khí huyết lưu thông điều hòa thì bệnh tật sẽ xảy ra; mà khi bệnh tật đã xảy ra thì ta lại buồn phiền, lo lắng, chán nản làm cho bệnh càng nặng thêm. Theo Đông y: “Khí hành thì huyết hành, mà huyết hành thì phong tự diệt”. Phong là đầu mối gây trăm thứ bệnh, nó đứng đầu trong “lục dâm” tức sáu thứ khí gây bệnh là: Phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa. Cộng với “thất tình” tức bảy thứ tình chí gây bệnh là: Hỉ, nộ, ưu, tư, bi, kinh, khủng được giải thích như sau: Vui quá hại tâm; giận quá hại can; lo, nghĩ quá hại tì; buồn quá hại phế; sợ hãi, hoảng loạn quá hại thận. Nên tự bản thân chúng ta không hiểu biết, không tập luyện dưỡng sinh mỗi ngày thì bệnh sẽ mỗi ngày một nặng hơn.
Tập “vẫy tay” trong Đạt Ma Dịch Cân Kinh sẽ làm cho khí huyết lưu thông tốt, vận hành khắp cơ thể để nuôi dưỡng lục phủ ngũ tạng, tống trọc khí ra ngoài thì âm dương được quân bình; mà khi âm dương được quân bình thì bệnh tật tự tan biến theo quan niệm của Đông y “Thống tắc bất thông, thông tắc bất thống” có nghĩa là: Đau là do khí huyết không lưu thông được, khí huyết đã lưu thông được thì sẽ hết đau.
Vậy, “vẫy tay” trong Đạt Ma Dịch Cân Kinh” sẽ tập trình tự như thế nào?
Chúng ta bắt đầu tập nhé:
Chọn nơi yên tĩnh, thoáng mát, đầu óc phải tập trung vào việc tập luyện và tin tưởng tuyệt đối sẽ có kết quả tốt cho sức khỏe. Ngậm kín miệng, lưỡi cong lên đụng nướu răng hàm trên, hai mắt nhìn thẳng vào một điểm phía trước mặt, hơi thở tự nhiên, thầm đếm nhẩm từng lần vẩy tay.
Đứng thẳng người, hai bàn chân dang rộng song song bằng chiều ngang hai vai, từ từ đưa hai tay ra phía trước hợp với thân mình một góc 30 độ, hai bàn tay song song với mặt nền, các ngón tay khép kín. Vẫy mạnh hai tay ra sau hợp với thân mình một góc 60 độ, hai bàn tay vểnh lên trên và phải làm hết sức mình đồng thời nhíu hậu môn lại và thót lên được tính là một lần vẫy tay.
Mười đầu ngón chân bấm chắc mặt nền, hai chân lên gân để thân hình dưới nặng, trên nhẹ.
Mỗi ngày nên tập hai lần, tập lúc bụng trống (không no) và mới đầu chỉ nên tập mỗi lần vài trăm cái vẫy tay rồi từ từ tăng dần. Đến lúc vẫy tay trong 30 phút mà được 1.800 - 2.000 cái là thành công. Sau khi tập thấy khát nước thì cứ uống, lúc tập thấy mệt quá thì nghỉ đừng vì ham muốn thành công sớm mà kết quả ngược lại. Dục tốc bất đạt mà!
Sẽ có những phản ứng của cơ thể như: Ngứa ngáy, ho, đầu khớp xương kêu lụp cụp, cảm giác máu chảy dồn dập..., đó là dấu hiệu tốt các bạn không phải lo lắng.
Trong 30 phút các bạn tập được 1.800 - 2.000 cái trong vòng vài tháng là thành công, bệnh của các bạn sẽ được tiêu trừ. Bây giờ các bạn cảm thấy rất yêu đời, rất hạnh phúc vì da dẻ hồng hào, ngủ ngon, ăn khỏe, đầu óc minh mẫn, tinh thần sảng khoái.
Tập “vẫy tay” trong Đạt Ma Dịch Cân Kinh chữa được nhiều bệnh như: Suy nhược thần kinh, huyết áp, tim mạch, hen suyễn, dạ dày, đường ruột... và các bệnh nan y như ung thư, tiểu đường, viêm gan với điều kiện là các bạn phải tuyệt đối tin tưởng và kiên trì tập luyện thường xuyên mới đạt được kết quả mong muốn.
Để dễ nhớ phương pháp tập luyện này chúng tôi đã làm thành bài thơ lục bát như sau:
Dịch cân kinh(1)
Mỗi ngày nên tập “vẩy tay”(2)
Để cho sức khỏe mỗi ngày tốt hơn
Người mà đang bệnh chớ quên
Dịch Cân - thuốc quý phải nên tập đều.
Chọn nơi yên tĩnh, thoáng nhiều
Hai chân dang rộng(3), vẫy đều hai tay
Trước nhẹ, sau nặng Tổ(4) bày
Bàn tay phía trước song ngay mặt nền(5).
Ra sau thì vểnh tay lên
Phải dùng hết sức làm nên một lần
Hai chân phải biết lên gân
Ngón chân bấm chắc mười phần mới yên.
Đừng quên nhíu đít thêm duyên
Mắt nhìn một điểm tự nhiên nhập thần
Miệng thầm đếm nhẩm từng lần
Vài trăm cái vẫy tăng dần rất hay.
Siêng năng luyện vẫy mỗi ngày
Tập ba mươi phút vẫy tay hai ngàn
Bây giờ kết quả rõ ràng
Ngủ ngon, ăn khỏe, mịn màng làn da.
Có những phản ứng xảy ra
Ngứa ngáy, khó thở... ấy là thành công
Kiên trì, tin tưởng hết lòng
Mỗi ngày tập vẫy bệnh không thể vào.
1 Dịch Cân Kinh có nghĩa như sau: Dịch là thay đổi, Cân là gân cốt, Kinh là bài học quý giá.
2 Vẫy tay là phương pháp tập luyện dưỡng sinh để nâng cao sức khỏe, tiêu trừ bệnh tật.
3 Hai bàn chân dang rộng song song bằng chiều ngang hai vai.
4 Tổ Sư Đạt Ma viết sách Dịch Cân Kinh hướng dẫn cách tập luyện vẫy tay.
5 Từ từ đưa hai tay ra phía trước hợp với thân mình một góc 30 độ, hai bàn tay song song với mặt nền, các ngón tay khép kín.
Từ khóa » Công Dụng Của Vẫy Tay Dịch Cân Kinh
-
Vẩy Tay Đạt Ma Dịch Cân Kinh Chữa Bệnh Và Tăng Cường Sức ...
-
Dịch Cân Kinh - Vẫy Tay Chữa Bệnh Thần Kỳ, Tập Sao Cho đúng?
-
VẨY TAY THỔI BAY BỆNH TẬT TÁC DỤNG VƯỢT TRỘI TRONG ...
-
Thực Hư “vẩy Tay Chữa Bá Bệnh” | Báo Dân Trí
-
Hướng Dẫn Cách Tập Dịch Cân Kinh Vẫy Tay đúng Cách! - AT Fitness
-
Dịch Cân Kinh Biến Người Yếu Thành Khỏe - VnExpress
-
Phương Pháp Vẩy Tay đúng Theo Dịch Cân Kinh
-
Sự Thật Đạt Ma Dịch Cân Kinh Chữa Bách Bệnh
-
Tập Dịch Cân Kinh Hỗ Trợ điều Trị Viêm Quanh Khớp Vai
-
Dịch Cân Kinh – Phương Pháp Luyện Tập Chữa Lành Ung Thư
-
Vẫy Tay Dịch Cân Kinh đúng Cách "7 Lợi ích Sức Khỏe"
-
Bác Sĩ Vẩy Tay Dịch Cân Kinh Chữa Ung Thư Di Căn: Bí Quyết 4 Chữ T Và ...
-
Vẩy Tay Dịch Cân Kinh Khí Công Như Nào Là Tốt Nhất?
-
Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường - ĐẠT MA DỊCH CÂN KINH - BÀI TẬP ...