Vì Sao Trẻ Bị Sổ Mũi? Cách Trị Sổ Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh, Trẻ Nhỏ - Huggies

MỤC LỤC BÀI VIẾT

  • Bé sơ sinh bị sổ mũi phải làm sao?
  • Nguyên nhân và cách trị sổ mũi ở trẻ sơ sinh
  • 1. Không khí khô
  • 2. Chất gây dị ứng
  • 3. Cảm lạnh và cúm
  • 4. Dị ứng
  • 5. Amygdales hoặc VA sưng to
  • 6. Dị vật ở mũi
  • 7. Sử dụng thuốc xịt mũi quá mức
  • Cách phòng ngừa sổ mũi ở trẻ sơ sinh
  • Mách nhỏ: Mẹ không nên
Trẻ bị sổ mũi là một triệu chứng rất phổ biến và thường không nghiêm trọng với bé. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị sổ mũi nhiều có thể làm bé cảm thấy khó chịu, gây cản trở hô hấp, lâu dần sẽ biến chứng thành nhiều các căn bệnh khác. Vậy những nguyên nhân nào gây sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ? Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh ra sao? Mẹ hãy tham khảo những thông tin dưới đây của Huggies để biết cách giảm sự khó chịu khi bé bị sổ mũi.

>> Gợi ý:

  • 9 Mẹo dân gian chữa nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh đơn giản, hiệu quả
  • 8 cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ tại nhà an toàn hiệu quả
  • Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước?

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sổ mũi thường gặp

1. Trẻ bị sổ mũi do thời tiết

Niêm mạc mũi của trẻ em khá mỏng và nhạy cảm với không khí khô, vì vậy khi độ ẩm thấp, không khí trở nên càng khô hơn, làm cho chất tiết trong mũi trẻ cũng khô lại. Điều này khiến trẻ dễ bị khụt khịt và sổ mũi.

2. Chất gây dị ứng

Các chất gây dị ứng có mặt trong môi trường sống, chẳng hạn như bụi vải, lông động vật, nấm mốc, phấn hoa, gió, bụi và khói thuốc, có thể tác động vào niêm mạc mũi của trẻ, gây kích ứng và khiến trẻ bị hắt hơi cùng với sổ nước mũi trong.

>> Tham khảo: 

  • Trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt có nguy hiểm không?
  • Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt và toàn thân

3. Cảm lạnh và cảm cúm

Sổ mũi và nghẹt mũi là triệu chứng thường gặp của nhiễm trùng đường hô hấp trên. Vì hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, cảm lạnh và cúm rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ lớn hơn. Trẻ có thể bị cảm lạnh từ 6 đến 10 lần trong năm đầu tiên của đời. Các virus gây cảm lạnh và cúm có thể lây lan qua không khí hoặc từ tiếp xúc tay-mũi.

Cảm lạnh thường xảy ra nhiều hơn cúm và triệu chứng cũng ít nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, cảm lạnh đôi khi có thể dẫn đến các biến chứng như viêm tai giữa hoặc viêm xoang. Cúm, ngược lại, gây ra triệu chứng nặng hơn như nhức đầu, sốt, đau cơ, mệt mỏi và biếng ăn. Nếu cúm bị chẩn đoán sai là cảm lạnh, các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi có thể bị bỏ sót. Nếu trẻ vẫn vui chơi và hoạt động bình thường, có thể chỉ bị cảm lạnh.

cách trị sổ mũi cho bé

Trẻ sơ sinh sức đề kháng yếu rất dễ bị cảm lạnh và cúm (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tham khảo: 

  • Bé bị sốt nhưng vẫn chơi bình thường, có cần đưa đến gặp bác sĩ?
  • Bé sốt 39 độ nhưng vẫn ngủ ngon có nguy hiểm không?

4. Viêm mũi dị ứng

Sổ mũi hoặc nghẹt mũi thường là triệu chứng của viêm mũi dị ứng, xảy ra khi cơ thể phản ứng với các chất gây dị ứng trong không khí, như phấn hoa. Những chất này có thể xâm nhập vào mũi, xoang, họng và mắt.

Viêm mũi dị ứng thường phổ biến hơn vào mùa xuân và mùa hè, nhưng nó cũng có thể xảy ra bất cứ lúc nào, đặc biệt khi có nấm mốc, lông động vật, bụi nhà hoặc côn trùng. Ít gặp hơn, sổ mũi hoặc nghẹt mũi có thể do phản ứng với các chất gây dị ứng trong thực phẩm, sữa hoặc thuốc.

Nếu không được điều trị, các triệu chứng có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.

5. Amygdales hoặc VA sưng to

Amygdales và VA là một hàng rào của cơ thể của cơ thể phòng chống nhiễm trùng. Chúng lọc vi khuẩn và vi rút xâm nhập qua mũi và cổ họng và sản sinh kháng thể để giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Đôi khi Amygdales và VA có thể bị viêm nhiễm,sự viêm nhiễm tái đi tái lại làm chúng sưng to hơn. 

Nói chung, các hạch bạch huyết sẽ lớn dần sau sinh và đến 4 tuổi và sau đó trở nên nhỏ hơn. Tuy nhiên, một số bé khi sinh ra đã có các hạch bạch huyết này quá phát, do đã phát triển trong khi bé trong bụng mẹ. 

VA sưng to có thể gây tắc nghẽn mũi. Trong trường hợp nặng, chúng có thể làm nghẹt mũi hoàn toàn. VA hoặc amygdales sưng to cũng có thể gây rối loạn giấc ngủ. Trong một số trường hợp, chúng có thể gây viêm tai giữa.

>> Tham khảo:

  • Cách xử lý khi trẻ bị dị ứng bố mẹ cần biết
  • Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh bao nhiêu giờ mỗi ngày là đủ
  • 10 bài nhạc cho trẻ sơ sinh 1-3 tháng ngủ ngon, thông minh

6. Có dị vật ở trong mũi

Trẻ em dưới 5 tuổi rất tò mò và thỉnh thoảng có thể để vật nhỏ như hạt, đậu khô, bỏng ngô, nút áo, viên bi, giấy, sỏi, đồ chơi bằng nhựa, cao su xốp hoặc pin nhỏ vào mũi. 

Trẻ thường sợ phải thừa nhận đã đặt vật gì vào mũi, vì vậy nhiều bậc cha mẹ chỉ nhận thức được vấn đề khi bé biểu hiện các triệu chứng như sổ mũi, khó thở và hắt hơi. Nếu không được xử lý kịp thời, dị vật có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

7. Sử dụng thuốc xịt mũi quá mức

Mặc dù việc lạm dụng thuốc xịt mũi có tác dụng gây co mạch (nên có tác dụng chống  sổ mũi và nghẹt mũi nhanh) là nguyên nhân phổ biến gây nghẹt mũi ở người lớn do biến chứng viêm mũi vận mạch, nhưng hiếm khi gây nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì các thuốc này thường không được khuyên dùng xịt mũi cho trẻ dưới 6 tuổi.

Mẹ có biết:

Trong suốt hành trình phát triển của bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.

Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã cho bé đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé > Tham khảo:

  • Vitamin D3 K2 MK7 cho trẻ sơ sinh: Cách sử dụng, liều dùng
  • Nên bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh thế nào là đúng?

Một số việc mẹ không nên làm khi khi con bị sổ mũi

  • Bôi tinh dầu vào ngực bé: Nhiều bà mẹ thường bôi dầu tràm, dầu camphor, menthol và hay dầu bạch đàn vào ngực bé để làm “ấm ngực”. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cho thấy việc làm này không có lợi ích làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi hoặc sổ mũi hay giảm biến chứng viêm phổi. Mặt khác, các tinh dầu này đôi khi sẽ gây kích ứng khi bôi trực tiếp lên da của bé.
  • Lấy bông gòn chèn vào lỗ mũi của bé: Một số phụ huynh thường làm cách này để thấm dịch mũi. Tuy nhiên, mẹ không nên làm như vậy vì có thể làm cản trở sự lưu thông dịch tiết, gây bít tắc hoặc gia tăng bội nhiễm.

Theo bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh, mẹ có thể:

- Vệ sinh đường thở bằng cách nhỏ nước muối sinh lý và hút mũi thường xuyên

- Giữ ấm

- Cho bé ăn bú ít nhưng bú nhiều lần

Thông thường sau 5 đến 7 ngày bé sẽ ổn.

Câu hỏi thường gặp về sổ mũi ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị chảy nước mũi có tự khỏi không?

Bé sổ mũi có thể tự khỏi tùy thuộc vào cơ địa và nguyên nhân gây ra. Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, sổ mũi có thể không tự khỏi do hệ miễn dịch và sức đề kháng còn non yếu, khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng.

Trẻ bị sổ mũi kéo dài bao lâu? Thông thường, sổ mũi do bệnh đường hô hấp có thể tự khỏi sau 5 - 7 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Trẻ bị viêm mũi dị ứng theo mùa có thể hắt hơi và chảy nước mũi, nhưng triệu chứng thường giảm khi mũi hết ngứa.

Tuy nhiên, ba mẹ cần chú ý theo dõi tình trạng sổ mũi của trẻ. Nếu không được điều trị kịp thời, sổ mũi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp và sức khỏe tổng thể của trẻ.

Bà bầu bị sổ mũi phải làm sao?

Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đề xuất phương pháp điều trị sổ mũi cho bà bầu. Các lựa chọn thường được xem xét bao gồm:

  • Dùng nước muối sinh lý làm sạch mũi
  • Sử dụng miếng dán thông mũi, giúp mở đường thở, đặc biệt hiệu quả vào ban đêm
  • Không dùng thuốc thông mũi, vì có thể ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé, nên tránh sử dụng khi mang thai mà không có chỉ định của bác sĩ.

Hy vọng bài viết trên đã giúp các mẹ biết nên làm như thế nào khi trẻ bị sổ mũicách trị sổ mũi cho bé hiệu quả. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng biết thêm cách phòng ngừa sổ mũi ở trẻ sơ sinh để bé khỏe mạnh hơn. Nếu các mẹ còn có nhu cầu biết những thông tin khác thì có thể vào tham khảo tại chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia. Huggies sẽ giải đáp cho các mẹ nhanh chóng nhất có thể. 

>>Xem thêm:

  • Hướng dẫn hút mũi và rửa mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách
  • Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè: 7 điều mẹ cần làm ngay
  • Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó ngủ và cách khắc phục

>> Nguồn tham khảo:

  • https://weillcornell.org/news/how-to-treat-a-babys-runny-nose
  • https://www.parents.com/baby/health/sick-baby/cold-comfort/

Sản phẩm bố mẹ tìm mua nhiều: Bộ đôi tã dán lọt lòng Huggies  và tã dán sơ sinh Huggies size S cho các bé từ lọt lòng đến 1 tháng tuổi

Từ khóa » Sụt Sịt Gì