Vị Thế Chứng Khoán Phái Sinh Là Gì? - Luật Hoàng Anh

Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 158/2020/NĐ-CP quy định về khái niệm vị thế một chứng khoán phái sinh như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

2. Vị thế một chứng khoán phái sinh (sau đây gọi tắt là vị thế) là trạng thái giao dịch và khối lượng chứng khoán phái sinh chưa đáo hạn mà nhà đầu tư đang nắm giữ tại một thời điểm. Nhà đầu tư mua hoặc bán một chứng khoán phái sinh được gọi là mở vị thế mua hoặc mở vị thế bán chứng khoán phái sinh đó.”

Khối lượng mở của chứng khoán phái sinh tại một thời điểm: Là số lượng hợp đồng tương lai đang ở vị thế mở tại một thời điểm nhất định. Thực tế, rất nhiều nhà đầu tư nhầm lẫn khối lượng mở với khối lượng giao dịch, nhưng chúng là hai khái niệm khác nhau. Để tạo ra một giao dịch hợp đồng tương lai mới cần có cả người mua và người bán mới. Và mỗi người bán hợp đồng tương lai sẽ chỉ có một người mua tương ứng. Thế nên, tổng khối lượng hợp đồng của một bên giao dịch hợp đồng là khối lượng mở. Chứ không phải tổng của cả 2 bên giao dịch.

Trong chứng khoán phái sinh, khối lượng mở (OI) của chứng khoán phái sinh là một chỉ báo rất quan trọng. Giá trị của khối lượng mở càng cao đồng nghĩa là nhiều đầu tư quan tâm đến hợp đồng đó.

2. Vị thế mở một chứng khoán phái sinh

Theo Khoản 3 Điều 3 Nghị định 158/2020/NĐ-CP quy định:

“3. Vị thế mở một chứng khoán phái sinh thể hiện việc nhà đầu tư đang nắm giữ chứng khoán phái sinh chưa đáo hạn.”

Nhà đầu tư mua một chứng khoán phái sinh được gọi là mở vị thế mua và ngược lại, khi bán một chứng khoán phái sinh được gọi là mở vị thế bán.

Chẳng hạn, một nhà đầu tư H mua 10 hợp đồng tương lai VN30F1709 đáo hạn tháng 9. Như vậy, việc nhà đầu tư H nắm giữ vị thế hợp đồng từ khi tham gia vị thế cho đến khi đóng vị thế hoặc đáo hạn được gọi là vị thế mở của chứng khoán phái sinh hợp đồng tương lai VN30F1709.

3. Vị thế ròng một chứng khoán phái sinh

Theo Khoản 4 Điều 3 Nghị định 158/2020/NĐ-CP quy định:

“4. Vị thế ròng một chứng khoán phái sinh tại một thời điểm được xác định bằng chênh lệch giữa vị thế mua và vị thế bán đã mở của chứng khoán phái sinh đó tại cùng một thời điểm.”

Tại cùng một thời điểm, vị thế ròng một chứng khoán phái sinh được xác định bằng độ chênh lệch giữa vị thế mua đã mở và vị thế bán đã mở cửa của chứng khoán phái sinh đó. Và chúng hoạt động theo nguyên tác các vị thế đối ứng (vị thế mua – vị thế bán) của cùng một hợp đồng tương lai có cùng thời điểm đáo hạn; trên cùng một tài khoản giao dịch được tự động đối trừ với nhau để xác định vị thế ròng hợp đồng tương lai trong tài khoản giao dịch đó.

4. Giới hạn vị thế

Theo Khoản 5 Điều 3 Nghị định 158/2020/NĐ-CP quy định:

“5. Giới hạn vị thế là vị thế tối đa của một chứng khoán phái sinh, hoặc của chứng khoán phái sinh đó và các chứng khoán phái sinh khác dựa trên cùng một tài sản cơ sở mà nhà đầu tư được quyền nắm giữ tại một thời điểm.”

Giới hạn vị thế được đặt ra nhằm ngăn ngừa việc một cá nhân hoặc tổ chức có thể nắm giữ số lượng hợp đồng quá lớn, qua đó gây ảnh hưởng đáng kể lên giao dịch của chứng khoán phái sinh.

Việc sử dụng giới hạn vị thế sẽ giúp duy trì thị trường ổn định và công bằng, qua đó đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư khi tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết Luật chứng khoán.

Luật Hoàng Anh

Từ khóa » Các Vị Thế Là Gì