Vị Thế Một Chứng Khoán Phái Sinh Như Thế Nào? - Tạp Chí Tài Chính

  1. Chứng khoán

Vị thế một chứng khoán phái sinh (position)

Vị thế một chứng khoán phái sinh là trạng thái giao dịch và khối lượng chứng khoán phái sinh còn hiệu lực mà nhà đầu tư đang nắm giữ tại thời điểm đó.

Trong giao dịch hợp đồng tương lai, vị thế một chứng khoán phái sinh bao gồm vị thế mua và vị thế bán. Nếu nhà đầu tư kỳ vọng giá của tài sản cơ sở (ví dụ chỉ số VN30 Index) sẽ tăng trong tương lai, nhà đầu tư sẽ mua hợp đồng, được gọi là mở vị thế mua hay tham gia vị thế mua (bên mua).

Ngược lại, nếu nhà đầu tư cho rằng giá của tài sản cơ sở sẽ giảm trong tương lai, nhà đầu tư sẽ bán hợp đồng và được gọi là mở vị thế bán hay tham gia vị thế bán (bên bán).

Vị thế một chứng khoán phái sinh như thế nào? - Ảnh 1
Nguồn: hnx.vn

Việc tham gia vị thế hay còn gọi là nắm giữ vị thế là việc nhà đầu tư đang tham gia vào 1 bên của hợp đồng. Nếu nhà đầu tư đặt lệnh chào mua 1 hợp đồng và lệnh này được khớp trên thị trường, thì nhà đầu tư đó được coi là đang nắm giữ 1 vị thế mua. Ngược lại, nhà đầu tư đã bán 1 hợp đồng được coi là nắm giữ 1 vị thế bán.

Vị thế mở một chứng khoán phái sinh

Vị thế mở một chứng khoán phái sinh thể hiện việc nhà đầu tư đang nắm giữ chứng khoán phái sinh còn hiệu lực, chưa được thanh lý hoặc tất toán.

Nhà đầu tư mua một chứng khoán phái sinh được gọi là mở vị thế mua và ngược lại, khi bán một chứng khoán phái sinh được gọi là mở vị thế bán.

Chẳng hạn, một nhà đầu tư A mua 10 hợp đồng tương lai VN30F1709 đáo hạn tháng 9. Như vậy, việc nhà đầu tư A nắm giữ vị thế hợp đồng từ khi tham gia vị thế cho đến khi đóng vị thế hoặc đáo hạn được gọi là vị thế mở của chứng khoán phái sinh hợp đồng tương lai VN30F1709.

Vị thế đóng một chứng khoán phái sinh

Việc đóng vị thế (hay còn gọi là chấm dứt vị thế một chứng khoán phái sinh) được nhà đầu tư thực hiện trong các trường hợp sau:

- Khi nhà đầu tư không còn nhu cầu tham gia hợp đồng;

- Khi nhà đầu tư có nhu cầu chốt lãi/lỗ;

- Khi nhà đầu tư đang nắm giữ số lượng vị thế vượt quá mức quy định;

- Khi nhà đầu tư không đủ khả năng bổ sung ký quỹ theo yêu cầu;

Có 2 trường hợp đóng vị thế một chứng khoán phái sinh như sau:

Trường hợp1: Chấm dứt vị thế trước khi hợp đồng tương lai đáo hạn.

Chẳng hạn, một nhà đầu tư A mua 10 hợp đồng tương lai VN30F1709 đáo hạn tháng 9. Tại thời điểm trước khi đáo hạn, chỉ số đã tăng mạnh và nhà đầu tư dự đoán chỉ số VN30 Index khó có thể tăng tiếp hoặc thậm chí có thể đảo chiều giảm điểm, nhà đầu tư A quyết định bán hết số hợp đồng đã mua để chấm dứt vị thế mua dù các hợp đồng tương lai đó chưa đến thời điểm đáo hạn. Trường hợp này nhà đầu tư A đã thực hiện đóng vị thế chứng khoán phái sinh với mục đích để chốt lời.

Trường hợp 2: Nắm giữ hợp đồng tương lai đến khi đáo hạn và thanh toán hợp đồng.

Chẳng hạn, một nhà đầu tư A mua 10 hợp đồng tương lai VN30F1709 đáo hạn tháng 9. Nhận thấy chỉ số đang trong xu hướng tăng giá, nhà đầu tư A quyết định giữ hợp đồng đến khi đáo hạn.

Tại thời điểm đáo hạn hợp đồng vào tháng 9, nhà đầu tư A thực hiện bán hợp đồng để chấm dứt vị thế mua và thanh toán hợp đồng. Trong trường hợp này nhà đầu tư A đã nắm giữ hợp đồng tương lai đến khi đáo hạn.

Vị thế ròng một chứng khoán phái sinh tại một thời điểm (net position)

Vị thế ròng một chứng khoán phái sinh tại một thời điểm được xác định bằng chênh lệch giữa vị thế mua đã mở và vị thế bán đã mở của chứng khoán phái sinh đó tại cùng một thời điểm, theo nguyên tắc các vị thế đối ứng (vị thế mua – vị thế bán) của cùng một hợp đồng tương lai có cùng thời điểm đáo hạn trên cùng một tài khoản giao dịch được tự động đối trừ với nhau để xác định vị thế ròng hợp đồng tương lai trong tài khoản giao dịch đó.

Giới hạn vị thế một chứng khoán phái sinh (position limit)

Giới hạn vị thế một chứng khoán phái sinh là vị thế ròng tối đa của chứng khoán phái sinh đó, hoặc của chứng khoán phái sinh đó và các chứng khoán phái sinh khác dựa trên cùng một tài sản cơ sở mà nhà đầu tư được quyền nắm giữ tại một thời điểm.

Giới hạn vị thế được đặt ra nhằm ngăn ngừa việc một cá nhân hoặc tổ chức có thể nắm giữ số lượng hợp đồng quá lớn, qua đó gây ảnh hưởng đáng kể lên giao dịch của chứng khoán phái sinh.

Việc sử dụng giới hạn vị thế sẽ giúp duy trì thị trường ổn định và công bằng, qua đó đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư khi tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh.

Cảnh báo về việc mạo danh, sử dụng logo, hình ảnh của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam
Thanh khoản dù còn yếu, VN-Index vẫn hồi phục hơn 22 điểm trong tuần
Thực hành ESG đồng nghĩa với cam kết minh bạch thông tin doanh nghiệp
Áp dụng IFRS trong doanh nghiệp niêm yết: Bước tiến nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam
Trái phiếu xanh “tiếp nhiên liệu” cho sự phát triển bền vững
Hiện hữu cơ hội nâng hạng thị trường chứng khoán trong năm 2025
Nhu cầu bất động sản phục vụ thương mại điện tử, logistics tăng cao
Tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai
Kim Long Motor với tầm nhìn trở thành nhà sản xuất ô tô và linh kiện phụ tùng ô tô hàng đầu Việt Nam
Doanh nghiệp logistics sẽ đối diện khó khăn nào năm 2025?
Thúc đẩy chuyển đổi số để đồng hành cùng người nộp thuế
Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp cuối năm
Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp cuối năm
Hải quan TP. Hà Nội kiên quyết đấu tranh với buôn lậu, vận chuyển ma túy
7 quyền lợi khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1.1.2025
Thiết lập đường dây nóng 24/7 về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
Giấc mơ 100.000 USD xa dần với Bitcoin
Cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính nhìn từ bài học của Canada

Từ khóa » Các Vị Thế Là Gì