Vị Thuốc Chua Ngút Hoa Ngọn | BvNTP
Có thể bạn quan tâm
Tên tiếng Việt: Chua ngút hoa ngọn, Dây ngút, Dây chua meo, Thùn mủn, Vón vén
Tên khoa học: Embelia ribes Burm f.
Họ: Myrsinaceae (Ðơn nem)
Công dụng: Quả có tác dụng trừ giun sán, làm se, gây trung tiện, tăng chuyển hóa, kích thích, giải khát và bổ. Cao lỏng tác dụng kháng khuẩn, có tác dụng co bóp tử cung, tác dụng trên chức năng nội tiết.
Cây là loài cây bụi leo, có thể cao đến 7m hay hơn, có cành. Trục cụm hoa, cuống hoa, lá bắc và lá đều có lông, màu hơi trắng. Thân màu nâu đỏ hay nâu sẫm, hơi có khía dọc. Lá mọc so le, thuôn, gốc tròn hoặc có góc, có mũi nhọn ngắn hay tù ở chóp, nguyên, nhẵn, cuống lá lõm ở mặt trên. Hoa nhiều nhỏ, màu vàng lục, xếp thành chùm ở ngọn. Quả hạch hình cầu, màu đỏ sẫm, lẫn những điểm màu lơ, dài và rộng khoảng 2,5mm, vỏ quả thường nhăn nheo. Cây ra hoa tháng 2-3 trở đi, có quả từ tháng 3 đến tháng 10.
Cây phổ biến ở Việt Nam, còn có ở Ấn Độ, Myanmar, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái lan, Sri Lanka, Malaysia, Indonesia, Philippines, Niu-Ghinê. Thường gặp những nơi có nhiều ánh sáng, ven rừng hoặc trên đồi ở khắp cao độ khác nhau. Thu hái quả vào mùa thu khi chín, hái về xát, vỏ phơi khô lấy hạt, khi dùng tán nhỏ. Rễ lấy về rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Lá dùng tươi làm rau ăn.
Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy quả chứa tanin, hợp chất anthraquinon, tinh dầu, dầu béo và 2-3% embelin (embelic acid). Ở Ấn Độ người ta đã tìm thấy trong quả có embelin 2,5-3, quercitol 1-0 và thành phần chất béo là 5,2%, một alcaloid là christembin, một resinoid và phần hay hơi. Trong lá có caroten 4,6mg% và vitamin C 62,5mg%.
Theo Từ điển cây thuốc Việt Nam, Chua ngút có vị ngọt, tính mát, có tác dụng kháng sinh, sát trùng. Người ta đã biết được tác dụng trừ giun sán, làm se, gây trung tiện, tăng chuyển hóa, kích thích, giải khát và bổ của quả. Cao lỏng của quả có tác dụng kháng khuẩn Staphylococcus aureus và Escherichiacoli; cao này cũng có tác dụng co bóp tử cung, có tác dụng trên chức năng nội tiết sinh dục và chống thụ thai. Thân cây có vị ngọt, tính mát có tác dụng bổ huyết. Rễ, lá có vị ngọt, chua chát, tính bình, có tác dụng khu phong, giảm đau, tiêu viêm, cầm ỉa chảy.
Lá non của Chua ngút thường được dùng nấu canh chua và cũng dùng trị rắn cắn (nhai lá tươi nuốt nước lấy bã đắp). Thân cây dùng trị ban trái, bạch đới. Quả có vị chua ăn được, có tác dụng giải khát, cũng thường được dùng trị giun, nhất là giun đũa, giun kim và sán dây. Người ta cho người bệnh uống 5g (trẻ em 2-2,5g) bột quả trộn với đường hay mật vào buổi sáng sớm (sau khi đã nhịn ăn tối hôm trước). Ở Ấn Độ người ta dùng làm thuốc trị giun, dưới dạng bột uống với sữa, sau đó uống thuốc tẩy. Nước sắc quả khô làm thuốc hạ sốt và trị bệnh về ngực và da. Quả khô Chua ngút cũng là thành phần của những chế phẩm chữa bệnh nấm da loang vòng và các bệnh da khác; cũng được dùng trị vết đốt của bò cạp và rắn cắn. Nước hãm rễ dùng trị ho và ỉa chảy.
Từ khóa » Tác Dụng Của Cây Vón Vén
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Của Vị Thuốc Lá Giang
-
Là Lồm( Lá Giang) Người Dân Tộc Còn Gọi Cây Vón Vén Lá ... - Facebook
-
Cây Lá Giang Chữa được Nhiều Bệnh - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Món Canh Cá Nấu Lá Vón Vén ở Bản Thái - Dân Việt
-
Lá Giang Có Tác Dụng Gì - Cây Lá Giang Chữa Được Nhiều Bệnh
-
Cây Thuốc Chua Ngút, Công Dụng, Cách Dùng, Bài Thuốc Chữa Bệnh
-
Những Món Rau Rừng “đỉnh Nhất', ăn Là Nghiện Của Vùng Tây Bắc
-
Công Dụng, Cách Dùng Chua Ngút - Tra Cứu Dược Liệu
-
Lá Giang: Nguyên Liệu ẩm Thực Và Thảo Dược Chữa Bệnh
-
Chua Ngút: Vị Thuốc Dân Gian Chữa Bệnh Từ Loài Cây Rừng
-
Cây Dược Liệu Cây Lá Giang - Aganonerion Polymorphum - Y Học
-
Dây Lá Giang - Nông Nghiệp Miền Bắc
-
Lá Vón Vén Là Lá Gì - Tác Dụng Chữa Bệnh Của Vị Thuốc Lá Giang
-
Lá Vón Vén Là Lá Gì
-
Lá Giang – Wikipedia Tiếng Việt
-
Các Loại Rau Rừng “đỉnh Nhất", ăn Là Nghiện Của Vùng Tây Bắc - Infonet
-
Lá Giang Là Gì? Công Dụng, Bài Thuốc Và Các Món ăn Chữa Bệnh Của ...
-
Các Loại Rau Rừng ăn được, Có Công Dụng Chữa Bệnh Rất Tốt