Vị Tộc Trưởng Giáo Khu
Có thể bạn quan tâm
Tháng Mười Một Năm 2002
Mục Lục
Bản Tóm Lược về Đại Hội Trung Ương Bán Niên Kỳ Thứ 172
“Ôi Ước Gì Tôi Là một Thiên Sứ Và Có Thể Làm Thỏa Mãn Được Sự Mong Muốn của Lòng Tôi”
Được Thượng Đế Kêu Gọi
Giáo Hội Toàn Cầu Được Ban Phước nhờ vào Tiếng Nói của Các Tiên Tri
Một Tiếng Nói Hoan Hỷ cho Các Con Trẻ của Chúng Ta
Được Ôm vào Vòng Tay Thương Yêu của Ngài
Việc Này Có Ích Lợi Gì cho Tôi?
Phần Tán Trợ Các Chức Sắc của Giáo Hội
Không Phải Mười Người Đều Được Sạch Cả Sao?
Tiền Thập Phân: Một Thử Thách của Đức Tin với Các Phước Lành Vĩnh Cửu
Dầu Chẳng Vậy
Sự Hy Sinh Mang Đến Các Phước Lành của Thiên Thượng
Được Kêu Gọi Phục Vụ
“Phước Thay Cho Những Kẻ Giải Hòa”
Vị Tộc Trưởng Giáo Khu
Thế Hệ Cao Quý Nhất của Những Người Truyền Giáo
Tôi Tin Rằng Tôi Có Thể Làm Được, Tôi Đã Biết Là Tôi Có Thể Làm Được
Hãy Êm Đi, Lặng Đi
Cùng Các Người Nam của Chức Tư Tế
Những Người Gương Mẫu để Noi Theo
Con Sẽ Đi Đến Nơi Nào Ngài Sai Con
Để Họ Cũng Hiệp Làm Một Như Chúng Ta Vậy
Người Phụ Nữ Có Đức Tin
Đáp Ứng Sự Kêu Gọi của Các Anh Chị Em
Nền Tảng Kỳ Diệu của Đức Tin Chúng Ta
Há Con Người Sẽ Thấy Đức Tin Trên Mặt Đất Chăng?
Để Trút Bỏ Những Gánh Nặng
Chịu theo những Khuyên Dỗ của Đức Thánh Linh
Vui Thú và Hạnh Phúc
Hãy Đi Đến Si Ôn! Hãy Đi Đến Si Ôn!
Cha Ơi, Cha Còn Thức Không
Mỗi Người Chúng Ta Phải Là Người Tốt Hơn
Băng Video: “Tôi Đây, Xin Phái Tôi Đi”
Với một Tấm Lòng Thánh Thiện
Ban Phước cho Gia Đình mình Qua các Giao Ước của chúng ta
Lòng Bác Ái: Mỗi Lần, Một Gia Đình, Một Mái Nhà
Các Chị Em Là Những Người Đều Được Thượng Đế Gửi Đến Đây
Họ Ngỏ Lời cùng Chúng Ta
Sự Giảng Dạy cho Thời Chúng Ta, 2003
Tin Tức của Giáo Hội
Các Vị Lãnh Đạo Mới Được Kêu Gọi, Các Chính Sách Được Thông Báo
Tổng Thống Ghana Bày Tỏ Lòng Cám Ơn Những Sự Phục Vụ Nhân Đạo
Giáo Hội Tổ Chức Chương Trình Xây Đắp Nhịp Cầu Thông Cảm
Giáo Hội Thánh Hữu Ngày Sau Là Giáo Phái Tăng Trưởng Nhanh Nhất của Hoa Kỳ
Bản Mục Lục Giáo Lễ Có Sẵn trên Mạng Lưới Internet
Anh Cả Craig C. Christensen Thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi
Anh Cả James M. Dunn Thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi
Anh Cả Daryl H. Garn Thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi
Anh Cả D. Rex Gerratt Thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi
Anh Cả Spencer V. Jones Thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi
Susan Winder Tanner Chủ Tịch Trung Ương Hội Thiếu Nữ
Julie Bangerter Beck Đệ Nhất Cố Vấn, Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Hội Thiếu Nữ
Elaine Schwartz Dalton Đệ Nhị Cố Vấn, Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Hội Thiếu Nữ
Cách đây năm mươi tám năm, tôi gõ cửa nhà J. Roland Sandstrom, vị tộc trưởng của Giáo Khu Santa Ana California, với một giấy giới thiệu từ vị giám trợ của tôi để nhận một phước lành tộc trưởng. Chúng tôi chưa hề gặp nhau và cũng không gặp lại nhau cho đến 14 năm sau. Chúng tôi gặp lại nhau 15 năm sau đó. Lần này, với tư cách là một trong Mười Hai Vị Sứ Đồ, tôi đã ban cho anh một phước lành trước khi anh qua đời.
Phước lành được gửi bằng đường bưu điện đến trại lính của tôi tại một căn cứ không quân là nơi mà tôi đóng quân. Lúc bấy giờ, tôi đã không biết, như tôi biết bây giờ, rằng một vị tộc trưởng có tầm hiểu biết tiên tri sâu sắc, nên phước lành của ông sẽ còn có ý nghĩa nhiều hơn là một sự hướng dẫn cho tôi. Phước lành đó là một tấm khiên che và một sự bảo vệ.
Sự mặc khải nói rằng “đó là bổn phận của Mười Hai Vị trong tất cả các chi nhánh lớn của giáo hội là sắc phong những chức thầy giảng phúc âm mà họ được mặc khải cho biết.”1
Tiên Tri Joseph Smith đã nói: “Thầy Giảng Phúc Âm là một Tộc Trưởng… . Bất cứ nơi đâu Giáo Hội của Đấng Ky Tô được thiết lập trên thế gian, thì phải có một vị Tộc Trưởng vì lợi ích của con cháu các Thánh Hữu, cũng giống như Gia Cốp ban phước lành tộc trưởng cho các con trai mình.”2
Thánh thư nói đến ba loại tộc trưởng: các người cha trong gia đình,3 các vị lãnh đạo tiên tri thời xưa và vị tộc trưởng giáo khu, một chức phẩm được sắc phong trong Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc.4
Người cha là một tộc trưởng trong gia đình mình và có thể và phải ban các phước lành của người cha cho con cái mình.
Cho đến cách đây một vài năm, mỗi vị tộc trưởng giáo khu được kêu gọi và sắc phong bởi một thành viên thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ. Khi con số các giáo khu gia tăng, trách nhiệm này được ủy thác cho chủ tịch giáo khu.
Giống như các chức phẩm khác trong Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đécọanh cả, thầy tư tế thượng phẩm, Thầy Bảy Mươi và Sứ Đồ—vị tộc trưởng giáo khu được sắc phong thay vì phân nhiệm.
Vị chủ tịch giáo khu đệ nạp tên một người lên Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ. Mỗi cái tên đã được suy xét một cách kỹ càng và thành tâm. Một khi đã được chấp thuận, vị tộc trưởng được tán trợ trong đại hội giáo khu rồi sau đó được sắc phong. Rồi, với những sự hiểu biết tiên tri sâu sắc, ông sẽ ban các phước lành cho những người nào mà vị giám trợ trong tiểu giáo khu của họ giới thiệu đến.
Có một ấn phẩm, Information and Suggestions for Patriarchs (Tài Liệu và Những Đề Nghị cho Các Tộc Trưởng). Nó chỉ dẫn cho vị chủ tịch giáo khu và vị tộc trưởng biết về chức phẩm thiêng liêng này. Ấn phẩm này được thảo luận trong nhiều năm bởi Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn và Nhóm Túc Số Mười Hai. Mỗi khi nó được duyệt xét lại, thì kích thước của nó được giảm bớt. Một Vị Thẩm Quyền Trung Ương đã nói: “Thưa các anh em, chúng ta không được xen vào công việc giữa Chúa và các tộc trưởng của Ngài.”
Giờ đây chúng tôi yêu cầu mỗi vị chủ tịch giáo khu và mỗi tộc trưởng hãy đọc lại tài liệu ngắn này. Hãy đọc nó hơn một lần.
Các vị tộc trưởng không quảng cáo các phước lành. Các tín hữu phải xin các phước lành khi họ được soi dẫn để làm vậy. Không có một tuổi tác nhất định cho người có thể nhận được một phước lành tộc trưởng. Vị giám trợ phải chắc chắn rằng người tín hữu có đủ tuổi và chín chắn để hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của phước lành.
Một phước lành tộc trưởng được ghi âm và chép lại bởi một người mà do vị chủ tịch giáo khu chỉ định. Phước lành đó trở thành một báu vật của cá nhân đó.
Ngoại trừ những người trực hệ trong gia đình, chúng ta không nên cho phép những người khác đọc phước lành của mình cũng đừng nhờ những người khác giải thích nó cho chúng ta. Vị tộc trưởng lẫn vị giám trợ cũng không thể hay không nên giải thích phước lành đó.
Khi Mười Hai Vị Sứ Đồ kêu gọi và sắc phong cho các tộc trưởng, thì chúng tôi chia sẻ những kinh nghiệm. Chúng tôi học biết được Chúa có một sự quan tâm đặc biệt đến vị tộc trưởng là người nắm giữ một chức vụ độc nhất trong Giáo Hội.
Tôi nhớ lại một đại hội giáo khu nơi mà có một vị tộc trưởng rất lớn tuổi. Mặc dù ông vẫn là tộc trưởng trong suốt đời mình, cũng đến lúc ông được miễn khỏi việc ban các phước lành.
Vị chủ tịch giáo khu giới thiệu đến một người với nhiều kinh nghiệm lãnh đạo. Tuy nhiên, tôi không cảm thấy rằng người ấy là tộc trưởng.
Tôi biết rằng Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã nói với các vị chủ tịch giáo khu: “Bởi vì một người đã làm tròn nhiệm vụ lãnh đạo trong chức phẩm và đã đến tuổi chín chắn không có nghĩa là người ấy sẽ hoặc không làm một vị tộc trưởng giỏi;… [Vị tộc trưởng phải là người đã] phát triển nơi [mình] tinh thần tộc trưởng; thật vậy, điều này phải là đặc tính nổi bật [của người ấy], [một người] có sự khôn ngoan, cũng có được ân tứ và tinh thần của phước lành nữa.”5
Khi buổi họp tối sắp bắt đầu, một người lớn tuổi đi vào đến hết nửa lối dọc theo các dãy ghế và, vì không kiếm ra chỗ ngồi, nên đi trở lại phía sau của giáo đường. Người ấy ăn mặc không được chỉnh tề lắm so với đa số những người khác và hiển nhiên đã ở ngoài trời rất lâu trước khi đến.
Tôi thì thầm cùng vị chủ tịch giáo khu: “Anh ấy là ai vậy?”
Vị chủ tịch giáo khu cảm thấy được những gì trong ý nghĩ của tôi nên nói: “Ồ, tôi không nghĩ anh ấy có thể là vị tộc trưởng của chúng tôi đâu. Anh ấy sống rất xa ở bìa ranh giới của tiểu giáo khu và chưa bao giờ nắm giữ một chức vụ lãnh đạo nào trong giám trợ đoàn hay hội đồng thượng phẩm cả.”
Người ấy được mời lên dâng lời cầu nguyện mở đầu và người ấy mới nói một vài lời thì tôi nhận được sự xác nhận, theo cách thức bởi sự mặc khải: “Đây là vị tộc trưởng.”
Tôi nhớ là anh ấy có sáu người con trai và một người con gái. Lúc bấy giờ, người con út đang đi truyền giáo cũng như các người anh của cô này là những người đã lập gia đình và đang sống ở nhiều nơi khác nhau trong nước, tất cả những người này đều đang phục vụ Giáo Hội một cách trung tín.
Tôi hỏi: “Còn con gái anh thì sao?”
Anh nói: “Ồ, anh đã gặp nó. Nó là vợ của một cố vấn trong chủ tịch đoàn giáo khu.”
Tôi nghĩ: “Một tộc trưởng, người này quả thật là một tộc trưởng!”
Trước phiên họp chính, tôi gặp vị tộc trưởng lớn tuổi ngoài phòng chờ đợi và nói: “Hôm nay chúng tôi đang kiếm người phụ cho anh đây.”
Anh nói: “Ồ, cám ơn! Tôi lấy làm cảm kích nhiều, nhiều lắm.”
Tôi nói: “Để tôi cho anh biết tên của vị tộc trưởng mới, rồi thì chỉ có anh và tôi và vị chủ tịch giáo khu là những người duy nhất biết mà thôi.”
Tôi nói tên của người được chọn làm tộc trưởng mới, vị tộc trưởng lớn tuổi giật mình và nói: “Thật là thú vị đó chứ! Tôi trông thấy anh ấy giữa các tín hữu, bước vào tòa nhà và tôi tự nói: “Anh ấy có thể là một vị tộc trưởng tuyệt diệu chăng?” Đó là một sự xác nhận đầy soi dẫn từ vị tộc trưởng lớn tuổi.
Không có điều gì giống như chức phẩm này trong toàn thể Giáo Hội hoặc ở trên khắp thế gian.
Các chủ tịch giáo khu phải tận tâm và kỹ càng chăm sóc vị tộc trưởng. Các anh em phải mời vị ấy ngồi trên dãy ghế trên bục và được ghi nhận sự hiện diện của vị ấy.
Đều đặn, có thể một năm hai lần, các anh em phải phỏng vấn vị tộc trưởng và đọc một số các phước lành mà vị ấy đã ban cho người khác. Nhắc vị ấy rằng mỗi phước lành phải là riêng tư và đặc biệt cho người tín hữu. Chủ tịch giáo khu phải lưu tâm đến việc đọc các phước lành này theo định kỳ.
Có lần tôi đã sắc phong cho một vị tộc trưởng là người gặp khó khăn trong trách nhiệm. Trong hằng bao nhiêu tháng, vị này đã không thể tự mình ban cho một phước lành. Cuối cùng, vị này đã hỏi vị chủ tịch giáo khu của mình là ông có thể viết một đoạn làm mẫu giới thiệu cho bất cứ phước lành tộc trưởng nào không. Vị chủ tịch giáo khu chấp thuận.
Về sau vị ấy cho tôi biết điều này: “Khi người thiếu niên đầu tiên đến xin một phước lành, bởi vì tôi đã học thuộc lòng đoạn mở đầu đã viết sẵn, nên tôi cảm thấy thật thoải mái. Tôi đặt tay lên đầu người ấy và tôi đã không dùng đến một chữ trong đoạn mở đầu. Ngày hôm ấy, tôi đã học biết được các phước lành này thuộc về ai. Đó không phải là các phước lành của tôi mà của Thánh Linh đã sai khiến tôi nói ra.”
Người ta nói rằng một phước lành tộc trưởng là một ‘[khái lược] về những điều mà chúng ta có thể đạt được trong cuộc sống của mình.’ Nếu chúng ta đọc các phước lành tộc trưởng của mình, thì chúng ta sẽ thấy rằng tinh thần tiên tri tỏ cho chúng ta biết mỗi người chúng ta có thể trở thành người như thế nào.”6
Một phần thiết yếu của phước lành tộc trưởng là lời công bố về dòng dõi. Qua sự nghiên cứu kỹ càng thánh thư, một vị tộc trưởng trở nên quen thuộc với thứ bậc tộc trưởng thời xưa. Vị tộc trưởng học biết được số mệnh của các chi tộc Y Sơ Ra En.
Các Vị Thẩm Quyền Trung Ương có dạy rằng: “Khi ban một phước lành, vị tộc trưởng có thể công bố dòng dõi của chúng taọtức là, nếu chúng ta thuộc Y Sơ Ra Ên, thì chúng ta thuộc vào gia tộc của Áp Ra Ham và thuộc vào một chi tộc nào đó của Gia Cốp. Trong đa số các trường hợp, Các Thánh Hữu Ngày Sau thuộc vào chi tộc Ép Ra Im, chi tộc mà đã được cam kết việc lãnh đạo công việc Ngày Sau. Cho dù dòng dõi này là do huyết thống hay do sự gia nhập thì cũng không quan trọng (Trân Châu Vô Giá, Áp Ra Ham, 2:10). Đây là điều rất quan trọng bởi vì chỉ qua dòng dõi của Áp Ra Ham mà các phước lành phi thường của Chúa dành cho con cái Ngài trên thế gian mới được ứng nghiệm (Sáng Thế Ký 12:2, 3; Trân Châu Vô Giá, Áp Ra Ham 2:11).
“Rồi, vị tộc trưởng, khi nhìn đến tương lai, đếm các phước lành và các lời hứa, một số thì đặc biệt, một số khác thì tổng quát, mà người thuộc dòng dõi thật sự ,… có quyền để nhận hưởng; và qua thẩm quyền của vị ấy, đóng ấn các phước lành và các lời hứa lên người ấy ngõ hầu chúng có thể thuộc vào người ấy mãi mãi qua sự trung tín.”7
Bởi vì có rất nhiều dòng máu luân lưu trong mỗi người chúng ta nên hai người trong cùng một gia đình có thể được cho biết thuộc vào hai chi tộc khác nhau ở Y Sơ Ra Ên.
Một vị tộc trưởng có thể ban các phước lành tộc trưởng cho con cháu của mình là những người được giám trợ của họ giới thiệu đến.
Khi chúng tôi nhận được những lời yêu cầu ngoại lệ, như một người muốn nhận được phước lành từ một người cậu, chú, bác hoặc một người bạn thân của gia đình, thì chúng tôi mời họ làm theo phương thức đã đề ra và nhận phước lành của họ từ vị tộc trưởng trong giáo khu của họ.
Trong các phái bộ truyền giáo của giáo hạt hoặc giáo khu mà không có vị tộc trưởng, các tín hữu có thể nhận được lời giới thiệu từ vị giám trợ hay chủ tịch chi nhánh để nhận phước lành từ vị tộc trưởng trong một giáo khu kế bên.
Thỉnh thoảng một tín hữu có thể cảm thấy rằng phước lành của mình có phần ít hơn những gì mình kỳ vọng. Nhưng với thời gian, họ sẽ nhận thấy quyền năng mặc khải trong đó.
Đôi khi một người nào đó lo lắng bởi vì lời hứa trong phước lành tộc trưởng chưa được ứng nghiệm. Chẳng hạn, một phước lành có thể chỉ rõ là người tín hữu đó sẽ kết hôn và họ thì lại không kiếm ra được người bạn đời. Điều đó không có nghĩa là phước lành sẽ không được ứng nghiệm. Cần phải biết rằng những sự việc xảy ra theo kỳ định của Chúa, chứ không phải luôn luôn theo thời gian của chúng ta. Các sự việc của tính chất vĩnh cửu không có thời hạn. Từ cuộc sống tiền dương thế cho đến cuộc sống của chúng ta sau cái chết, cuộc sống của chúng ta là một cuộc sống vĩnh cửu.
Những hoàn cảnh, chẳng hạn như tuổi già và bệnh tật, dọn nhà ra khỏi giáo khu hay một sự kêu gọi đi phục vụ truyền giáo, có thể đòi hỏi vị chủ tịch giáo khu đề nghị với Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ cho phép vị tộc trưởng được miễn trừ sự phục vụ tích cực một cách danh dự.
Chủ Tịch Harold B. Lee có kể về kinh nghiệm kêu gọi một vị tộc trưởng. Ông và chủ tịch giáo khu đi đến nhà của vị ấy. Vị ấy đã làm việc suốt ngày với các con trai mình ở nông trại an sinh của Giáo Hội và người đầy mệt mỏi, mệt nhọc và bụi đất.
Chủ Tịch Lee nói: “Tôi còn làm cho vị ấy mệt nhọc thêm khi tôi bảo cho vị ấy biết tôi đến là vì việc gì—là vị ấy được kêu gọi làm tộc trưởng cho giáo khu đó.”
Sau phiên họp sáng của đại hội, nơi mà người ấy đã chia sẻ một lời chứng ngôn xuất sắc, thì họ cùng đi vào văn phòng ở dưới tầng hầm.
Người vợ của chủ tịch giáo khu, lúc bấy giờ cũng hiện diện nơi đó, đã viết thư cho Chủ Tịch Lee: “Khi chủ tịch bước đến đặt tay lên đầu [của anh ấy], tôi đã tự nghĩ trong lòng: ‘Anh ấy là một người mà chúng tôi giao tiếp thường. Chúng tôi đã đi chung với anh ấy, đi khiêu vũ… . Giờ đây phần trách nhiệm của anh ấy là công bố dòng dõi mà mỗi một người nào đến để xin các phước lành này. Anh ấy chưa từng học ngôn ngữ cổ xưa—thì làm thế nào anh ấy biết được?
“… Chủ tịch bước tới và đặt tay lên đầu anh ấy, và một luồng ánh sáng phát ra từ sau lưng chủ tịch và đi thẳng đến chủ tịch và đến anh ấy. Và tôi đã tự nghĩ trong lòng: ‘Có phải đó là một sự ngẫu nhiên lạ kỳ mà ánh nắng đã rọi vào đúng lúc ấy không.’ Và rồi tôi nhận thức rằng không có [cửa sổ,] không có ánh nắng. Tôi đã chứng kiến sự đáp ứng cho câu hỏi của tôi… . Nguồn ánh sáng đó đến từ một nơi nào đó ở Anh Lee và xuyên thẳng từ Anh Lee đến vị tộc trưởng này. Rồi tôi biết anh ấy sẽ nhận được sự chỉ dẫn từ đâu—qua những sự mặc khải từ Thượng Đế Toàn Năng.”8
Và đó là điều phải như vậy. Bất cứ nơi nào vị tộc trưởng được sắc phong hay ban một phước lành, thì cũng một luồng ánh sáng đó, mặc dù không thể thấy được, lại hiện diện. Nó cho quyền vị tộc trưởng công bố dòng dõi và ban cho một phước lành tiên tri, mặc dù chính vị ấy có thể chỉ là một người có khả năng tầm thường.
Xin đừng xao lãng hay làm ngơ đối với chức phẩm của vị tộc trưởng giáo khu. Đó là điều cốt yếu cho quyền năng thuộc linh của giáo khu.
Giờ đây, đối với các vị chủ tịch giáo khu, hãy trông nom công việc của vị tộc trưởng giáo khu của mình. Hãy sát cánh với vị ấy. Hãy phỏng vấn vị ấy và lựa ra đọc các phước lành của ông ban cho các tín hữu.
Và tôi xin nói với các vị tộc trưởng, các anh em đã được sắc phong vào chức phẩm mà ít có người được chọn. Các anh em phải sống theo một lối sống mà qua sự soi dẫn của Thánh Linh, các anh em có thể ban cho các phước lành tiên tri và đầy soi dẫn. Hãy làm một tộc trưởng gương mẫu trong gia đình của mình. Hãy sống xứng đáng với Thánh Linh. Hãy nhận hưởng niềm vui của chức vụ kêu gọi của mình.
Vị tộc trưởng mà chưa từng gặp tôi trước đó đã đưa ra lời hứa áp dụng cho mỗi người chúng ta. Ông bảo tôi “hãy hướng về ánh sáng của lẽ thật ngõ hầu bóng tối của sự sai lầm, không tin, nghi ngờ và thất vọng sẽ bị xua tan.”9 Nhiều lần tôi đã nhận được sức mạnh từ việc đọc phước lành tộc trưởng đó do một người tôi tớ đầy soi dẫn của Chúa ban cho.
Tôi làm chứng rằng đây là một chức phẩm thiêng liêng, một chức phẩm thánh, một phước lành cho Giáo Hội này, đó là một mẫu mực về các phước lành mà Chúa đã thiết lập trong Giáo Hội của Ngài để ban phước lành cho tất cả chúng ta. Và tôi làm chứng về Ngài trong tôn danh của Chúa Giê Su Ky Tô, A Men.
Từ khóa » Tộc Trưởng
-
Tộc Trưởng - Wiktionary Tiếng Việt
-
Tộc Trưởng Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Vai Trò Của Tộc Trưởng Xưa Và Nay
-
Tộc Trưởng Độ Mixi Và Những Sự Thật Thú Vị Trong 10 Facts Số Đặc Biệt
-
TỘC TRƯỞNG - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Anh - Từ điển
-
Tộc Trưởng Độ Mixi Dẫn đầu Bình Chọn Streamer được Yêu Thích Nhất ...
-
Nô Ê, Tộc Trưởng Trong Kinh Thánh - Church Of Jesus Christ
-
Tộc Trưởng Nhận Lương | Nội Dung | Kiếm Thế - Ông Vua Dòng ...
-
Nghĩa Của Từ Tộc Trưởng - Từ điển Việt
-
Tộc-trưởng Trang Cá Nhân | Facebook
-
Áo Phông Mixi - Tộc Trưởng | Shopee Việt Nam
-
Ví Nam Da Bò Thật CEFIRO TỘC TRƯỞNG - 12x9,5x1,5cm
-
Vai Trò Và Trách Nhiệm Của Trưởng Tộc Xưa Và Nay