Vị Trí Nhau Bám - Bệnh Viện Từ Dũ
Có thể bạn quan tâm
Hỏi - 04/05/2013
Chào Bác sĩ,Hiện em đang mang thai 26 tuần (em năm nay 28 tuổi). Hôm trước 21 tuần em đi khám ở Từ Dũ thì có kết quả nhau nhau bám mặt sau, nhóm 3 bờ bánh nhau đến sát lỗ trong CTC. Độ trưởng thành là 1 chỉ số: DKLD:51, CV đầu : 190, CDXD:33, CDX cánh tay:32, DKNB: 52, CV bụng: 160 thì có bình thường không? và họ cũng ko tính cân nặng của thai nên em không biết có bình thường không? Còn hôm 24 tuần em đi khám lại ở Cà Mau (do em đang ở cà mau) thì nhóm là nhóm 2, em có hỏi bác sĩ bảo chưa kết luận gì còn độ trưởng thành không có do ở cà mau họ đưa ra ít chỉ số quá. ( DKLD:60, còn 1 vài chỉ số nữa mà em đang đi làm nên không nhớ hết) Em muốn hỏi Bác sĩ là nhau mặt sau như trường hợp của em có gì nguy hiểm không? Có phải trường hợp của em hạn chế đi bộ và khả năng nhận dinh dưỡng của con cũng ít hơn không? Em mong nhận được sự chỉ dẫn của Bác sĩ? Chân thành cảm ơn!
Trả lời
Vị trí nhau bám chưa cố định khi thai 21- 26 tuần. Vì khi tử cung lớn lên theo sự phát triển của thai kỳ thì thông thường vị trí bánh nhau sẽ được "kéo" lên phía đáy tử cung, là phía an toàn. Nhau bám mặt trước hay mặt sau đều được, miễn là diện nhau bám đừng quá thấp phía dưới (gần cổ tử cung), gọi là nhau bám thấp hay nhau tiền đạo- sẽ có nguy cơ chảy máu trong thai kỳ và mất máu nhiều khi chuyển dạ sanh.
Em yên tâm dưỡng thai và khám thai theo hẹn để kiểm tra vị trí bánh nhau khi tuổi thai lớn hơn nhé.ThS. BS. Ngô Thị YênKhoa Khám bệnh - BV Từ Dũ Các bài viết khác28tháng 05Kích thước thai nhi 20 tuần tuổi như sau có bình thường không?
Chào em
Bác sĩ khám thai sẽ dựa vào nhiều dấu hiệu lâm sàng (ngày kinh chót, bề cao tử cung, sự lên cân của thai phụ…) cũng như kết quả các xét nghiệm (siêu âm, xét nghiệm máu sàng lọc trước sinh…) để đánh giá sự phát triển của thai.
Bác sĩ siêu âm thường kết luận tuổi thai trên siêu âm dựa vào các số đo sinh học của thai nhi ở lần khảo sát đó.
Vì vậy, em nên đến khám thai tại bác sĩ sản khoa, và mang theo kết quả siêu âm này để được tư vấn đầy đủ.
ThS. BS. Ngô Thị YênKhoa Khám bệnh - BV Từ Dũ 24tháng 05Sinh không đau và dịch vụ sinh gia đình
Chào chị
Các mục đăng ký này độc lập nhau. Ở mục chọn bác sĩ, nếu chị không có một bác sĩ cụ thể nào để đăng ký thì chị đánh vào ô "bác sĩ trực". Một trong số các bác sĩ đang trực trong bệnh viện sẽ đỡ sanh cho chị.
Chúc chị khỏe mạnh và "mẹ tròn con vuông" nhe.
ThS. BS. Ngô Thị YênKhoa Khám bệnh - BV Từ Dũ24tháng 05Nước ối ít, phải làm sao?Chào em
Chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh hiệu quả hoặc phản đối việc uống nước dừa, nước mía trong thai kỳ. Kinh nghiệm dân gian thì khuyên không nên uống nhiều nước dừa khi thai chưa qua 3 tháng đầu (tức là thai dưới 12-14 tuần). Tuy nhiên chưa rõ cơ chế khoa học vì sao.
Do đó, khôn ngoan nhất là có thể thay loại nước khác khi thai còn nhỏ. Thai em đã 18 tuần thì tùy em chọn lựa theo niềm tin của bản thân mình, hoặc để cho an toàn thì...còn nhiều loại nước uống mà, kể cả các loại nước bổ dưỡng từ thức ăn.
Việc phục hồi lượng ối còn phụ thuộc vào chính bản thân phôi thai, bình thường hay có bất thường gì về di truyền hoặc đột biến trong quá trình phát triển không.ThS. BS. Ngô Thị YênKhoa Khám bệnh - BV Từ Dũ24tháng 05Các xét nghiệm cần thực hiện trước khi mang thai
Chào em
Hai vợ chồng em nên đến khám và tư vấn tại Đơn vị Chẩn Đoán Trước Sinh để kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai (khám tiền thai).
Phòng khám dịch vụ của Bệnh viện hoạt động từ thứ Hai đến sáng Chủ nhật. Em có thể khám hẹn giờ qua tổng đài 08-1081.
ThS. BS. Ngô Thị YênKhoa Khám bệnh - BV Từ Dũ20tháng 05Thai ngoài tử cung thoái triển
Em gái thân mến,
Bác sĩ đã giải thích đúng cho em rồi. Chị chia sẻ với lo lắng của em vì tình trạng như em là rất hiếm. Em nên yên tâm theo dõi thêm từ 6- 8 tuần vì kết quả siêu âm và xét nghiệm hiện tại cho thấy sự thoái triển này đang chiều hướng tốt. Như vậy, là may mắn vì nếu thai ngoài tử cung mà phát triển thì đa số phải có chỉ định mổ.
Sau khi ổn định (beta hcG âm tính, siêu âm bình thường) thai lần này, em và chồng nên đến Đơn vị chẩn Đoán Tiền sản, bệnh viện Từ dũ để được khám sức khỏe tổng quát trước khi mang thai.ThS. BS. Ngô Thị YênKhoa Khám bệnh - BV Từ Dũ20tháng 05Thăm khám thai
IgG dương tính trong kết quả rubella nói lên rằng em đã có miễn dịch đối với rubella, nghĩa là trước đây em đã có chích ngừa rubella hoặc đã từng bị nhiễm rubella. Tuy nhiên, kết quả rubella này của em được thực hiện khi thai đã 17 tuần nên không đủ thông tin để kết luận về thời điểm nhiễm. Chỉ khi nhiễm rubella lần đầu tiên lúc thai dưới 12 tuần thì mới có nguy cơ cao cho thai nhi.
Em có thể theo dõi tiếp thai kỳ và làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh để phần nào xác định sự phát triển và tình trạng sức khỏe thai nhi.
ThS. BS. Ngô Thị YênKhoa Khám bệnh - BV Từ Dũ20tháng 05Theo dõi thai rỗng
Chào em
Kết quả siêu âm đã ghi rất rõ rồi. Em cần chờ thêm 1 tuần nữa để đánh giá tình trạng phát triển của thai giai đoạn sớm. Dấu hiệu "túi thai méo mó" "theo dõi trứng trống" là không bình thường, cần theo dõi thêm vì thai còn quá nhỏ. Hiện tại, không đưa ra được kết luận gì khác cả, em ạ.ThS. BS. Ngô Thị YênKhoa Khám bệnh - BV Từ Dũ20tháng 05Em có thể sanh thường được không?
Chào em
Em đi khám thai, mang theo sổ theo dõi điều trị tại bệnh viện da liễu để bác sĩ kết hợp dấu chứng khám được và đánh giá lại tình trạng bệnh lý mào gà hiện tại. Từ đó, sẽ có chỉ định cách sanh thích hợp. Bác sĩ sẽ biết cách khám ít ảnh hưởng thai nhi nhất, hoặc em có thể nêu lo lắng của mình để bác sĩ lưu ý hơn. Em không nên chỉ vì "sợ" mà bỏ tái khám, có thể ảnh hưởng kết quả điều trị.
Thân mến. ThS. BS. Ngô Thị YênKhoa Khám bệnh - BV Từ Dũ20tháng 05Thai 37 tuầnChào em
Bác sĩ đã khám, tư vấn và cho chỉ định khi khám thai cho em rồi. Xương đùi ngắn hơn bình thường ở tuổi thai 37 tuần thì không còn là dấu chứng phải theo dõi kỹ từng tuần nữa. Quan trọng bây giờ là tình trạng sức khỏe của bà mẹ, cổ tử cung, ngôi thai, nước ối, tim thai nhi...để chuẩn bị cho cuộc sanh. Tuần sau, em có thể sẽ được chỉ định siêu âm để kiểm tra chung về thai, nhau ối. Do đó, em không nên lo lắng nhiều, kẻo ảnh hưởng sự phát triển thai nhi những tuần cuối. Thân mến.ThS. BS. Ngô Thị YênKhoa Khám bệnh - BV Từ Dũ20tháng 05Chuẩn bị trước khi mang thaiChào em
Em có thể chích ngừa rubella và nghe theo hướng dẫn của nhân viên y tế.ThS. BS. Ngô Thị YênKhoa Khám bệnh - BV Từ Dũ20tháng 05Độ mờ da gáy 12 tuần là 1.5Lần sau, khi đi khám thai em cần nói cho bác sĩ biết các thuốc em đang dùng, cũng như nêu các thắc mắc liên quan.
Hai thuốc bác sĩ Vũng Tàu đã chỉ định có tác dụng bổ sung vi chất là chính. Bốn loại thuốc em mới được chỉ định vừa có loại dưỡng thai, vừa có loại bổ, nên với tình trạng sức khỏe hiện tại, em có thể dùng trước thuốc này. Lần khám sau, em báo với bác sĩ về thuốc bổ em đang có để khỏi mua dư.
Tùy theo kết quả double test như thế nào, em sẽ được hẹn khám và theo dõi thai kỳ phù hợp.
Em có thể nhờ người thân đến lấy kết quả double test, nhưng cần mang theo sổ khám thai và hóa đơn thu tiền xét nghiệm để dễ kiểm tra và lấy kết quả chính xác. Tuy nhiên, trong trường hợp kết quả có bất thường, cần được tư vấn và làm thêm các xét nghiệm thì bản thân thai phụ phải đến lại bệnh viện, em nhé. ThS. BS. Ngô Thị YênKhoa Khám bệnh - BV Từ Dũ20tháng 05Thai lưu 2 lầnChào em
Em có thể đến khám sức khỏe tiền mang thai tại Đơn vị Chẩn đoán trước sinh, bệnh viện Từ Dũ hoặc các bệnh viện chuyên sản phụ khoa, như Hùng Vương, Đại học Y dược...ThS. BS. Ngô Thị YênKhoa Khám bệnh - BV Từ Dũ20tháng 05Khoa Sản AChào em
Những trường hợp này sẽ được tư vấn cụ thể. Tùy tình trạng sức khỏe cụ thể của mẹ và thai, bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp. Khuynh hướng chung là dưỡng thai và theo dõi tiến triển thai kỳ. Nhiều trường hợp vẫn tiếp tục thai kỳ đến đủ tháng và sinh ra được 1 em bé sống bình thường.ThS. BS. Ngô Thị YênKhoa Khám bệnh - BV Từ Dũ20tháng 05Kết quả siêu âm thai của em được 7 tuầnYolksac hay còn gọi là noãn hoàng, là một thành phần của phôi thai.
Kết quả siêu âm của em là một thai 7 tuần đang phát triển. Giai đoạn này em có thể làm các xét nghiệm máu thường qui như tổng phân tích tế bào máu, nhóm máu- Rhesus, đường huyết, HbSAg, Giang mai, HIV, huyết thanh miễn dịch về rubella (nếu em chưa chủng ngừa rubella).
Đến tuần thai 11- 14 tuần, về xét nghiệm máu sẽ có sàng lọc trước sinh quí 1, để xác định nguy cơ một số dị tật bẩm sinh, gọi là double test. Một số bác sĩ có thể chờ đến tuổi thai mày mới cho chỉ định xét nghiệm máu một lần luôn. Tuy nhiên, nếu em chưa chủng ngừa rubella thì em nên đề nghị được làm xét nghiệm máu thường qui ngay ở tuổi thai này.
Trong thai kỳ, chỉ có chích ngừa một loại vaccin ngừa uốn ván rốn cho bé sơ sinh. Thường bác sĩ sẽ chỉ định chích khi tuổi thai lớn hơn. ThS. BS. Ngô Thị YênKhoa Khám bệnh - BV Từ Dũ20tháng 0537 tuần bị thiếu ối
Chào em
Đa số trường hợp thai nhi sẽ bình chỉnh ngôi khi thai khoảng 30 -32 tuần cho đến cuối thai kỳ. Có một số rất ít trường hợp ngôi mông (ngôi ngược) sẽ chuyển thành ngôi đầu sau tuần thứ 36-38. Chưa có nghiên cứu nào chứng minh tư thế nằm của mẹ có thể giúp "bé dễ dàng quay đầu xuống".
Nếu là ngôi mông, con so (chưa sanh lần nào) thì khả năng sanh ngả âm đạo khó hơn.
Nếu là con rạ (đã từng sanh ngả âm đạo) thì khả năng sanh ngả âm đạo cao hơn trường hợp con so.
Cả hai trường hợp đều cần làm thêm xét nghiệm chụp khung chậu và xác định tư thế đầu thai nhi là cúi hay ngửa, đồng thời bác sĩ khám sẽ ước tính cân nặng thai nhi để tiên lượng có thể sanh ngả âm đạo được hay không. Khi chuyển dạ, ngôi mông sanh ngả âm đạo cần được nhân viên y tế có kinh nghiệm theo dõi sát.ThS. BS. Ngô Thị YênKhoa Khám bệnh - BV Từ Dũ20tháng 05Làm sao để giảm ốm nghén
Chào em
Em cần đi khám bác sĩ chuyên khoa nội tổng quát và nội tiết để chẩn đoán chính xác về hạ huyết áp và hạ đường huyết.
Tuy nhiên, cần lưu ý trong thời gian mang thai 3 tháng đầu sẽ thường có các triệu chứng nghén gần giống như hạ huyết áp và hạ đường huyết. Em cần ăn ngủ điều độ, không thức khuya, có thể ăn nhiều bữa trong ngày - lúc không buồn nôn và không ăn quá no một lần. Ngoài ra, bác sĩ khám thai có thể chỉ định thuốc giảm nghén cho em và sẽ hướng dẫn tái khám tùy theo tình trạng thai sau khi thăm khám.
ThS. BS. Ngô Thị YênKhoa Khám bệnh - BV Từ Dũ04tháng 05Xin giúp đỡVợ bạn mới mổ sinh được 6 tháng và hiện tại thai được 5 tuần tuổi. Nếu hai vợ chồng bạn quyết định để thai thì nên khám thai định kỳ. Đến tuần 38 trở lên được mổ chủ động vì là vết mổ cũ mới. Trong quá trình theo dõi thai nên chú ý đến dấu hiệu đau bụng và ra huyết, khi có 1 trong 2 dấu hiệu này là đến cơ sở y tế khám ngay. Sau khi mổ lần hai hai vợ chồng bạn cần chủ động dùng các biện pháp tránh thai. Hiện nay có khá nhiều biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả: đặt dụng cụ tử cung, thuốc tránh thai các dạng khác nhau, …Nên đến bác sĩ khám và tư vấn cụ thể bạn nhé. TS. BS. Lê Thị Thu HàKhoa Sản A - BV Từ Dũ
04tháng 05Cho em hỏi mang thai uống thuốc trị đau đầu có được không ạ? Bạn Nhật Vy thân mến,Các thuốc bạn đã dùng là không thuộc nhóm độc cho thai, vì vậy bạn có thể tiếp tục thai kỳ.Bạn cần khám thai định kỳ và làm các xét nghiệm cần thiết để đánh giá sức khỏe mẹ và thai. TS. BS. Lê Thị Thu HàKhoa Sản A - BV Từ Dũ
03tháng 05Tư vấn mang thai lại sau 2 lần sẩy thaiBạn Ngọc Nương thân mến,Nguyên nhân sẩy thai sớm là khá nhiều (rối loạn nhiễm sắc thể, thiểu năng hoàng thể thai kỳ, nhiễm trùng, bệnh nội tiết, bệnh tự miễn,…) và có đến 25 – 30% sẩy thai không rõ nguyên nhân.
Em đã tiêm phòng các bệnh trước trên trước khi mang thai là tốt. Bên cạnh đó, hai vợ chồng bạn cần khám tổng quát, bạn cần khám phụ khoa để kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai bạn ạ.TS. BS. Lê Thị Thu HàKhoa Sản A - BV Từ Dũ03tháng 05Chào bác sĩRolivit có chứa Sắt II fumarat 62,00 mg - Acid Folic 0,75 mg - Vitamin B12 7,50 mcg nê có thể dùng để bổ sung sắt và acid Folic trước khi mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.TS. BS. Lê Thị Thu HàKhoa Sản A - BV Từ Dũ
Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ
Từ khóa » Vị Trí Bám Của Bánh Rau
-
Nhau Tiền đạo (rau Tiền đạo) - Mang Thai - Hello Bacsi
-
Vị Trí Bánh Nhau Thai Có Gì đặc Biệt? | Vinmec
-
Cấu Trúc Và Vị Trí Bám Của Bánh Rau
-
Siêu âm Khảo Sát Vị Trí Nhau Thai
-
️ Vị Trí Bánh Nhau Thai - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Trong Thai Kì, Rau Bám Có Thay đổi Vị Trí Không?
-
Nhau Thai Bám Mặt Trước Mẹ Sinh Thường được Không?
-
Cách Bảo Vệ Nhau Thai Vô Cùng Quan Trọng Mẹ Cần Biết | Medlatec
-
Nhau Thai Bám Mặt Sau Có Tốt Không Và Những điều Mẹ Cần Biết
-
Giải đáp: Rau Bám Mặt Trước Hay Mặt Sau Tốt Cho Thai Nhi | Bé Yêu
-
Nhau Bám Thấp Mặt Sau Có Gây ảnh Hưởng đến Thai Kỳ? | TCI Hospital
-
Nhau Tiền đạo: Phân Loại, Triệu Chứng Và Cách Chẩn đoán
-
Rau Tiền đạo: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Phòng Ngừa