Viêm Amidan Cấp: Triệu Chứng, điều Trị Và Cách Phòng Tránh
Có thể bạn quan tâm
Viêm Amidan cấp tính là tình trạng khi amidan khẩu cái bị sung huyết, gặp nhiều nhất ở lứa tuổi 5 – 15 tuổi. Vậy làm sao để điều trị được viêm Amidan cấp tính?
Menu xem nhanh:
- 1. Viêm Amidan là bệnh lý gì?
- 2. Phân loại viêm Amidan
- 2.1 Viêm Amidan cấp tính
- 2.2 Viêm Amidan mạn tính
- 3. Viêm Amidan cấp tính có triệu chứng gì?
- 4. Điều trị viêm Amidan cấp tính
- 4.1 Nguyên tắc điều trị
- 4.2 Phương pháp điều trị
- 5. Biến chứng viêm Amidan
- 5.1 Biến chứng tại chỗ
- 5.2 Biến chứng kế cận
- 5.3 Biến chứng toàn thân
- 6. Phòng ngừa viêm Amidan cấp tính
1. Viêm Amidan là bệnh lý gì?
Amidan là hai mô đệm hình bầu dọc nằm ở phía sau của cổ họng. Khi Amidan bị viêm sẽ dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu. Nếu người bệnh không đến thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ trở nên nặng hơn và có thể dẫn tới nhiễm khuẩn máu, viêm hệ hô hấp và viêm cầu thận.
2. Phân loại viêm Amidan
2.1 Viêm Amidan cấp tính
Viêm Amidan cấp tính là tình trạng amidn bị nhiễm trùng do một số loại vi khuẩn hoặc virus gây ra. Triệu chứng của Amidan cấp tính có thể xuất hiện đột ngột hoặc dần dần từng ngày.
2.2 Viêm Amidan mạn tính
Khi Amidan bị viêm thường xuyên, tái phát nhiều 5 – 7 lần/năm và mỗi lần kéo dài thường dai dẳng hơn 2 tuần thì đó là dấu hiệu viêm Amidan của bạn đã chuyển sang giai đoạn mạn tính. Vớ loại viêm Amidan này, không thể điều trị nội khoa mà cần phải thực hiện phẫu thuật.
3. Viêm Amidan cấp tính có triệu chứng gì?
– Người bắt đầu rét run và có biểu hiện sốt từ 38 – 39 độ.
– Cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi như đau cổ, đau đầu.
– Cảm giác khô, nóng, cổ họng khó chịu dẫn đến ăn uống kém.
– Tiểu tiện ít, sẫm màu hoặc đai đại tiện thường bị táo bón.
– Cổ họng đau, đặc biệt có thể đau nhói lên vùng tai khi nuốt và ho.
– Miệng có mùi hôi.
– Nếu bị viêm liên quan đến vùng thanh quản, khí quản thì sẽ gây ho, giọng khàn và bị đau cổ.
Nếu viêm Amidan ở trẻ nhỏ, trẻ sẽ có những biểu hiện như:
– Chảy dãi do khó nuốt hoặc đau cổ họng.
– Không muốn ăn và từ chối ăn.
– Quấy khóc bất thường.
4. Điều trị viêm Amidan cấp tính
4.1 Nguyên tắc điều trị
Để điều trị viêm Amidan, bác sĩ sẽ chủ yếu điều trị triệu chứng, giúp bệnh nhân nâng cao thể trạng và chỉ định dùng kháng sinh nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc đe doạ biến chứng.
4.2 Phương pháp điều trị
– Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không gắng sức làm những việc nặng, tránh bị nhiễm lạnh.
– Ăn uống những đồ lỏng, dễ tiêu, không ăn những đồ quá cứng, to.
– Sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng sinh tuỳ theo từng trường hợp và theo chỉ định của bác sĩ.
– Dùng thuốc sát trùng nhẹ để nhỏ mũi.
– Súc miệng bằng những dung dịch kiềm ẩm.
– Nâng cao thể trạng của cơ thể bằng các yếu tố vi lượng, sinh tố, calci,..
5. Biến chứng viêm Amidan
Nếu có những triệu chứng của viêm Amidan mà bạn không đến thăm khám và điều trị sớm thì sẽ dẫn đến những biến chứng như:
5.1 Biến chứng tại chỗ
Một số biến chứng tại chỗ thường gặp nhất có thể kể đến như: viêm tấy, áp xe amidan. Hiện tượng này xảy ra khi bệnh nhân có những triệu chứng viêm Amidan nhưng không được điều trị kịp thời. Viêm Amidan do đó sẽ tái phát nhiều lần, viêm nhiễm ở mức độ rộng, người bệnh sẽ khó nuốt, họng sưng to, sốt cao…..
5.2 Biến chứng kế cận
Viêm Amidan cũng có thể gây ra những biến chứng kế cận cho người bệnh như viêm tai giữa, viêm mũi, viêm xoang, viêm thanh – phế quản, viêm tấy hạch dưới hàm, thành bên trong họng viêm tấy hoặc áp xe…
5.3 Biến chứng toàn thân
Những biến chứng toàn thân có thể xảy ra như viêm cầu thận, viêm màng tim ngoài cấp, viêm khớp cấp, viêm cơ tim…Lúc này, người bệnh xuất hiện những triệu chứng như sốt cao, nôn mửa, nổi hạch, nổi ban….kèm theo những triệu chứng đặc trưng của viêm Amidan.
6. Phòng ngừa viêm Amidan cấp tính
– Vệ sinh khu vực sinh sống sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt nếu bạn có sức đề kháng kém hay cơ địa hay mắc các bệnh dị ứng.
– Có những biện pháp phòng tránh và bảo vệ bản thân tốt khỏi các tác nhân khói bụi từ môi trường.
– Nếu có những bệnh lý viêm mũi họng như viêm VA, viêm xoang,…cần phải điều trị triệt để để không ảnh hưởng đến những khu vực lân cận.
– Chú ý luyện tập thể dục, thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
– Thực hiện tiêm phòng đầy đủ.
Mong rằng bài viết trên của chúng tôi đã giải đáp những thông tin hữu ích cho các bạn về chủ đề viêm Amidan cấp tính. Cần lưu ý phải điều trị triệt để tình trạng viêm ở giai đoạn cấp tính tại các cơ sở y tế uy tín để bệnh không tái phát và chuyển sang giai đoạn mạn tính.
Từ khóa » Viêm Họng Amidan Cấp
-
Viêm Amidan Cấp Thường Gặp ở Tuổi Nào? | Vinmec
-
Viêm Họng Amidan - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Viêm Amidan: Triệu Chứng, Phân Loại Và Cách điều Trị
-
Viêm Amidan Cấp
-
Bệnh Viêm Amidan: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
6 Cách Hỗ Trợ Chữa Viêm Amidan Tại Nhà Hiệu Quả, đơn Giản | Medlatec
-
Viêm Amidan Cấp Và Mạn Tính Biểu Hiện Ra Sao?
-
Viêm Amidan Cấp: Triệu Chứng Nhận Biết Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
-
Viêm Amidan: TRUY TÌM Nguyên Nhân, Triệu Chứng để điều Trị ...
-
Viêm Amidan Cấp: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Viêm Amidan, Khi Nào Cần Cắt?
-
Viêm Amidan: Triệu Chứng, Cách điều Trị Và Phòng Tránh Tái Phát
-
8 Cách Chữa Viêm Amidan Tại Nhà Bằng Thảo Dược Dân Gian
-
Tìm Hiểu Thông Tin Về Bệnh Viêm Họng Amidan Cấp Và Cách Phòng ...