Viêm Amidan, Khi Nào Cần Cắt?
Có thể bạn quan tâm
Video
Xem thêm tinThiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
20/11/2024 Chiều ngày 19/11, Viện NCKHYDLS 108, Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Thay mặt Thường vụ, Đảng uỷ, lãnh đạo Viện NCKHYDLS 108, Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108, Giám đốc Bệnh viện đã phát biểu chúc mừng, tri ân quý Thầy cô; đề ra các mục tiêu cụ thể cho đội ngũ giảng viên và phương hướng hoạt động năm 2025. Trân trọng kính mời quý vị xem video phát biểu chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song dưới đây: Chi tiếtBệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ
14/11/2024 Chi tiếtPhẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108
11/11/2024 Chi tiếtHội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng năm 2024
30/10/2024 Chi tiết Trang chủ | Y Học Sức Khỏe Viêm amidan, khi nào cần cắt? 11:04 AM 06/05/2016 Viêm amidan là bệnh thường gặp trong các bệnh lý tai-mũi-họng ở trẻ em, người trưởng thành cũng mắc nhưng ít hơn. Đặc biệt bệnh thường tái đi tái lại, dễ biến chứng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thời gian học tập của trẻ. Có nên cắt khi amidan bị viêm nhiều lần? Bài viết dưới đây sẽ là câu trả lời về vấn đề này. Amidan là những tế bào lympho để bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Amidan cũng là nơi sản xuất kháng thể IgG rất cần thiết trong miễn dịch. Amidan là hàng rào miễn dịch vùng họng miệng, hoạt động mạnh từ 4-10 tuổi, sau đó đến tuổi dậy thì mức độ miễn dịch của amidan giảm rõ và không còn hoạt động mạnh nữa. Khi vi khuẩn ồ ạt xâm nhập và tấn công mũi họng, amidan phải chống lại, vượt quá mức sẽ xảy ra tình trạng bị viêm sưng, đỏ. Hậu quả của sự tập trung tiêu diệt vi khuẩn tại amidan thường để lại xác vi khuẩn và xác bạch cầu, mô hoại tử thành các cục mủ rất hôi, lâu lâu rớt ra khỏi amidan. Khi amidan bị viêm nhiều lần, khả năng chống vi khuẩn bị yếu đi, do chính các ổ viêm nằm trong amidan, lại là nơi khởi phát cho những đợt viêm vùng họng. Viêm amidan chiếm tỷ lệ cao ở trẻ em, thường do vi khuẩn gây ra.Amidan có vai trò bảo vệ cơ thể, chỉ nên cắt khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Dấu hiệu nhận biết viêm amidan sớm nhất? Khô họng, hơi thở có mùi: Do các vi khuẩn tích tụ trong hố amidan và các dịch mủ tồn đọng trong hố amidan gây tắc nghẽn và thường đi kèm với một số triệu chứng như hơi thở có mùi, khô họng, ngứa họng, cảm giác họng có dị vật. Amidan phì đại: Thường gặp ở trẻ em và có một số triệu chứng như khó khăn trong việc nuốt, giọng nói không rõ ràng, hệ hô hấp không thông thoát hoặc ngáy khi ngủ. Nếu như amidan phì đại quá mức có thể gây ra việc rối loạn cộng hưởng hơi thở, tiếng nói và việc nuốt. Biểu hiện toàn thân: Amidan và vòm miệng cuống lưỡi có hiện tượng xuất huyết, trong hốc miệng có thấy những chấm mủ trắng, hoặc vàng. Bệnh nhân có hạch bạch huyết trong cổ, đặc biệt là hạch bạch huyết ở thành sau hàm dưới đỏ và sưng to và đau. Lượng tế bào bạch huyết tăng đáng kể. Phản ứng phụ gây hại toàn cơ thể: Khi bị viêm amidan, các chất dịch tiết ra và đi xuống dạ dày, từ đó các độc tố tiết ra được hấp thụ và gây phản ứng phụ toàn thân như: sốt, khó tiêu hóa, chán ăn, mệt mỏi, sút cân, đau đầu và một số triệu chứng khác. Viêm amidan gây biến chứng gì? Áp-xe quanh amidan: Trường hợp viêm amidan nhiều lần thường dẫn đến áp-xe quanh amidan. Bệnh nhân đau họng, khó nuốt, sưng họng nói không ra tiếng, đau đầu, sốt cao, hơi thở hôi, chảy nước dãi, do không nuốt được. Do độc tố của liên cầu khuẩn gây ra, bệnh nhân nổi ban, nổi hạch, đau họng, nhức đầu, ói mửa, sốt cao, amidan sưng to, họng đỏ, lưỡi đỏ, nhịp tim nhanh. Có trường hợp bệnh nhân bị biến chứng viêm màng ngoài tim cấp, viêm cơ tim, viêm nội mạc tim, biến chứng viêm tai giữa... Viêm khớp cấp: Bệnh nhân bị các triệu chứng sưng, nóng, đỏ đau các khớp cổ tay, đầu gối, các ngón tay, ngón chân, người mệt mỏi, uể oải. Sau biến chứng viêm khớp thường dẫn đến bệnh lý màng tim. Viêm cầu thận: Khả năng bị viêm cầu thận sau viêm amidan và chuyển thành viêm thận cấp sau đó là đáng lo ngại. Bệnh nhân có hiện tượng phù chân, phù mặt nhất là khi ngủ dậy. Rối loạn nhịp thở khi ngủ: Biến chứng từ amidan phì đại gây rối loạn nhịp thở. Nếu đồng thời có triệu chứng bệnh VA phì đại sẽ xuất hiện triệu chứng ngủ ngáy, nghiêm trọng có thể gây tình trạng thiếu ôxy gây ngạt thở, ngủ không yên giấc. Không cứ viêm amidan là phải cắt Không ít trường hợp thấy con bị viêm amidan vài lần là cha mẹ đến bác sĩ đòi cắt để khỏi bị viêm. Quan niệm này sai lầm hoàn toàn. Thực tế, chỉ định cắt amidan là rất hạn chế sau khi các bác sĩ khám phá ra các lợi ích của amidan đối với cơ thể trẻ em. Số các cháu viêm amidan nhẹ rất nhiều và không cần thiết phải cắt. Chỉ các em bị viêm nhiễm nhiều, amidan hoàn toàn không còn lợi ích cho cơ thể, mới nghĩ đến cắt bỏ. Khi bị viêm amidan người bệnh cần đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa điều trị đúng cách hoặc chỉ định cắt amiđan nếu cần thiết. Lưu ý: Cắt amidan có thể gây biến chứng tử vong do nhiều nguyên nhân: gây mê, cắt không đúng kỹ thuật (cắt chạm mạch máu gây chảy máu, không cầm được), bệnh nhân có rối loạn đông máu. Chính vì vậy mà trước khi cắt, bệnh nhân phải được làm các xét nghiệm rất kỹ về các chức năng gan, thận và đông máu để tránh những tai biến đáng tiếc xảy ra. Nếu có chỉ định, bệnh nhân nên phẫu thuật tại các bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng, không nên đến phẫu thuật ở phòng mạch tư, rất dễ gặp sự cố. Sau phẫu thuật phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng. Sau cắt amidan từ 7-10 ngày nếu có chảy máu, cần đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và xử trí kịp thời. Trẻ dưới 5 tuổi và người lớn trên 45 tuổi nên hạn chế cắt amiđan, bởi trẻ dưới 5 tuổi cắt amidan có thể ảnh hưởng khả năng miễn dịch, còn người trên 45 tuổi cắt amidan dễ bị chảy máu do amidan xơ dính hoặc có các bệnh khác kèm theo như tăng huyết áp, tim mạch, đái tháo đường... Chỉ cắt amidan trong những trường hợp sau: Viêm amidan nhiều đợt cấp, từ 5-6 lần trong một năm. Viêm amidan gây nên những biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang hoặc các biến chứng nặng như thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận. Trường hợp amidan có kích thước quá to, gây cản trở ăn uống, ngủ ngáy, ngưng thở trong lúc ngủ hoặc nhiễm khuẩn tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng chất lượng sống của người bệnh... thì cũng nên cắt. Ngoài ra, amidan còn được chỉ định cắt khi có nhiều ngóc ngách chứa nhiều chất tiết gây hôi miệng, nuốt vướng hoặc nghi ngờ ác tính. Theo SKĐS online Chia sẻ
Tin cùng chuyên mục
Tin cùng chuyên mục
Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao
14:14 07/07/2019Chăm sóc người bị cảm cúm
13:46 21/12/2018Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp
03:08 12/07/2018Từ khóa » Viêm Họng Amidan Cấp
-
Viêm Amidan Cấp Thường Gặp ở Tuổi Nào? | Vinmec
-
Viêm Họng Amidan - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Viêm Amidan: Triệu Chứng, Phân Loại Và Cách điều Trị
-
Viêm Amidan Cấp
-
Bệnh Viêm Amidan: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
6 Cách Hỗ Trợ Chữa Viêm Amidan Tại Nhà Hiệu Quả, đơn Giản | Medlatec
-
Viêm Amidan Cấp Và Mạn Tính Biểu Hiện Ra Sao?
-
Viêm Amidan Cấp: Triệu Chứng Nhận Biết Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
-
Viêm Amidan Cấp: Triệu Chứng, điều Trị Và Cách Phòng Tránh
-
Viêm Amidan: TRUY TÌM Nguyên Nhân, Triệu Chứng để điều Trị ...
-
Viêm Amidan Cấp: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Viêm Amidan: Triệu Chứng, Cách điều Trị Và Phòng Tránh Tái Phát
-
8 Cách Chữa Viêm Amidan Tại Nhà Bằng Thảo Dược Dân Gian
-
Tìm Hiểu Thông Tin Về Bệnh Viêm Họng Amidan Cấp Và Cách Phòng ...