Viêm đám Rối Thần Kinh Cánh Tay

Video

Xem thêm tin
Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

20/11/2024 Chiều ngày 19/11, Viện NCKHYDLS 108, Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Thay mặt Thường vụ, Đảng uỷ, lãnh đạo Viện NCKHYDLS 108, Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108, Giám đốc Bệnh viện đã phát biểu chúc mừng, tri ân quý Thầy cô; đề ra các mục tiêu cụ thể cho đội ngũ giảng viên và phương hướng hoạt động năm 2025. Trân trọng kính mời quý vị xem video phát biểu chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song dưới đây: Chi tiết
Bệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ

Bệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ

14/11/2024 Chi tiết
Phẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108

Phẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108

11/11/2024 Chi tiết
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng năm 2024

Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng năm 2024

30/10/2024 Chi tiết Trang chủ | Y Học Sức Khỏe Viêm đám rối thần kinh cánh tay 04:18 PM 21/10/2015 Viêm đám rối thần kinh cánh tay là bệnh ít gặp, thường ở người trẻ, biểu hiện cấp tính với triệu chứng đau vai một bên và liệt mềm các cơ vùng vai kéo dài vài ngày đến vài tuần, có thể kéo dài 6 đến 18 tháng, là một bệnh teo cơ thần kinh do tổn thương các neuron vận động thấp của đám rối thần kinh cánh tay và hoặc một số nhánh của đám rối. Đặc điểm lâm sàng của viêm đám rối thần kinh cánh tay: - Đau vùng vai và cánh tay chủ yếu là 1 bên, có thể cả hai bên. Đau thường rất dữ dội như dao đâm, nhói giật. Đau có thể kéo dài từ vài giờ tới vài tuần, một số bệnh nhân đau kéo dài 18 tháng. - Yếu cơ vùng vai thường xuất hiện sau khi đau giảm, biểu hiện rõ trong khoảng hai tuần. Các cơ hay bị ảnh hưởng là cơ delta, cơ trên gai, dưới gai, cơ răng cưa trước. - Có thể có tê bì nhưng nhẹ và thoáng qua. - Khoảng 5% có thể tổn thương dây hoành gây thở nông. - Một số biến thể có thể kèm theo tổn thương nhiều dây thần kinh sọ như dây IX, X, XI, XII. Các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán: - Điện cơ có thể thấy hình ảnh giảm biên độ vận động, mất dẫn truyền thần kinh. Thường hình ảnh chỉ rõ sau 1-3 tuần. - Các xét nghiệm công thức máu, sinh hóa, miễn dịch, dịch não tủy, MRI giúp ích trong việc hỗ trợ chẩn đoán phân biệt các bệnh khác. Điều trị: - Các bệnh nhân thường đáp ứng tốt với corticoid, điều trị càng sớm đáp ứng lâm sàng càng tốt, liều corticoid 80mg/ ngày tiêm tĩnh mạch. - Các thuốc giảm đau thần kinh kết hợp thuốc giảm đau thông thường. - Tập phục hồi chức năng. - Phẫu thuật: Phẫu thuật chuyển gân hoặc ghép thần kinh đối với bệnh nhân liệt nặng, hồi phục kém. Phẫu thuật thường nhằm mục đích hỗ trợ động tác dạng cánh tay. Ca lâm sàng: Bệnh nhân nam, sinh năm 1957, vào viện ngày thứ 3 của bệnh với biểu hiện đau dữ dội vùng vai trái, hạn chế vận động dạng cánh tay trái, điều trị tuyến dưới không đỡ chuyển Khoa Nội Thần kinh - Bệnh viện TƯQĐ 108. Xét nghiệm: Dịch não tủy trong giới hạn bình thường, Điện cơ: Tổn thương rễ C5 – C6 bên trái, MRI dựng hình đám rối thần kinh cánh tay bên trái: Phù nề ở đầu ngoại vi các rễ thần kinh cổ trái. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm đám rối thần kinh cánh tay bên trái Điều trị: Bệnh nhân được điều trị corticoid, giảm đau thần kinh, và tập phục hồi chức năng. Kết quả sau 3 ngày bệnh nhân giảm đau nhiều vùng vai bên trái, làm được động tác dạng cánh tay trái. Bệnh nhân ra viện hết đau vai trái, tay trái vận động bình thường. Viêm đám rối thần kinh cánh tay rất dễ nhầm với các bệnh khác có đau và hạn chế vận động vùng vai khác như: Viêm quanh khới vai, thoái hóa cột sống cổ, vẹo cổ cấp, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ… Nếu không được phát hiện và điều trị sớm thường để lại di chứng teo cơ và hạn chế vận động, đặc biệt là động tác dạng khớp vai vì vậy bệnh nhân có đau cấp tính và yếu các cơ vùng vai cần khám bác sỹ chuyên ngành thần kinh để được chẩn đoán và điều trị sớm. TS.BS. Nguyễn Hồng Quân BS CKI. Nguyễn Tường Ngọc Linh Khoa Nội Thần Kinh – Bệnh viện TƯQĐ 108 Chia sẻ

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng chuyên mục

    Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao

    Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao

    14:14 07/07/2019
    Chăm sóc người bị cảm cúm

    Chăm sóc người bị cảm cúm

    13:46 21/12/2018
    Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp

    Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp

    03:08 12/07/2018

Từ khóa » Chèn ép Dây Thần Kinh Cánh Tay