Viêm Dây Thần Kinh Cánh Tay Nguy Hiểm Ra Sao? Cách Chữa Tốt Nhất

Viêm dây thần kinh cánh tay là một bệnh lý nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng khó lường. Bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh biết thêm các thông tin về căn bệnh này để có cách xử trí phù hợp.

4.9/5 - (103 bình chọn)
  1. 1. Nguyên nhân
    1. 1.1. Do làm việc quá sức
    2. 1.2. Bệnh lý về xương khớp
    3. 1.3. Do tuổi tác
    4. 1.4. Di chứng sau phẫu thuật
  2. 2. Biểu hiện của đau dây thần kinh cánh tay
  3. 3. Viêm dây thần kinh cánh tay cánh tay có nguy hiểm không?
  4. 4. Chẩn đoán
  5. 5. Điều trị viêm dây thần kinh cánh tay
    1. 5.1. Sử dụng thuốc giảm đau
    2. 5.2. Vật lý trị liệu
    3. 5.3. Châm cứu
    4. 5.4. Phẫu thuật
  6. 6. Phòng ngừa viêm dây thần kinh cánh tay

1. Nguyên nhân

Viêm dây thần kinh cánh tay là hiện tượng các rễ thần kinh ở cánh tay gặp tổn thương, gây nên tình trạng đau nhức từ bả vai dọc theo cánh tay đến hết các ngón tay. Bệnh xuất hiện do một số các nguyên nhân như sau:

viêm dây thần kinh cánh tay

Bệnh gây nên tình trạng đau nhức từ bả vai dọc theo cánh tay

1.1. Do làm việc quá sức

Khi bạn làm việc quá sức, bê vác quá nhiều vật nặng có thể sẽ tạo ra chấn thương các vùng ở vai khiến cho xương đòn bị rạn hoặc gãy… gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến dây thần kinh cánh tay. Cuối cùng, dẫn đến bệnh viêm thần dây thần kinh cánh tay.

1.2. Bệnh lý về xương khớp

Đây là nguyên nhân chính gây nên tình trạng đau dây thần kinh phải hoặc trái. Theo đó, những người bị viêm đốt sống cổ, thoái hoá khớp vai hay thoát vị đĩa đệm làm cho dịch chèn ra ngoài và chèn vào dây thần kinh cánh tay. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ có khả năng phát triển thành bệnh viêm dây thần kinh cánh tay.

 Bệnh xương khớp là nguyên nhân hàng đầu gây đau dây thần kinh cánh tay

Bệnh xương khớp là nguyên nhân hàng đầu gây đau dây thần kinh cánh tay

1.3. Do tuổi tác

Một trong những nguyên nhân gây nên viêm đau dây thần kinh cánh tay xuất phát từ tuổi tác. Theo đó, khi tuổi tác càng cao mà tay vẫn phải họat động nhiều có thể gây đau bất kỳ dây thần kinh nào. Trong đó có dây thần kinh cánh tay.

1.4. Di chứng sau phẫu thuật

Nhiều trường hợp, sau phẫu thuật, vùng cánh tay bện nhân xuất hiện tình trạng nhiễm trùng, viêm rễ thần kinh cánh tay.

2. Biểu hiện của đau dây thần kinh cánh tay

Khi mắc bệnh viêm dây thần kinh ở cánh tay, người bệnh sẽ gặp phải các biểu hiện như:

  • Đau tay khi mang vác vật nặng.
  • Thao tác cánh tay khó khăn.
  • Cảm giác cánh tay căng cứng, khó cử động.
  • Mức độ đau tăng cao khi thời tiết thay đổi đột ngột.

Theo đó, khi bệnh mới khởi phát, bạn sẽ cảm thấy đau cánh tay tại một vài vị trí. Sau đó mức độ đau sẽ tăng dần và lan rộng ra toàn cánh tay, có cảm giác đau dọc theo cánh tay, nhức nhối và khó chịu nếu vận động tay mạnh. Cơn đau khởi phát đột ngột và ngưng sau vài giờ, đôi khi kéo dài nhiều ngày hoặc vài tuần.

 Mức độ đau tăng dần, lan rộng ra toàn cánh tay

Mức độ đau tăng dần, lan rộng ra toàn cánh tay

Dù là đau dây thần kinh cánh tay trái hay phải cũng đều mang đến những bất tiện trong sinh hoạt của người bệnh. Chính vì vậy, khi xuất hiện những dấu hiệu kể trên, bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám để được phát hiện nguyên nhân và cách điều trị kịp thời.

3. Viêm dây thần kinh cánh tay cánh tay có nguy hiểm không?

Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng các triệu chứng đau dây thần kinh cánh tay lại ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ và khả năng vận động của người bệnh. Về lâu dài, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường, ví dụ như khiến cánh tay tê bì, teo cánh tay, thậm chí bại liệt.

Bên cạnh đó, đây cũng có thể là triệu chứng của các bệnh xương khớp khác như: viêm khớp vai, thoái hoá cột sống, gai cột sống,… Chính vì vậy, người bệnh cần được thăm khám và chữa trị kịp thời.

4. Chẩn đoán

Người mắc viêm dây thần kinh cánh tay sẽ được các bác sỹ chẩn đoán dựa trên kết quả của các xét nghiệm sau:

  • Thăm khám tổng quát các triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình người bệnh.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp vi tính…
  • Đo điện tâm đồ để theo dõi dẫn truyền thần kinh, đo huyết áp…. nếu cần thiết.

Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm công thức máu, sinh hoá, miễn dịch, dịch não tuỷ,… để giúp ích trong việc hỗ trợ chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác.

5. Điều trị viêm dây thần kinh cánh tay

Mỗi người bệnh sẽ có một hướng điều trị khác nhau, tùy thuộc vào các yếu tố như: loại chấn thương, mức độ nghiêm trọng và khoảng thời gian bị thương. Theo đó, viêm dây thần kinh cánh tay có thể được điều trị bằng những phương pháp như sau:

5.1. Sử dụng thuốc giảm đau

Các loại thuốc giảm đau sẽ giúp bạn đầy lùi cơn đau nhanh chóng. Thông thường các loại thuốc được bác sĩ chỉ định bao gồm: các thuốc giảm đau kháng viêm không chứa steroid như: Naproxen… Thuốc giãn cơ…

Bạn có thể sử dụng các loại thuốc tây để cải thiện cơn đau

Bạn có thể sử dụng các loại thuốc tây để cải thiện cơn đau

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế tác dụng phụ có thể xảy ra. Bên cạnh đó, các loại thuốc này chỉ có tác dụng giảm triệu chứng, muốn chữa khỏi dứt điểm, bạn cần kết hợp với các phương pháp điều trị khác.

5.2. Vật lý trị liệu

Thông thường, các bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp vật lý trị liệu giúp giảm đau và hỗ trợ phục hồi chức năng vận động cho người bệnh. Một số phương pháp thường được sử dụng trong vật lý trị liệu như:

  • Chườm lạnh
  • Chiếu sáng hồng ngoại IR
  • Sử dụng sóng xung kích hoặc sóng ngắn

5.3. Châm cứu

Trong Y học cổ truyền, châm cứu mang đến nhiều hiệu quả tích cực cho người bệnh viêm dây thần kinh cánh tay. Phương pháp này có tác dụng giúp mạch máu lưu thông, khí huyết tuần hoàn tốt hơn. Từ đó giảm đau nhức, mang đến cảm giác dễ chịu cho người bệnh.

5.4. Phẫu thuật

Trong trường hợp các phương pháp kể trên không mang lại hiệu quả. Bạn sẽ được chỉ định phẫu thuật chỉnh sửa cột sốt giúp giải phóng sự chèn ép dây thần kinh tại các lỗ tiếp hợp bị hẹp. Sau khi phẫu thuật, bạn cần có thời gian luyện tập hợp lý để phục hồi khả năng vận động của tay cũng như các cơ khác trong cơ thể.

6. Phòng ngừa viêm dây thần kinh cánh tay

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh là kiểm soát tốt các bệnh lý về xương khớp mà bạn có nguy cơ mắc phải. Bên cạnh đó, cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh như:

  • Ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc.
  • Hạn chế các yếu tố gây tổn thương cho thần kinh như hút thuốc, sử dụng rượu bia, chất kích thích.
  • Tập luyện thể dục thường xuyên, rèn luyện sự dẻo dai cho xương khớp.
  • Tránh ngồi hay đứng quá lâu một chỗ.
  • Hạn chế bê vác nặng, làm việc quá sức.

Bài viết trên đây đã mang tới cho bạn những thông tin cơ bản về căn bệnh viêm dây thần kinh cánh tay. Để có được cách xử trí kịp thời nhất, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và có được hướng điều trị phù hợp.

Mọi ý kiến thắc mắc liên quan đến bệnh xin vui lòng liên hệ 0865 344 349 để được giải đáp cụ thể!

XEM THÊM: 

  • Hội chứng cổ vai cánh tay – làm sao để phòng tránh?
  • Điều trị hội chứng ống cổ tay bằng Đông y có ưu điểm gì?
  • Mách bạn 5 cách chữa chèn ép dây thần kinh cổ tay hiệu quả
  • Tê buồn chân tay là bệnh gì? Nguyên nhân – Triệu chứng – Điều trị

Từ khóa » Chèn ép Dây Thần Kinh Cánh Tay