Viêm Họng Do Liên Cầu Khuẩn Nguy Hiểm Không Và Triệu Chứng Bệnh
Có thể bạn quan tâm
1. Đặc điểm bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn
Viêm họng do liên cầu khuẩn là bệnh nhiễm trùng cổ họng do vi khuẩn họ Streptococcus gây ra.
Liên cầu khuẩn là vi khuẩn tấn công vào hệ hô hấp trên
Bệnh có những đặc điểm như sau:
1.1. Nguy cơ lây nhiễm
Vi khuẩn gây bệnh này thường tồn tại trong dịch mũi, họng của người bệnh, dễ dàng phát tán và gây bệnh cho người lành qua các giọt nước bọt có vi khuẩn, như hành động ho, sổ mũi, hắt hơi, lắc tay,… Vì thế, người bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn nên theo dõi và phòng ngừa lây nhiễm, điều trị. Rửa tay sạch sẽ là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa lây nhiễm bệnh.
1.2. Mức độ bệnh
Viêm họng do liên cầu khuẩn thường gây triệu chứng nặng hơn so với tác nhân gây bệnh là virus hoặc vi khuẩn khác. Đặc biệt khi bệnh xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên dưới 12 tuổi, môi trường trường học là nơi dễ gây phát tán bệnh.
1.3. Triệu chứng bệnh
Tổn thương viêm họng xảy ra đầu tiên sau khi nhiễm liên cầu khuẩn nên triệu chứng đau họng là điển hình nhất. Trong vòng 3 ngày, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng đi kèm sau: nuốt khó, buồn nôn, đau họng khi nuốt, họng bị đỏ, amidan sưng to, sốt, xuất hiện đốm trắng hoặc mảng đỏ ở cổ họng, sưng hạch và tuyến bạch huyết ở cổ, phát ban, mề đay, đau nhức đầu, đau bụng và buồn nôn,…
Triệu chứng viêm họng và viêm amidan do liên cầu khuẩn
2. Viêm họng do liên cầu khuẩn có nguy hiểm không?
So với các tác nhân gây bệnh viêm họng khác, viêm họng do liên cầu khuẩn thường gây triệu chứng nặng nề và kéo dài hơn. Song đa phần khi được chăm sóc y tế, nghỉ ngơi đúng cách, bệnh sẽ được cải thiện nhanh chóng và không để lại di chứng gì cho sức khỏe.
Tuy nhiên không ít trường hợp liên cầu khuẩn gây viêm họng tiến triển thành các biến chứng nặng do điều trị chậm trễ, không đúng cách:
-
Sốt thấp khớp dẫn tới đau khớp, viêm, phát ban.
-
Nhiễm trùng lan rộng như: nhiễm trùng amidan, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng da, nhiễm trùng xoang, nhiễm trùng huyết,…
-
Dẫn đến bệnh viêm nhiễm khác như: bệnh ban đỏ, bệnh viêm thận, tổn thương khớp, tổn thương van tim,…
Các biến chứng viêm họng do liên cầu khuẩn xảy ra tương đối phức tạp, việc điều trị khó khăn, kéo dài và ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh nghiêm trọng hơn. Vì thế, điều trị sớm ngay khi có dấu hiệu bệnh được các chuyên gia y tế khuyến cáo với mọi bệnh nhân bị viêm họng do liên cầu khuẩn.
3. Điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn như thế nào?
Liên cầu khuẩn là một loại vi khuẩn nên phương pháp điều trị chủ yếu vẫn dựa trên thuốc kháng sinh, kết hợp với thuốc điều trị triệu chứng cùng với chăm sóc và nghỉ ngơi hợp lý.
3.1. Điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn bằng thuốc
Thuốc điều trị chính là thuốc kháng sinh phù hợp, cùng với đó là thuốc điều trị triệu chứng và kiểm soát ngừa lây lan bệnh.
Thuốc kháng sinh vẫn là phương pháp điều trị chính trong bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn
Thuốc kháng sinh
Thuốc Penicillin: Thuốc kháng sinh này có thể sử dụng dưới dạng uống nếu có thể hoặc dạng tiêm khi người mắc bệnh bị viêm họng khó nuốt, nôn mửa khi nuốt, trẻ nhỏ,…
Amoxicillin: Đây là kháng sinh cùng loại với Penicillin song được ưu tiên chọn lựa chọn với người mắc bệnh là trẻ nhỏ do vị dễ uống hơn.
Kháng sinh khác như Cephalexin, Azithromycin, Erythromycin,… được chỉ định nếu bệnh nhân dị ứng với Penicillin.
Đa phần người bệnh, kể cả trẻ em bị viêm họng do liên cầu khuẩn được điều trị với kháng sinh sẽ cải thiện bệnh nhanh chóng. Khi trẻ cảm thấy khỏe hơn, không còn sốt thì có thể trở lại trường học, sức khỏe của trẻ sẽ nhanh chóng được phục hồi hoàn toàn.
Thuốc điều trị triệu chứng
Thường dùng:
-
Ibuprofen như Motrin, Advil,…
-
Acetaminophen, Tylenol,…
Cần lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn theo đúng chỉ định và liều lượng của bác sĩ. Tự ý sử dụng thuốc có thể gây biến chứng nguy hiểm hoặc dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc, gây khó khăn cho việc điều trị bệnh sau này.
3.2. Điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn bằng chăm sóc
Thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt liên cầu khuẩn gây bệnh, song các triệu chứng viêm họng, khó chịu sẽ được cải thiện tốt hơn nếu bệnh nhân có biện pháp chăm sóc, cải thiện lối sống:
Nghỉ ngơi rất quan trọng để cải thiện triệu chứng bệnh
-
Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi nhiều để cơ thể chống nhiễm trùng tốt hơn.
-
Tự nghỉ ngơi cách ly ở nhà cho đến khi không còn dấu hiệu sốt và cảm thấy sức khỏe tốt hơn (sau tối thiểu 24h điều trị với kháng sinh) để tránh bệnh trở nặng hoặc gây lây nhiễm.
-
Ưu tiên thức ăn nhẹ, dễ nuốt nhưng đủ dinh dưỡng như: súp, nước canh, ngũ cốc nấu chín, khoai tây nghiền, sữa chua, trái cây ngọt, trứng chín mềm,…
-
Uống nhiều nước: Làm ẩm cho cổ họng, giảm triệu chứng đau, ngăn ngừa tình trạng mất nước và kiểm soát sốt cao.
-
Súc miệng bằng nước muối ấm nhiều lần trong ngày, có thể duy trì thường xuyên sau đó vào mỗi buổi sáng để làm sạch và giảm đau cổ họng.
-
Tránh xa các chất kích thích, đặc biệt là khói thuốc lá, khói bụi, môi trường ô nhiễm,…
3.3. Biện pháp phòng ngừa bệnh
Tác nhân gây bệnh liên cầu khuẩn có thể lây nhiễm từ môi trường hoặc người bệnh qua tiếp xúc trực tiếp, vì thế các biện pháp sau sẽ giúp phòng ngừa bệnh phần nào:
-
Rửa tay đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với vật bẩn, vật dùng công cộng.
-
Che miệng khi ho hoặc hắt hơi.
-
Tránh tiếp xúc gần với người có biểu hiện mắc bệnh.
-
Hạn chế dùng chung vật dụng cá nhân: cốc nước, khăn mặt, đồ dùng ăn uống,…
Rửa tay sạch sẽ có vai trò quan trọng trong phòng ngừa lây nhiễm liên cầu khuẩn
Nếu sau khi điều trị với kháng sinh trên 24 giờ, viêm họng do liên cầu khuẩn vẫn không được cải thiện, đặc biệt là triệu chứng sốt cần sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Lưu ý sau khi triệu chứng cải thiện, cần tiếp tục duy trì điều trị bằng thuốc cho đến hết liệu trình để tránh bệnh tái phát nghiêm trọng hơn.
Từ khóa » Khuẩn Lạc Liên Cầu Thuộc Dạng
-
Nhiễm Liên Cầu Khuẩn: Phân Loại, Chẩn đoán Và điều Trị - Docosan
-
Nhiễm Liên Cầu - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Các Cầu Khuẩn Gây Bệnh - Health Việt Nam
-
[LT] Liên Cầu Khuẩn - Streptococcus - Xét Nghiệm đa Khoa
-
Liên Cầu Khuẩn Nhóm A: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Liên Cầu Khuẩn Gây Bệnh (streptococci)
-
Liên Cầu Lợn - Cục Y Tế Dự Phòng
-
Nhiễm Liên Cầu Khuẩn Nhóm A | Bệnh Viện Quốc Tế Vinh
-
Streptococcus – Wikipedia Tiếng Việt
-
LIÊN CẦU | LABNOTES123
-
Xét Nghiệm Cấy Tìm Liên Cầu Khuẩn Nhóm B Quan Trọng Với Thai Phụ ...
-
STREPTOCOCCUS NHÓM B (Các Phương Pháp Phát Hiện Và định ...
-
Bệnh Liên Cầu Lợn Và Cách Phòng, Chống - Hànộimới