Xét Nghiệm Cấy Tìm Liên Cầu Khuẩn Nhóm B Quan Trọng Với Thai Phụ ...
Có thể bạn quan tâm
1. Liên cầu khuẩn nhóm B là gì và những ai nên làm xét nghiệm cấy tìm liên cầu khuẩn?
Liên cầu khuẩn nhóm B (hay còn gọi là GBS) là một loại vi khuẩn cư trú ở âm đạo và ruột của người. Vi khuẩn này sống lành mạnh với hệ vi khuẩn chí đường sinh dục, nhưng đôi khi chúng có thể gây viêm nhiễm tiết niệu sinh dục. Đặc biệt nghiêm trọng ở phụ nữ mang thai bì nó có thể gây biến chứng trong thai kỳ cũng như nhiễm trùng sơ sinh.
Hình 1: Liên cầu khuẩn nhóm B.
Tuy nhiên, mối lo ngại nhất mà liên cầu khuẩn nhóm B gây ra đó là sự nguy hiểm đối với em bé sau khi sinh. Trong quá trình sinh nở, em bé tiếp xúc với các chất dịch có chứa liên cầu khuẩn nhóm B của mẹ và có thể bị lây nhiễm. Em bé sau khi sinh có nguy cơ mắc các bệnh viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết có khi tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề.
Điều rắc rối đó là mẹ bầu khi mang liên cầu khuẩn nhóm B lại không có triệu chứng gì đặc biệt. Do đó rất khó để phát hiện bệnh nếu chỉ dựa vào lâm sàng. Chính vì vậy, tất cả phụ nữ mang thai tuần thứ 35 - 37 thường được các bác sĩ khuyến cáo nên xét nghiệm cấy tìm liên cầu khuẩn nhóm B.
2. Khi nào mẹ bầu thực hiện xét nghiệm cấy tìm liên cầu khuẩn nhóm B là tốt nhất?
Như đã nói ở trên, thời điểm để thai phụ tiến hành xét nghiệm tìm liên cầu nhóm B tốt nhất là giai đoạn tuần thai thứ 35 - 37. Xét nghiệm sàng lọc xem có mang chủng vi khuẩn liên cầu nhóm B hay không. Nếu có bác sĩ sẽ có phương án dự phòng trong nhiễm khuẩn sơ sinh cho trẻ và dự phòng nhiễm trùng hậu sản cho bà mẹ.
Hình 2: Mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm vào tuần thai thứ 35 - 37
Đối với những phụ nữ đã có tiền sử sinh con lần trước bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B hoặc mẹ bầu bị nhiễm trùng tiết niệu do liên cầu B trong thời kỳ mang thai thường sẽ được bác sĩ tư vấn dùng kháng sinh dự phòng chuyển dạ. Đây là biện pháp can thiệp rất tốt giúp giảm tỷ lệ lây truyền vi khuẩn từ mẹ sang con, giảm bệnh lý nhiễm liên cầu B ở mẹ và nhiễm trùng sơ sinh sớm.
3. Xét nghiệm cấy tìm liên cầu khuẩn nhóm B được thực hiện như thế nào?
Trước khi xét nghiệm thai phụ không cần chuẩn bị gì đặc biệt, bác sĩ sẽ dùng que tăm bông hoặc gạc vô trùng để lấy dịch trong âm đạo và trực tràng. Mẫu dịch này sẽ được gửi nhanh chóng về phòng xét nghiệm để phân tích.
Dịch thường có màu vàng, xanh, không màu hoặc lẫn máu. Tiến hành nhuộm gram và soi dưới kính hiển vi để quan sát vi khuẩn. Sau đó cấy mẫu dịch vào môi trường thạch dinh dưỡng và ủ ấm ở nhiệt độ 35 - 37 độ C, 5 - 10% CO2 trong vòng 18 - 24h.
Sau 48 - 72h nếu không phát hiện có khuẩn lạc nghi ngờ kết luận âm tính. Ngược lại nếu phát hiện thấy có khuẩn lạc nghi ngờ, tiến hành làm các test định danh để xác định chủng loại vi khuẩn. Trong trường hợp định danh ra liên cầu khuẩn nhóm B sẽ tiếp tục làm kháng sinh đồ để tìm ra kháng sinh phù hợp.
Không phải tất cả trẻ sinh ra từ người mẹ có liên cầu B đều bị nhiễm, tỷ lệ này khoảng 1/200. Những trường hợp sau đây thai phụ sẽ có nguy cơ sinh con nhiễm liên cầu B cao hơn bình thường:
- Mẹ bầu bị vỡ ối trước tuần thứ 37 mà chưa có dấu hiệu của sự chuyển dạ hoặc vỡ ối 18h trước khi sinh.
- Phụ nữ có tiền sử sinh con lần trước bị nhiễm liên cầu nhóm B.
- Thai phụ bị nhiễm khuẩn tiết niệu do liên cầu nhóm B trong giai đoạn mang thai.
- Mẹ bầu bị sốt cao khi chuyển dạ.
Nếu mẹ bầu có kết quả nuôi cấy tìm liên cầu nhóm B dương tính và có các nguy cơ kể trên thì cần phải bàn bạc với bác sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời. Trong trường hợp này bác sĩ có thể sẽ tư vấn bạn dùng kháng sinh IV để làm giảm khả năng lây nhiễm liên cầu cho bé.
Hình 4: Xét nghiệm giúp loại bỏ nguy cơ nhiễm liên cầu B cho bé.
Mặc dù liên cầu B rất hiếm gặp ở phụ nữ mang thai, nhưng hậu quả của nó gây ra khá nghiêm trọng, đặc biệt là đối với em bé. Vì vậy, các bác sĩ sản khoa cho xét nghiệm tìm liên cầu nhóm B như một xét nghiệm thường quy của chăm sóc trước khi sinh. Giúp loại trừ nguy cơ mắc bệnh và đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé.
4. Mẹ bầu có thể xét nghiệm cấy tìm liên cầu khuẩn nhóm B ở đâu?
Hiện nay không phải cơ sở y tế nào cũng thực hiện xét nghiệm cấy tìm liên cầu nhóm B. Bởi còn phải phụ thuộc vào cơ sở vật chất, đội ngũ y bác sĩ lành nghề và có đủ chuyên môn, chứng chỉ về lĩnh vực sản khoa, vi sinh. Tuy nhiên mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn khám sàng lọc thai và xét nghiệm tại MEDLATEC - một đơn vị y tế tư nhân tin cậy của mọi nhà.
Hình 4: Khách hàng tới khám tại MEDLATEC
Khi đến khám tại MEDLATEC, thai phụ sẽ được các bác sĩ đầu ngành về lĩnh vực sản khoa thăm khám, tư vấn và đưa ra lộ trình chăm sóc thai kỳ tốt nhất. Đảm bảo cho quá trình mang thai và vượt cạn luôn an toàn. Gói khám sàng lọc trước sinh của MEDLATEC rất đa dạng giúp thai phụ thoải mái lựa chọn dịch vụ tốt và phù hợp nhất cho bé yêu.
Khi mẹ bầu có bất cứ thắc mắc hay còn điều gì chưa rõ, các bác sĩ và chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn lòng để giải đáp. Bên cạnh đó, không gian xanh - sạch - đẹp và sự nhiệt tình, thân thiện của đội ngũ nhân viên y bác sĩ sẽ tạo cảm thoải mái cho thai phụ. Tâm trạng luôn vui vẻ là một yếu tố rất quan trọng cho mẹ và bé, góp phần giúp cuộc vượt cạn thành công tốt đẹp.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi thông qua số hotline 1900 565656 hoặc website: medlatec.vn để được tư vấn cụ thể. MEDLATEC hân hạnh đồng hành cùng mẹ bầu chào đón bé yêu an toàn, khỏe mạnh.
Từ khóa » Khuẩn Lạc Liên Cầu Thuộc Dạng
-
Nhiễm Liên Cầu Khuẩn: Phân Loại, Chẩn đoán Và điều Trị - Docosan
-
Nhiễm Liên Cầu - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Các Cầu Khuẩn Gây Bệnh - Health Việt Nam
-
[LT] Liên Cầu Khuẩn - Streptococcus - Xét Nghiệm đa Khoa
-
Liên Cầu Khuẩn Nhóm A: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Liên Cầu Khuẩn Gây Bệnh (streptococci)
-
Liên Cầu Lợn - Cục Y Tế Dự Phòng
-
Nhiễm Liên Cầu Khuẩn Nhóm A | Bệnh Viện Quốc Tế Vinh
-
Streptococcus – Wikipedia Tiếng Việt
-
LIÊN CẦU | LABNOTES123
-
Viêm Họng Do Liên Cầu Khuẩn Nguy Hiểm Không Và Triệu Chứng Bệnh
-
STREPTOCOCCUS NHÓM B (Các Phương Pháp Phát Hiện Và định ...
-
Bệnh Liên Cầu Lợn Và Cách Phòng, Chống - Hànộimới