Viêm Họng Hạt Ở Lưỡi Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Viêm họng hạt ở lưỡi có nguy hiểm không? Cách điều trị
Viêm họng hạt ở lưỡi có nguy hiểm không? Cách điều trị
Đặt lịch
Viêm họng hạt ở lưỡi là bệnh lý khá nguy hiểm, có thể xuất hiện ở mọi đối tượng khác nhau không phân biệt giới tính, độ tuổi. Bệnh có thể kéo dài dai dẳng và dễ tái phát theo mùa. Nếu không điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều vấn đề khó khăn trong sinh hoạt và nguy hại nghiêm trọng sức khỏe người bệnh.
Viêm họng hạt ở lưỡi là gì?
Viêm họng hạt ở lưỡi được xem là một trong những dạng nguy hiểm của chứng viêm họng. Bệnh làm xuất hiện nhiều hạt nhỏ to với đủ kích thước bên trong niêm mạc lưỡi, cuống lưỡi. Người mắc bệnh gặp phải nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là vấn đề ăn uống.
Trường hợp không điều trị, bệnh có thể khiến lưỡi sưng viêm nghiêm trọng. Các hạt có thể lan dần xuống amidan, phế quản, khí quản,…khiến người bệnh ho thường xuyên, khạc đờm, khó thở, bị xoang,…
Không những thế, nếu bệnh hình thành do vi khuẩn liên cầu khuẩn, người bệnh có thể gặp biến chứng đến tim, thận, khớp hoặc nhiễm trùng máu khá nguy hiểm. Do đó, bệnh nhân cần kịp thời phát hiện và có biện pháp can thiệp và điều trị sớm để hạn chế các nguy cơ.
Viêm họng hạt ở lưỡi hình thành do đâu?
Tương tự như bệnh viêm họng hạt, viêm họng hạt ở lưỡi hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, bệnh có xu hướng chuyển biến nặng phần lớn là do ý thức chủ quan của người bệnh. Dưới đây là các yếu tố được cho là nguyên nhân gây bệnh viêm họng hạt ở lưỡi:
Yếu tố chủ quan: Những vấn đề xoay quanh cuộc sống hàng ngày của chính người bệnh tạo điều kiện cho bệnh có cơ sở hình thành. Cụ thể như:
- Việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ. Các vi khuẩn lúc này có cơ hội tấn công, gây viêm nhiễm. Điều này làm cho các tế bào lympho bị quá tải, dẫn đến tình trạng sưng tấy.
- Người bị trào ngược dạ dày, viêm amidan, viêm dạ dày,…có nhiều nguy cơ mắc bệnh viêm họng hạt hơn so với người bình thường, đặc biệt xuất hiện nhiều ở lưỡi.
- Thói quen sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh cũng khiến cho bệnh có cơ hội khởi phát. Thường gặp ở những người có thói quen ăn nhiều đồ ăn cay nóng, lạnh, nhiều dầu mỡ, sử dụng rượu bia, thuốc lá.
- Những người bệnh trong quá trình điều trị bệnh nhưng tự ý ngưng áp dụng phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Sử dụng biện pháp dân gian, bấm huyệt, diện chẩn không đúng cách khiến cho bệnh viêm họng hạt ở lưỡi bùng phát nghiêm trọng.
Yếu tố khách quan: Ngoài những yếu tố chủ quan kể trên khiến cho bệnh viêm họng hạt ở lưỡi hình thành thì bạn cũng không nên bỏ qua một vài yếu tố khách quan bên ngoài như:
- Thời tiết thay đổi thất thường làm cho cơ thể không kịp thời thích nghi, hệ miễn dịch suy yếu dẫn đến bệnh.
- Môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất độc hại,… khiến cho hạt ở lưỡi xuất hiện dày đặc và nghiêm trọng.
- Vi khuẩn, virus trú ngụ trong vòm họng phát triển mạnh mẽ gây bệnh. Đặc biệt, người già, trẻ em, người có sức đề kháng yếu sẽ dễ nhiễm bệnh, do cơ thể không chống lại được sự tấn công của chúng.
Tham khảo thêm: Đốt viêm họng hạt giá bao nhiêu? Tổng chi phí
Các biểu hiện của viêm họng hạt ở lưỡi
Để bạn đọc dễ nhận biết căn bệnh này, dưới đây là một số triệu chứng thường gặp của người bệnh viêm họng hạt ở lưỡi:
- Khoang miệng bắt đầu có biểu hiện đau nhức, môi, lợi bị lở loét.
- Cuống lưỡi, đáy lưỡi, V lưỡi xuất hiện các hột với nhiều kích thước. Chúng gây ra cảm giác đau, rát khó chịu khi ăn hoặc nói.
- Cổ họng bị vướng víu, cảm giác như có vật gì đó mắc kẹt.
- Nóng, khô ở lưỡi và vòm họng, nhu cầu uống nước nhiều hơn bình thường. Không những thế, bên trong đáy lưỡi có thể quan sát thấy có vệt trắng, bẩn bất thường. Đây là sự tích tụ của các vi khuẩn và cặn bã bên trong vòm họng.
- Viêm họng hạt ở lưỡi với kích thước các hạt càng lớn thì người bệnh càng khó thở. Những hạt bất thường này làm cản trở đường lưu thông của không khí đi vào và đi ra ngoài cơ thể.
- Người bệnh còn kèm theo một số triệu chứng như sốt cao từ 38 đến 40 độ C, ho khan, nổi hạch ở cổ,…
Khi gặp phải những triệu chứng kể trên, người bệnh tốt nhất nên đến thăm khám tại cơ sở y tế uy tín. Các bác sĩ sẽ kiểm tra và chẩn đoán tình hình thực tế của người bệnh để đưa ra phác đồ điều trị sao cho phù hợp nhất.
Viêm họng hạt ở lưỡi nguy hiểm như thế nào?
Trường hợp nếu không được điều trị kịp thời, bệnh viêm họng hạt ở lưỡi có thể khiến người bệnh đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhất là tình trạng bệnh chuyển sang mãn tính, kéo dài khiến sức khỏe người bệnh suy kiệt, thậm chí là nguy hại cho tính mạng. Dưới đây là một số vấn đề có thể xảy ra:
- Các biến chứng tại chỗ: Bệnh có thể hình thành từ lưỡi, sau đó lan sang các bộ phận khác lân cận. Một vài người bệnh gặp phải tình trạng áp xe thành họng, cổ họng, bị sưng tấy amidan nặng nề,…
- Các biến chứng gần: Bên cạnh những biến chứng tại chỗ đã nêu, người bệnh không kiểm soát tốt căn bệnh này có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống tai – mũi – họng. Lúc này, các bệnh lý kèm theo có thể bùng phát như viêm tai giữa, viêm xoang, phế quản, thanh quản,…
- Các biến chứng xa: Trường hợp này được xem là biến chứng viêm họng hạt ở lưỡi nặng nề nhất. Người bệnh có thể bị thấp khớp, ảnh hưởng đến tim, thận,…nguy hại hơn là gây ung thư vòm họng.
Chính những biến chứng đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh như trên, bạn đọc nên nhanh chóng điều trị nếu thấy những biểu hiện bất thường của cơ thể. Thái độ chủ quan, lơ là có thể khiến bệnh tiến triển nhanh chóng, gây ra những hậu quả không thể phục hồi.
Viêm họng hạt ở lưỡi có lây không?
Đây là căn bệnh được cho rằng có thể lây lan giữa người bệnh và người khỏe mạnh. Các chuyên gia đã nêu ra hai con đường chính để viêm họng hạt ở lưỡi lây lan như:
Lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh
Người khỏe mạnh nếu thường xuyên tiếp xúc gần với người bệnh như nói chuyện, hôn,…sẽ có nguy cơ cao bị lây bệnh. Các vi khuẩn, virus viêm họng hạt ở lưỡi có thể dẫn truyền từ người này sang người khác thông qua nước bọt.
Khi đó, nếu gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ trực tiếp xâm nhập vào cơ thể người khỏe mạnh và gây bệnh bất cứ lúc nào. Người có không gian tiếp xúc càng gần thì mức độ lây bệnh càng cao. Chính vì thế, để tránh trường hợp bị nhiễm bệnh, bạn đọc nên hạn chế tiếp xúc khoảng cách gần đối với người đang bị bệnh viêm họng nói chung và người bị viêm họng hạt nói riêng.
Tham khảo thêm: Đốt viêm họng hạt có khỏi hẳn không? Có tái phát?
Lây nhiễm gián tiếp
Bệnh không chỉ trực tiếp lâu nhiễm từ người sang người mà nó còn có khả năng truyền nhiễm một cách gián tiếp. Cụ thể, những đồ dùng sinh hoạt như bát, đũa, bàn chải đánh răng, khăn mặt,…của người bệnh là nơi mà vi khuẩn ẩn nấp.
Trường hợp người bình thường sử dụng chung những vật dụng này sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh. Do đó, để bảo vệ sức khỏe của bản thân, bạn nên tránh việc sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với người bệnh. Đây là cách tốt nhất giúp bạn giảm thiểu nguy cơ nhiễm phải căn bệnh này.
Điều trị viêm họng hạt ở lưỡi
Thông qua thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho từng đối tượng bệnh nhân.
Sử dụng thuốc Tây điều trị viêm họng hạt ở lưỡi
Sử dụng thuốc tân dược điều trị viêm họng hạt ở lưỡi cho kết quả nhanh chóng. Nhất là khi người bệnh tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Các loại thuốc thường được kê toa như:
- Thuốc kháng sinh: Người bị viêm họng hạt ở lưỡi hình thành do vi khuẩn sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị. Chẳng hạn như beta lactam, macrolid,…có công dụng tiêu diệt và cản trở sự phát triển của các tác nhân gây hại.
- Thuốc kháng viêm: Trường hợp bệnh tiến triển trong thời gian dài, có dấu hiệu lây nhiễm sang các vùng lân cận như amidan, phế quản, khí quản,…sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng viêm bổ sung.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Thuốc được sử dụng nhằm hỗ trợ khắc phục nhanh chóng các triệu chứng do viêm họng hạt ở lưỡi gây ra. Cụ thể là tình trạng sốt, đau vòm họng, mệt mỏi cơ thể,…
- Thuốc giảm ho: Thuốc có nhiều dạng khác nhau như viên ngậm, siro. Người bệnh được chỉ định sử dụng khi cơ thể kèm theo các dấu hiệu ho khan, ho có đờm,…
- Nước súc miệng: Bên cạnh sử dụng thuốc kháng sinh, người bệnh có thể sử dụng nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn, virus có hại trong khoang miệng, vòm họng.
Việc sử dụng thuốc nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Trường hợp tự ý mua và sử dụng thuốc có thể khiến người bệnh gặp các tác dụng phụ không mong muốn.
Cải thiện viêm họng hạt ở lưỡi tại nhà
Ngoài biện pháp điều trị bệnh bằng giải pháp tân dược, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian để cải thiện triệu chứng của viêm họng hạt ở lưỡi tại nhà. Biện pháp này phù hợp với người bệnh nhẹ, giúp tiết kiệm chi phí và đảm bảo an toàn hơn cho người bệnh. Một vài mẹo chữa như sau:
Sử dụng mật ong và quất:
Mật ong, quất (trái tắc) là nguyên liệu thiên nhiên có tác dụng cải thiện các triệu chứng viêm họng. Từ xưa, chúng đã được ông bà ta tin tưởng và áp dụng. Sở dĩ mật ong kết hợp với quất mang đến nhiều lợi ích như thế là vì chúng có các dưỡng chất với tác dụng kháng viêm, sát khuẩn, diệt trùng khá hiệu quả.
Ngoài ra, dung dịch mật ong và quất còn giúp người bệnh làm dịu cảm giác đau, giảm khô rát cổ họng, lưỡi. Đặc biệt là giúp phục hồi nhanh chóng các tổn thương bên trong niêm mạc. Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Người bệnh sử dụng 3 – 5 quả quất, cùng với 3 muỗng cà phê mật ong.
- Quất rửa sạch, cắt làm đôi, sau đó cho hai nguyên liệu vào trong một cái bát và đem hấp cách thủy.
- Khoảng 20 phút thì tắt bếp, đem dung dịch ra sử dụng.
- Người bệnh nếm dung dịch hàng ngày, nên áp dụng trong vòng 3 – 5 ngày liên lục, mỗi ngày 2 lần. Liều lượng vừa đủ là 2 muỗng cà phê nước cốt.
Kiên trì sẽ thấy được hiệu quả như mong đợi.
Tham khảo thêm: Chữa viêm họng hạt bằng gừng liệu có hiệu quả?
Kết hợp gừng và hành:
Gừng và hành, hai nguyên liệu có chứa nhiều chất mang lại công dụng sát khuẩn cao. Người bệnh có thể kết hợp hai thành phần này thành bài thuốc để điều trị chứng viêm họng hạt ở lưỡi. Sau một thời gian sử dụng, chứng ho khan, ho có đờm,… biến mất hoàn toàn, cảm giác vướng víu ở cổ họng được cải thiện đáng kể. Cách thực hiện như sau:
- Rửa sạch 10g gừng tươi và 60g hành củ.
- Giã dập các nguyên liệu rồi cho vào nồi đun sôi.
- Sử dụng nước thuốc xông mũi, miệng, họng trong khoảng 15 phút.
- Thực hiện cách thức này trong khoảng 4 – 5 ngày để đạt được kết quả tốt nhất.
Chanh và đường phèn:
Chanh chứa hàm lượng vitamin C dồi dào giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng. Đường phèn khác với đường tinh chế, không khiến cho hàm lượng đường trong cơ thể tăng cao đột biến. Đồng thời, nó có thể làm dịu những cơn đau cho người bệnh hiệu quả. Kết hợp hai nguyên liệu này là sự lựa chọn hoàn hảo. Bạn có thể thực hiện theo cách thức sau:
- Rửa sạch và cắt 1 quả chanh thành nhiều lát mỏng.
- Cho 1 muỗng đường phèn và 2 – 3 lát chanh vào trong 50ml nước sôi.
- Ngâm khoảng 5 phút sau đó sử dụng nước chanh đường phèn để uống.
- Sử dụng mỗi ngày đến khi thấy các triệu chứng cải thiện.
Sử dụng lá trầu không:
Tinh chất trong lá trầu không có công dụng kháng khuẩn hiệu quả. Do đó, người bị viêm họng hạt ở lưỡi có thể tận dụng. Đặc biệt, lá trầu không còn tiêu diệt được cả những dạng khuẩn cứng đầu như liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn,…Người bệnh sau một thời gian điều trị sẽ cảm thiện được các triệu chứng của viêm họng hạt, nhất là viêm họng hạt ở lưỡi. Cách thực hiện:
- Sử dụng 3 – 4 là trầu không, rửa sạch.
- Sau đó đun cùng với ½ lít nước.
- Đến khi nước sôi khoảng 5 phút thì tắt lửa.
- Sử dụng nước lá trầu không súc miệng hàng ngày.
Lưu ý khi sử dụng:
- Vì đây là biện pháp dân gian nên tác dụng chậm hơn khi sử dụng thuốc Tây, do đó người bệnh phải kiên trì thực hiện.
- Mẹo dân gian phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ. Nếu lưỡi có dấu hiệu nặng, xuất hiện nhiều hột đau nhức dữ dội người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để điều trị.
- Không tự ý kết hợp phương pháp tân dược và bài thuốc dân gian. Bởi, việc kết hợp này có thể gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn.
- Người bệnh nên lựa chọn nguyên liệu sạch, đảm bảo vệ sinh trong quá trình điều trị.
Điều trị viêm họng hạt ở lưỡi bằng ngoại khoa
Trường hợp người bệnh bị viêm họng hạt ở lưỡi chuyển biến nặng, có sự lây lan sang các vùng lân cận. Người bệnh sẽ được chỉ định áp dụng biện pháp điều trị ngoại khoa. Đây là phương pháp y khoa hiện đại, thực hiện chủ yếu bằng cách chiếu laser, đốt điện hoặc plasma.
Thông qua đó, vùng gây bệnh được tiếp cận và tác động trực tiếp giúp cho các triệu chứng mau chóng được cải thiện. Người bệnh sẽ không bị đau, chảy máu, hiệu quả duy trì được trong thời gian dài.
Mặc dù mang đến nhiều lợi ích, tuy nhiên phương pháp này sẽ để lại sẹo cho người bệnh. Đồng thời, nếu không chăm sóc cẩn thận, người bệnh có thể bị nhiễm trùng hầu họng hoặc gây chảy máu kéo dài.
Phương pháp ngoại khoa chỉ loại bỏ các hạt với kích thước to. Song song đó, những hạt nhỏ lại lớn dần theo thời gian. Do đó, trước khi thực hiện, người bệnh cần cân nhắc kỹ để đảm bảo an toàn.
Tham khảo thêm: Điều trị viêm họng hạt bằng thuốc tây có tốt không?
Biện pháp chăm sóc và phòng ngừa viêm họng hạt ở lưỡi
Chăm sóc tốt sẽ giúp bệnh nhanh chóng cải thiện. Do đó, người bệnh nên hết sức lưu ý để quá trình điều trị diễn ra an toàn, thuận lợi. Bên cạnh đó, người khỏe mạnh cũng nên có biện pháp phòng ngừa bệnh viêm họng hạt ở lưỡi khởi phát gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng sức khỏe, cuộc sống. Dưới đây là một số vấn đề trong việc chăm sóc và phòng bệnh:
Vấn đề ăn uống
Lưu ý một số thực phẩm nên ăn và không nên ăn trong thời gian điều trị bệnh sẽ giúp bạn nhanh chóng cải thiện sức khỏe. Một số thực phẩm có lợi như:
- Thực phẩm mềm, có tính mát, dễ nuốt người bệnh có thể sử dụng như cháo, súp, canh,…Những loại này sẽ cung cấp nước cho cơ thể người bệnh, từ đó cải thiện tình trạng khô rát họng, không tạo áp lực khiến hạt bị cọ xát, viêm đỏ nghiêm trọng hơn.
- Bổ sung vitamin C từ các loại trái cây giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Từ đó, người bệnh có thể chống lại sự gây hại của vi khuẩn, virus khiến viêm họng chuyển biến nặng.
- Bổ sung nhiều rau xanh vào khẩu phần ăn, chất xơ tốt cho quá trình tiêu hóa, mát, làm dịu cổ họng. Đồng thời, người bệnh nên uống đủ nước để hạ nhiệt cho lưỡi, giảm cảm giác khô rát.
- Để hiệu quả điều trị đạt được tốt hơn, người bệnh nên bổ sung vào khẩu phần dinh dưỡng chất kẽm có trong rau bina, sò, tôm,…
Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu ý tránh hoặc hạn chế dung nạp các nhóm thực phẩm sau đây để tình trạng viêm họng hạt mau chóng được cải thiện:
- Không hút thuốc, uống rượu, bia, đồ uống chứa chất kích thích,…trong suốt quá trình trị bệnh nếu không muốn lưỡi dị ứng sưng to hơn. Đặc biệt, những độc tố có trong nhóm thực phẩm có thể làm bệnh nhanh biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
- Hạn chế ăn thực phẩm cứng, khó nuốt.
- Hạn chế ăn thức ăn chế biến nhiều dầu mỡ, cay nóng,…
Nếu tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị, kết hợp với chế độ ăn lành mạnh, bệnh sẽ mau chóng được cải thiện. Do đó, người bệnh nên lưu ý những vấn đề đã nêu. Đồng thời, người khỏe mạnh cũng nên quan tâm chúng để bảo vệ, phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh cho bản thân.
Về vấn đề sinh hoạt
Ngoài chế độ ăn uống thì thói quen sinh hoạt hằng ngày cũng là một trong những yếu tố quyết định tốc độ cải thiện của bệnh. Người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Hạn chế để cơ thể tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Đặc biệt là tránh hít khí thải độc tỏa ra từ nhà máy,…
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày. Lựa chọn sản phẩm đánh răng phù hợp, súc miệng với nước muối pha loãng để tiêu diệt vi khuẩn.
- Sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài, nhất là khi phải tiếp xúc với không gian có nhiều khói bụi, ô nhiễm không khí.
- Làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, không để cơ thể bị stress, căng thẳng kéo dài.
- Vào thời tiết lạnh nên chú ý giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là cổ.
- Điều trị dứt điểm những bệnh lý có nguy cơ tiến triển thành viêm họng hạt ở lưỡi. Tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng khiến đời sống và sức khỏe gặp nhiều vấn đề không mong muốn.
Viêm họng hạt ở lưỡi là bệnh lý tương đối nguy hiểm. Nếu không có biện pháp điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe. Chính vì thế, ngay khi thấy những biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và nhận sự tự vấn điều trị càng sớm càng tốt.
Có thể bạn quan tâm
- Viêm họng hạt nên kiêng gì, ăn bổ sung gì nhanh khỏi?
- 10+ cách chữa viêm họng hạt tại nhà nhanh nhất bằng mẹo
Từ khóa » Viêm Họng Nổi Hạt ở Lưỡi
-
Viêm Họng Hạt Ở Lưỡi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa Trị
-
Viêm Họng Hạt ở Lưỡi Là Bệnh Gì? Cách điều Trị Như Thế Nào?
-
Viêm Họng Hạt ở Lưỡi: Bệnh Tưởng Lạ Mà Không Lạ! - Hello Bacsi
-
Viêm Họng Hạt Ở Lưỡi: Nguyên Nhân & Cách Chữa Nhanh Chóng
-
Viêm Amidan đáy Lưỡi: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Viêm Sưng Họng, Nổi Hạch ở Cổ, Lưỡi, Có Nguy Hiểm? | Vinmec
-
Viêm Họng Hạt Ở Lưỡi: Triệu Chứng Nguy Hiểm Cần Điều Trị Sớm
-
Viêm Họng Hạt Ở Lưỡi Do Đâu, Dấu Hiệu, Cách Chữa Bệnh TRIỆT ...
-
Viêm Họng Hạt Ở Lưỡi: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Điều Trị
-
Viêm Họng Hạt Ở Lưỡi Nguy Hiểm Không? Dấu Hiệu Nhận Biết
-
Contactenos_linea106 - Viêm Họng Hạt ở Lưỡi Là Dấu Hiệu Bệnh Gì?...
-
Viêm Họng Hạt Bao Lâu Thì Khỏi Và Cách điều Trị Dứt điểm
-
Viêm Họng Hạt Ở Lưỡi: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bệnh Hiệu ...
-
Viêm Họng Hạt ở Lưỡi Là Gì? Cách Trị An Toàn Và Hiệu Quả - Phytocine