Viêm Họng Hạt ở Lưỡi Là Bệnh Gì? Cách điều Trị Như Thế Nào?

1. Viêm họng hạt ở lưỡi là bệnh gì?

1.1. Những triệu chứng của viêm họng hạt ở lưỡi

Khi bị viêm họng hạt ở lưỡi, bệnh nhân có thể xuất hiện những triệu chứng sau:

- Đau nhức khoang miệng, môi và lợi bị lở loét

- Cuống lưỡi của bệnh nhân xuất hiện những hạt có kích thước khác nhau, khiến bệnh nhân khó chịu và đau rát, nhất là khi ăn uống và nói chuyện. Viêm họng hạt có thể gặp ở mọi đối tượng, dù là trẻ em hay người lớn

Viêm họng hạt có thể gặp ở mọi đối tượng, dù là trẻ em hay người lớn

- Cổ họng người bệnh luôn có cảm giác vướng víu giống như có vật gì đó bị mắc ở bên trong họng.

- Thường xuyên khát nước vì luôn có cảm giác bị khô họng.

- Vùng lưỡi của người bệnh có sự tích tụ vi khuẩn và cặn bã nên xuất hiện những vệt trắng nhiều bất thường.

- Ngoài những triệu chứng trên, bệnh nhân còn có thể xuất hiện thêm một vài triệu chứng khác như sốt cao, nổi hạch ở cổ, ho nhiều,...

1.2. Viêm họng hạt ở lưỡi có nguy hiểm không?

Khi cơ thể gặp phải những biểu hiện trên, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm. Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe như sau:

- Khi không được điều trị, viêm họng hạt có thể chuyển thành mạn tính gây khó khăn khi điều trị hoặc tình trạng viêm có thể lây lan sang những bộ phận bên cạnh, thậm chí có thể dẫn tới áp xe thành họng, sưng amydal nặng,...

Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể chuyển sang mạn tính

Nếu không điều trị sớm, bệnh có thể chuyển sang mạn tính

- Không những vậy, bệnh cũng có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan trong toàn hệ thống tai mũi họng, làm tăng nguy cơ bị viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản,...

- Nguy hiểm hơn, bệnh có thể gây ra những biến chứng ở các cơ quan trên toàn cơ thể, chẳng hạn như thấp khớp, các bệnh lý về tim, thận hay thậm chí là ung thư vòm họng,...

Bệnh viêm họng hạt có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe qua đường tiếp xúc. Do đó,để tránh nguy cơ lây nhiễm, bạn nên hạn chế tiếp xúc với người đang bị bệnh và tránh dùng chung những đồ dùng cá nhân như khăn mặt, cốc uống nước, bát đũa, bàn chải đánh răng,....

1.3. Nguyên nhân dẫn đến viêm họng hạt ở lưỡi

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm họng hạt ở lưỡi:

- Bệnh nhân vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, chưa đúng cách sẽ tạo cơ hội cho khuẩn bệnh tấn công vùng họng và gây viêm nhiễm.

- Thói quen ăn đồ cay nóng, đồ lạnh và những món ăn có chứa nhiều dầu mỡ, thường xuyên uống rượu bia và hút thuốc lá,....

- Những người bệnh bị trào ngược dạ dày, viêm dạ dày, viêm amidan,... cũng có nguy cơ bị viêm họng cao hơn những người khác.

- Bệnh còn có thể do sự thay đổi thời tiết bất thường khiến cho cơ thể chưa thể thích nghi kịp thời, từ đó vi khuẩn sẽ có cơ hội tấn công người bệnh.

- Những người sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi và các loại hóa chất độc hại cũng là những yếu tố góp phần tăng nguy cơ bị viêm họng hạt ở lưỡi.

- Những người có hệ miễn dịch yếu chẳng hạn như người già hoặc trẻ em sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn những nhóm tuổi khác.

2. Phương pháp điều trị viêm họng hạt ở lưỡi

Khi có những biểu hiện bị viêm họng hạt ở lưỡi, bệnh nhân không nên tự ý điều trị bằng thuốc kháng sinh để tránh tính trạng kháng thuốc hoặc gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe do sử dụng thuốc sai cách.

Nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ

Nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ

Bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán bệnh và lên phác đồ điều trị phù hợp. Nếu tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ, bệnh sẽ được kiểm soát tốt và sớm khỏi bệnh. Thông thường các bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân một số loại thuốc như sau:

- Thuốc kháng sinh: Mục đích của thuốc kháng sinh là tiêu diệt và cản trở các loại vi khuẩn tấn công vùng họng của bệnh nhân. Tuy nhiên, tùy mức độ bệnh và thể trạng người bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc và liều lượng thuốc kháng sinh phù hợp. Lưu ý, ngay cả khi bệnh thuyên giảm, bạn cũng không được tự ý dừng thuốc để hạn chế tình trạng kháng thuốc.

- Thuốc kháng viêm: Nếu tình trạng viêm nhiễm có dấu hiệu lan sang những vùng khác, chẳng hạn như viêm amidan, viêm khí quản,... các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thuốc kháng viêm.

Bố mẹ không nên chủ quan mà cần đưa trẻ đi khám kịp thời

Bố mẹ không nên chủ quan mà cần đưa trẻ đi khám kịp thời

Trường hợp bệnh tiến triển trong thời gian dài, có dấu hiệu lây nhiễm sang các vùng lân cận như amidan, phế quản, khí quản,…sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng viêm bổ sung.

- Thuốc giảm ho giúp người bệnh điều trị triệu chứng ho. Có nhiều dạng thuốc giảm ho khác nhau như thuốc dạng uống, viên ngậm hoặc siro.

- Nước súc miệng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, virus có hại trong khoang miệng, vòm họng.

Lưu ý, các loại thuốc trên sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phụ, do đó, bệnh nhân cần liên hệ ngay với bác sĩ nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường sau khi dùng thuốc.

Bên cạnh đó, bệnh nhân bị viêm họng hạt có thể sử dụng dung dịch mật ong với quất để giảm các triệu chứng viêm họng như đau rát họng, đau rát lưỡi, giảm khô họng và lưỡi,... Đồng thời, dung dịch này cũng rất hiệu quả trong việc hỗ trợ phục hồi các tổn thương bên trong niêm mạc.

Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm họng hạt ở lưỡi cũng như cách điều trị bệnh hiệu quả. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm thông tin về các vấn đề sức khỏe hoặc muốn đặt lịch khám sớm, bạn có thể liên hệ đến Tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Từ khóa » Viêm Họng Nổi Hạt ở Lưỡi