Viêm Loét Họng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị Bệnh
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Viêm loét họng: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh
Viêm loét họng: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh
Đặt lịch
Tình trạng viêm loét họng xảy ra thường làm cho cổ họng của bạn bị đỏ và sưng gây khó khăn cho việc ăn uống cũng như giao tiếp. Nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nguyên nhân gây viêm loét họng
Bệnh viêm loét họng có thể xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân. Chẳng hạn như:
- Việc hóa trị và xạ trị do ung thư
- Tình trạng nhiễm trùng nấm men, nhiễm vi khuẩn hoặc virus
- Mắc bệnh ung thư vòm họng: tức là xuất hiện khối u ở phần cổ họng ngay sau vùng miệng
Ngoài ra bệnh viêm loét họng có thể xuất hiện do những nguyên nhân như:
- Bệnh trào ngược axit dạ dày thực quản: là dòng axit chảy ngược từ dạ dày lên thực quản một cách thường xuyên
- Nhiễm trùng thực quản do virus
- Sử dụng các chất kích thích, thuốc lá
- Việc thường xuyên bị nôn cũng là nguyên nhân gây bệnh
Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân gây bệnh khác chưa được đề cập: nói hoặc hát quá nhiều, nhiễm trùng đường hô hấp trên, đặt ống nội khí quản khi phẫu thuật.
Triệu chứng viêm loét họng thường gặp
Có rất nhiều triệu chứng liên quan đến viêm loét cổ họng, trong đó chúng ta có thể gặp phải những triệu chứng thường gặp như:
- Đau rát cổ họng
- Sốt, ớn lạnh
- Đau khớp
- Khó nuốt
- Có cảm giác đau khi nuốt
- Trào ngược dạ dày
- Đau ngực hoặc nóng rát
- Có cảm giác như có cục u ở cổ họng
- Buồn nôn
- Nôn có hoặc không có máu
- Nghẹt thở
- Khàn giọng
- Đau tai
TÌM HIỂU: Nuốt nước bọt thấy vướng ở cổ họng là bị gì? Có nguy hiểm?
Biện pháp chẩn đoán viêm loét họng
Bác sĩ sẽ tiến hành hàng loạt các kiểm tra để biết được tình trạng bệnh cũng như đánh giá mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh. Ban đầu sẽ kiểm tra bằng cách quan sát trực tiếp cổ họng, cho xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu.
Ngoài ra bác sĩ cũng cho tiến hành hàng loạt các kiểm tra như :
- Chụp Xquang cổ họng để đánh giá độ hẹp thực quản, tổn thương ở niêm mạc họng
- Nội soi thực quản để đánh giá các bất thường ở thực quản bằng cách sử dụng camera chiếu sáng vào trong thực quản. Đồng thời tiếng hành sinh thiết mẫu da ở thời điểm này.
- Nội soi thanh quản: đánh giá tình trạng thanh quản và vòm họng bằng máy ảnh quang
- Các xét nghiệm hình ảnh khác: có thể dùng máy chụp cắt lớp (CT) hoặc máy quét cộng hưởng từ (MRI). Trong trường hợp chưa chắc chắn có thể dùng máy chụp cắt lớp phát xạ (PET).
Từ kết quả của những xét nghiệm trên, bác sĩ sẽ có những chẩn đoán về nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh. Nhờ đó mà có các biện pháp điều trị hiệu quả.
Điều trị viêm loét họng đúng cách
Khi xác định được chính xác tình trạng bệnh thì việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn. Sau đây là một số hướng điều trị đang được áp dụng
# Điều trị theo chỉ định của bác sĩ
Tùy theo từng bệnh nhân mà các bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc phù hợp. Bao gồm:
- Thuốc chống virus, thuốc kháng sinh và thuốc chống nấm
- Thuốc súc miệng theo toa để tiêu diệt vi khuẩn, nấm.
Nếu bệnh do trào ngược dạ dày thực quản thì nên dùng thêm thuốc
- Thuốc kháng sinh, thuốc chống siêu vi
- Thuốc ức chế hoạt động của axit dạ dày
- Thuốc Glucocorticoid
Ngoài ra trong một số trường hợp, nếu dùng thuốc không có tác dụng thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.
# Điều trị tại nhà
Có rất nhiều biện pháp hỗ trợ điều trị và khắc phục bệnh tại nhà mà bạn có thể áp dụng. Bao gồm những biện pháp như sau:
- Hạn chế ăn thực phẩm có tính cay nóng, rượu bia và các chất kích thích
- Dùng các thức ăn mềm, không gây kích ứng cổ họng.
- Có thể dùng nước muối hoặc baking soda để sát trùng cổ họng.
- Uống nước thường xuyên để giúp niêm mạc họng duy trì được độ ẩm.
- Hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày bằng cách duy trì cân nặng hợp lý, tránh các đồ ăn có tính axit, tránh ăn nhiều chất béo trước khi đi ngủ.
Trong quá trình điều trị cần phải theo dõi diễn biến của bệnh. Nên gặp bác sĩ ngay trong các trường hợp:
- Các triệu chứng đau không có dấu hiệu giảm khi dùng thuốc không kê đơn
- Việc ăn uống bị ảnh hưởng quá nhiều
- Tình trạng viêm loét diễn ra trong nhiều ngày
Ngoài ra không nên chủ quan mà phải đến gặp bác sĩ ngay trong các trường hợp sau:
- Đau ngực, khó thở, tim đập nhanh
- Nhức đầu, ói mửa, có triệu chứng đau cổ
- Có các biểu hiện giống như bị cảm cúm
- Nôn nhiều, có nôn ra máu.
Triển vọng điều trị viêm loét họng
Khả năng chữa trị khỏi bệnh viêm loét họng còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh cũng như phương pháp điều trị. Cụ thể như:
- Nếu do viêm loét thực quản thì có thể sẽ lành trong khoảng vài tuần. Việc uống thuốc sẽ làm giảm axit trong dạ dày và làm tăng tốc độ điều trị những tổn thương trong dạ dày.
- Nếu viêm loét do hóa trị thì có thể chữa khỏi bệnh sau khi hết điều trị ung thư, hết cho hóa chất vào cơ thể.
- Bệnh viêm loét họng do tổn thương ở dây thanh âm có thể cải thiện khi nghỉ ngơi sau một vài tuần.
- Tình trạng nhiễm trùng có thể biến mất trong vòng từ một đến hai tuần. Sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc chống nấm có thể trị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm men nhanh hơn.
Phòng tránh viêm loét họng
Một số trường hợp bệnh viêm loét họng có thể phòng tránh được nếu chúng ta áp dụng các biện pháp sau:
# Giữ gìn sức khỏe
Ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm, một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm loét họng. Bằng cách vệ sinh tay thường xuyên và tránh tiếp xúc với người bị bệnh. Vệ sinh da đúng cách cũng là cách giảm lây nhiễm căn bệnh này.
# Dùng thuốc đúng cách
Việc dùng tất cả các loại thuốc đều phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Không được dùng thuốc mà không có nước.
# Hạn chế dùng thuốc lá, rượu bia
Những tác nhân này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh và làm cho tình trạng bệnh càng nặng hơn. Ngoài ra còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
# Ngăn ngừa và kiểm soát tình trạng trào ngược axit dạ dày thực quản
Bằng rất nhiều biện pháp như duy trì cân nặng hợp lý, tránh tiếp xúc với thực phẩm có tính axit, chia bữa ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ và hạn chế dùng nhiều chất béo. Ngoài ra việc nằm ngủ đúng tư thế cũng có tác dụng khá tích cực trong điều trị trào ngược dạ dày.
# Thường xuyên đi khám bác sĩ
Đây là cách phát hiện bệnh sớm, nhờ đó mà cơ hội chữa khỏi bệnh sẽ cao hơn. Bạn cần phải thường xuyên gặp bác sĩ, đặc biệt là khi cơ thể có những dấu hiệu như sau:
- Nuốt đau
- Phát ban
- Sốt, ớn lạnh
- Ợ nóng
- Đi tiểu giảm
Đặc biệt không được chủ quan khi có các biểu hiện sau: khó thở hoặc nuốt khó, ho hoặc nôn ra máu, đau ngực, sốt cao… mà phải tới gặp các bác sĩ càng sớm càng tốt.
Bệnh viêm loét họng hoàn toàn có thể điều trị được nếu chúng ta phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh và có phương pháp điều trị hiệu quả. Vì vậy ngay khi có dấu hiệu bệnh hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán hay điều trị y khoa.
THAM KHẢO THÊM
- Mách bạn 9+ cách giảm đau họng, rát họng nhanh và đơn giản nhất
- TOP 10 thực phẩm trị viêm họng, giảm đau và bảo vệ cổ
Từ khóa » Viêm Họng Lở Loét
-
Loét Họng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và điều Trị - Hello Bacsi
-
Nổi Nhiệt ở Vòm Họng: Nguyên Nhân, Cách Phòng Bệnh Hiệu Quả
-
Họng Viêm Loét Kèm Theo đau Rát Là Triệu Chứng Của Bệnh Gì? | Vinmec
-
Loét Họng Và Những điều Cần Biết - YouMed
-
Viêm Loét Họng - Nguy Hiểm, Cần Chẩn đoán Và điều Trị Sớm
-
Suy Kiệt Thể Trạng Do Viêm Loét Họng
-
Viêm Loét Họng: Tổng Hợp Những Thông Tin Người Bệnh Cần Biết
-
Nhận Biết Và Điều Trị Viêm Họng Loét Chính Xác Thế Nào?
-
Điều Trị Loét Và Ung Thư Miệng - Bệnh Viện FV
-
Nhiệt Lưỡi Đau Họng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Điều Trị
-
Viêm Loét Miệng, Dùng Thuốc Gì để Mau Lành?
-
Cách đơn Giản đẩy Lùi Nhiệt Miệng
-
Khi Nào Vết Loét Họng Là Dấu Hiệu Cần đề Phòng Ung Thư, Cần đi Khám?
-
Viêm Lợi Loét Hoại Tử Cấp (ANUG) - Rối Loạn Nha Khoa - MSD Manuals