Viêm Lợi Có Mủ Trắng (sưng Nướu Răng Có Mủ) Và Cách điều Trị

Một trong những chứng bệnh về răng miệng thường gặp đó chính là viêm lợi có mủ (sưng nướu răng có mủ). Vậy bệnh mọc mụn mủ ở lợi là gì, có nguy hiểm không? Làm thế nào để phòng tránh sưng lợi có mủ và có một hàm răng khỏe mạnh. Hãy cùng Kem đánh răng Ngọc Châu tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây.

Viêm lợi có mủ trắng (sưng nướu răng có mủ)

1. Viêm lợi có mủ trắng là gì? 

Viêm lợi có mủ trắng hay còn gọi viêm sưng nướu răng có mủ là tình trạng nướu bị nhiễm trùng, hình thành các ổ mủ quanh chân răng gây đau nhức và sưng đỏ. Ổ mủ có thể bao gồm các tế bào chết, vụn thức ăn, vi khuẩn gây hại cho răng miệng. Do đó, hơi thở của người bệnh thường rất khó chịu. 

Bệnh viêm nướu răng có mủ nếu không sớm điều trị thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng sức khỏe nguy hiểm như mất răng, nhiễm trùng máu…. 

2. Nguyên nhân gây viêm lợi có mủ 

2.1. Do vệ sinh răng miệng không đúng cách 

Do vệ sinh răng miệng không đúng cách
Do vệ sinh răng miệng không đúng cách

Vệ sinh răng miệng không đúng cách là một trong những nguyên nhân hàng dầu dẫn đến viêm sưng lợi có mủ. Việc sử dụng lông bàn chải quá cứng, lực đánh răng quá mạnh hoặc dùng tăm xỉa răng… đều có thể khiến nướu bị tổn thương. Lúc này, các vi khuẩn trong khoang miệng sẽ tấn công những mô nướu này gây viêm nhiễm. Tình trạng viêm nhiễm nếu kéo dài, không có những biện pháp điều trị và ngăn ngừa thì sẽ dẫn đến viêm sưng nướu có mủ. 

2.2. Do các bệnh lý về răng nướu 

Các bệnh lý như viêm nha chu, viêm tủy cũng là tác nhân khiến lợi bị sưng và mưng mủ. Kèm theo đó là những triệu chứng sưng đau, răng ê buốt. Hai bệnh lý này đều có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời. 

2.3. Do thay đổi nội tiết tố khi mang thai 

Sự thay đổi hormone khi mang thai khiến hàm lượng estrogen và progesterone trong cơ thể tăng cao. Điều này khiến mao mạch ở nướu phình to, gấp khúc dẫn đến ứ dịch huyết và làm tăng tính thẩm thấu của thành mao mạch. Do đó, làm tăng nguy cơ viêm nướu. 

Lúc này, nếu không chăm sóc răng miệng đúng cách thì có thể khiến nướu bị sưng phồng nặng hơn, dễ chảy máu và thậm chí là mưng mủ ở bên trong nướu. 

2.4. Do mọc răng khôn

Mọc răng khôn khiến tình trạng răng bị đau nhức khó chịu
Mọc răng khôn khiến tình trạng răng bị đau nhức khó chịu

Trong trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch thì cũng có thể dẫn đến tình trạng nướu răng bị sưng và có mủ. Kèm theo đó, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức trong cùng hàm răng, việc ăn uống và nói chuyện gặp nhiều khó khăn. 

2.5. Do thói quen ăn uống không khoa học

Việc ăn quá nhiều đồ cay nóng, đồ nhiều gia vị có thể khiến nướu bị bỏng. Khi đó, nếu không chăm sóc răng miệng đúng cách thì vi khuẩn sẽ tấn công vào những niêm mạc bị tổn thương, dẫn đến viêm nướu và nặng hơn là sưng đau, có mủ. 

3. Triệu chứng viêm lợi có mủ trắng

3.1. Đau răng 

Khi bị viêm lợi, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức răng. Sau đó, cảm giác đau có thể lan ra khắp hàm, đến tai và cổ. Tình trạng viêm nhiễm càng nặng thì những cơn đau nhức sẽ xuất hiện với tần suất liên tục và cơn đau kéo dài hơn. 

3.2. Sưng nướu 

Khi quan sát bằng mắt thường sẽ thấy lợi sưng to, có màu đỏ; khi ấn vào lợi thấy mềm, đau, dễ chảy máu. Vùng da mặt ở khu vực bị viêm cũng sẽ bị sưng đỏ và khi sờ sẽ cảm thấy nóng như bị sốt.

3.3. Gặp khó khăn khi ăn uống 

Do bị đau nhức răng nướu, nên việc ăn uống sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Đặc biệt khi ăn các thực phẩm cứng. Ngoài ra, lúc này răng nướu cũng trở nên nhạy cảm hơn, nên khi ăn đồ nóng lạnh cũng khiến răng bị đau buốt khó chịu. 

3.4. Hôi miệng và miệng có vị đắng 

Đây cũng là hai triệu chứng thường gặp nhất. Do có ổ mủ ở nướu, nên hơi thở của người bệnh có mùi, khiến người bệnh cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp với người khác. Ngoài ra, trong khoang miệng lúc này có vị đắng khó chịu. Điều này khiến người bệnh chán ăn, ăn không ngon miệng

3.5. Sốt 

Khi một cơ quan nào đó bị nhiễm trùng nặng, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng việc sốt. Điều này có nghĩa là hệ miễn dịch đang hoạt động tích cực để chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm. Khi tình trạng viêm nhiễm được cải thiện, thì nhiệt độ của cơ thể cũng sẽ hạ và trở về mức bình thường. 

3.6. Sưng mặt, má, có hạch ở cổ 

Khi bệnh ở mức độ nặng, lan sâu vào hàm thì người bệnh sẽ bị sưng hai mặt, sưng má và xuất hiện hạch bạch huyết ở cổ. Lúc này, người bệnh cần phải đến các cơ sở nha khoa thăm khám để được hỗ trợ điều trị. 

4. Cách xử lý khi bị sưng nướu răng có mủ 

4.1. Dùng nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu 

Nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu được khuyên dùng vệ sinh răng miệng hàng ngày, đặc biệt thích hợp khi bị: Viêm lợi, nhiệt miệng, chảy máu chân răng, đau răng, sau nhổ răng, lấy cao răng.

Trong nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu có chứa các thành phần dược liệu giúp hỗ trợ đẩy lùi các bệnh răng miệng như: 

  • Cúc La Mã có công dụng ngừa viêm và làm giảm cảm giác sưng đau.
  • Lô hội giúp nuôi dưỡng niêm mạc và thúc đẩy quá trình làm lành các niêm mạch bị tổn thương. 
  • Trà xanh hỗ trợ quá trình săn se niêm mạc, giúp vết thương lành lại nhanh hơn. 
  • Cam thảo giúp hạn chế vi khuẩn gây hại trong khoang miệng phát triển. 
  • Bạc hà và tinh dầu tràm giúp khử mùi hôi trong khoang miệng. 

Nên sử dụng nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu 2 – 3 lần/ngày. Mỗi lần dùng 15-20ml (ngậm súc trong miệng khoảng 20-30 giây rồi nhổ đi, có thể súc lại bằng nước lọc hoặc không) để bảo vệ khoang miệng toàn diện, xua tan nỗi lo nhiệt miệng, viêm lợi, chảy máu chân răng.

4.2. Dùng gừng tươi 

gung-tuoi-tri-viem-loi
Gừng tươi trị viêm lợi

Gừng tươi có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và chứa các hoạt chất giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh rất tốt. Do đó, bạn có thể uống trà gừng khi bị viêm nướu để cải thiện tình trạng bệnh. 

Với cách này, bạn chỉ cần thái vài lát gừng tươi mỏng và hãm với nước nóng để uống. Lưu ý mỗi ngày không uống nhiều hơn 3 ly trà, vì nếu lạm dụng quá mức có thể gây ảnh hưởng không tốt đến gan.

4.3. Dùng hoa cúc 

Tinh chất cúc La Mã có tính sát trùng, chống viêm, giảm đau và hỗ trợ làm lành vết thương
Tinh chất cúc La Mã có tính sát trùng, chống viêm, giảm đau và hỗ trợ làm lành vết thương

Theo đông y, hoa cúc có tác dụng kháng viêm, giảm đau và làm lành vết thương. Do đó, uống trà hoa cúc hàng ngày cũng giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Bạn cũng hãm hoa cúc với nước nóng tương tự như gừng tươi và uống 2 – 3 lần/ngày để có được hiệu quả tốt nhất. 

4.4. Dùng lá kinh giới 

Lá kinh giới cũng giúp kháng viêm, giảm sưng tấy và mưng mủ rất tốt. Do đó, khi bị viêm sưng lợi mưng mủ bạn hãy thực hiện theo cách sau: 

  • Lấy 200g lá kinh giới rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 5 – 10 phút. 
  • Sau đó cho vào nồi, thêm nước và một ít muối hạt và đun sôi. 
  • Đợi nước nguội bớt thì chắt lấy nước để súc miệng mỗi ngày 3 – 5 lần. 

4.4. Nước muối

Thành phần chính của nước muối là khoáng chất NaCl có tính sát khuẩn, khử trùng hiệu quả
Thành phần chính của nước muối là khoáng chất NaCl có tính sát khuẩn, khử trùng hiệu quả

Nước muối có tính sát khuẩn, ngừa viêm nên cũng có tác dụng tích cực trong hỗ trợ điều trị tình trạng răng nướu. Bạn chỉ cần dùng nước muối sinh lý súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày, để giúp cải thiện các triệu chứng bệnh. 

4.5. Đến nha khoa 

Trong trường hợp viêm nướu có mủ nặng, các biện pháp chăm sóc tại nhà không giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm. Lúc này người bệnh nên đến nha khoa để được thăm khám. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị viêm lợi mưng mủ trắng hiệu quả nhất. 

5. Cách ngăn ngừa viêm sưng nướu răng có mủ

Để ngăn ngừa bệnh lý này, bạn nên thực hiện theo những lời khuyên của các nha sĩ như sau: 

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, đánh răng ít nhất mỗi ngày 2 lần. 
  • Sử dụng bàn chải lông mềm, không dùng bàn chải lông bị mòn hoặc xù quá mức. Thay bàn chải định kỳ 2 – 3 tháng/lần hoặc thay ngay khi thấy cần thiết.
  • Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm cay nóng, đồ chiên rán, đồ nhiều dầu mỡ, nước ngọt có gas, café…. 
  • Sử dụng chỉ nha khoa thay thế tăm xỉa răng. 
  • Khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần. 

Viêm sưng nướu răng có mủ không những gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày, mà còn có thể dẫn đến nhiều vấn đề răng miệng khác. Do đó, khi thấy xuất hiện các dấu hiệu của bệnh lý này, bạn cần phải nhanh chóng xử lý theo những chia sẻ của Dược liệu Ngọc Châu trong bài viết trên. Tránh tâm lý chủ quan khiến tình trạng bệnh nặng và khó chữa khỏi hoàn toàn.

Từ khóa » Sưng Mủ ở Lợi