Viêm Lợi Trùm Có Mủ Nguy Hiểm Như Nào? Làm Gì để Giải Quyết Triệt ...
Viêm lợi trùm có mủ là một bệnh lý nhiễm trùng phổ biến liên quan đến răng lợi gặp ở bất cứ lứa tuổi nào. Bệnh có thể gây những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách. Viêm lợi trùm mưng mủ gây nhiều phiền toái, khiến người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống và mất tự tin khi giao tiếp hàng ngày. Do đó, phương pháp xử lý triệt để loại bệnh này vẫn là điều mà đông đảo bạn đọc quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin xoay quanh căn bệnh này.
I. Viêm lợi trùm có mủ là bệnh gì?
Viêm lợi trùm có mủ là tình trạng nhiễm khuẩn lợi hay phần mô nướu dưới chân răng. Viêm lợi mưng mủ xuất phát từ viêm lợi trùm. Do người bệnh chủ quan không phát hiện ra sớm sẽ khiến các ổ mủ hình thành phát triển.
Khi bị viêm lợi, các tế bào bạch cầu tập trung nhiều tại vị trí viêm để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời phóng ra các chất gây viêm khiến cho phần mô nướu càng sưng to, có mủ.
Bệnh gây đau nhức khi nhai thậm chí là khi nghỉ ngơi. Hơi thở hôi, sưng hạch ở cổ, vị đắng ở miệng, sốt.
II. Nguyên nhân gây viêm lợi trùm có mủ
Nguyên nhân chính gây viêm lợi có mủ là vi khuẩn gây bệnh. Khoang miệng là nơi chứa hàng triệu loài vi khuẩn khác nhau. Vì vậy, bất cứ lúc nào răng miệng chúng ta cũng có thể bị nhiễm khuẩn. Không chỉ có vi khuẩn gây bệnh bên ngoài xâm nhập mà cả khi các vi khuẩn có lợi trong khoang miệng yếu đi cũng là nguyên nhân khiến viêm lợi trùm phát tác.
Để xử lý viêm lợi trùm hiệu quả, người bệnh cần xác định được những nguyên nhân gián tiếp dẫn đến bệnh.
1. Mọc răng
Viêm lợi trùm có mủ do mọc răng
Viêm lợi trùm có mủ xuất hiện nhiều trong các trường hợp mọc răng, thay răng ở trẻ nhỏ và mọc răng khôn ở người lớn. Răng mọc trong lợi chưa nhú hoặc mọc lệch, sai hướng gây ra tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy, đau nhức cho người bệnh.
>>> Xem bài viết: Viêm lợi trùm răng khôn: 3 biện pháp cần làm để xử lý
2. Vệ sinh răng lợi không thường xuyên, không đúng cách
Theo các chuyên gia nha khoa, đánh răng hai lần mỗi ngày là cần thiết để bảo vệ răng miệng của bạn. Tuy nhiên, nhiều người không có hoặc không thường xuyên đánh răng buổi tối. Sau một ngày dài ăn uống, thức ăn đọng lại trên răng, lợi tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển. Đánh răng một lần là chưa đủ. Bên cạnh đó, nhiều nha sĩ khuyên nên dùng kèm theo nước súc miệng và chỉ nha khoa để răng miệng luôn khỏe mạnh.
Nếu bạn đánh răng hai lần mỗi ngày mà vẫn bị viêm lợi trùm thì có thể cách đánh răng đã sai. Các bác sĩ khuyên rằng nên đánh răng theo vòng tròn. Đồng thời hạn chế chà xát bàn chải vào phần lợi gây tổn thương rách lợi, chảy máu dễ bội nhiễm vi khuẩn. Bạn nên vệ sinh cả phần lưỡi và các vùng niêm mạc khác trong khoang miệng để loại bỏ bớt vi khuẩn.
Đánh răng quá mạnh làm tổn thương lợi, chảy máu chân răng
3. Chế độ ăn uống
Người ăn nhiều đồ ngọt, đồ uống có gas thường hay bị sâu răng, viêm lợi. Do thức ăn chứa nhiều chất đường, tinh bột có xu hướng bám nhiều trên kẽ, chân răng. Nếu đi kèm với việc vệ sinh răng không đúng cách, mảnh thức ăn thừa sẽ tạo điều kiện vô cùng thuận lợi để vi khuẩn phát triển trong khoang miệng.
4. Các bệnh nha chu
Các bệnh nha chu liên quan đến răng làm hỏng răng, vỡ răng hay làm ảnh hưởng phần tủy nuôi dưỡng răng. Lợi răng xung quanh cũng sẽ bị ảnh hưởng. Trường hợp tủy xương bị nhiễm trùng thì phần lợi phía trên cũng viêm nhiễm theo.
5. Bệnh mạn tính
Các bệnh tự miễn, bệnh mạn gây suy giảm sức đề kháng khiến cơ thể không đủ sức chống chọi với tác động từ bên ngoài. Điều này giúp vi khuẩn hoạt động tích cực hơn. Viêm nhiễm răng miệng gần như khó tránh khỏi.
III. Viêm lợi trùm có mủ gây nguy hiểm như nào?
Nếu nghĩ viêm lợi trùm có mủ chỉ gây đau nhức, hôi miệng thông thường mà bỏ qua điều trị thì sẽ là sai lầm. Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng khôn lường khác nhau mà người bệnh chắc chắn không muốn gặp phải.
1. Áp xe răng
Khi viêm nhiễm bề mặt lợi trầm trọng, vi khuẩn có thể len lỏi sâu vào các mô chân răng, tủy răng gây các áp xe răng. Áp xe răng tạo ra các cơn đau đớn hơn nhiều viêm lợi trùm do chèn ép mạnh các dây thần kinh.
2. Tụt lợi, ảnh hưởng đến cấu trúc hàm răng
Viêm lợi mưng mủ nếu không được điều trị kịp thời sẽ lây lan sang các vùng lợi khác, gia tăng các ổ mủ ổ loét. Ngoài ra, tình trạng viêm nhiễm này dễ phát triển thành các bệnh lý nha chu nguy hiểm khác. Nguy cơ tụt lợi tăng lên, làm mất cân bằng cấu trúc ổn định của hàm răng.
3. Sốt cao
Sốt cao do viêm lợi trùm là triệu chứng toàn thân nguy hiểm. Sốt cao trên 38 độ có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp. Đặc biệt, đối tượng trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, không kiểm soát thân nhiệt kịp thời có thể bị co giật dẫn đến tử vong.
4. Nhiễm khuẩn huyết
Một số loại vi khuẩn có thể thông qua tổn thương lợi đi vào máu gây ra các biến chứng như nhiễm trùng máu,…
IV. Cách xử lý viêm lợi trùm có mủ tại nhà nhanh khỏi
Đau răng khiến cho người bệnh khó ăn uống, mệt mỏi, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Do vậy, người bệnh thường lo lắng mà không biết làm sao cho hết đau. Để tránh khỏi các biến chứng của viêm lợi mưng mủ, ngay từ khi viêm lợi hình thành, bạn cần xử lý triệt để các dấu hiệu bệnh.
1. Trường hợp nhẹ
Trong trường hợp bạn mới bị viêm lợi trùm, các dấu hiệu sưng còn nhẹ, đau ít chỉ đau khi nhai thì có thể chữa trị ngay tại nhà.
1.1. Chế độ ăn uống
- Người bệnh nên hạn chế ăn đồ ngọt, uống nước có gas.
- Các đồ ăn quá nóng, quá lạnh, đồ cay, mặn sẽ gây tăng đau nhức răng.
- Bổ sung các thực phẩm giàu Vitamin C, A, D tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
1.2. Đánh răng đúng cách
- Thay đổi cách đánh răng theo đường tròn hạn chế tối đa vi khuẩn bám trên răng.
- Tránh chà xát quá mạnh gây vết thương hở ở niêm mạc tạo cơ hội cho vi khuẩn phát bệnh.
- Đánh răng 2 lần mỗi ngày sáng tối là cách vệ sinh răng miệng hợp lý nhất.
- Nếu chỉ đánh răng 1 lần thì chưa đủ để tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, đánh răng quá nhiều lại làm giảm mất các yếu tố bảo vệ và dễ gây hỏng men răng.
- Chỉ nha khoa giúp loại bỏ các vết bám trong kẽ răng mà bàn chải không chạm đến được.
1.3. Nước súc miệng
Nước súc miệng là dung dịch sát khuẩn hữu hiệu hỗ trợ diệt sạch các tác nhân gây bệnh.
Dung dịch kháng khuẩn Dizigone là sản phẩm súc miệng hiệu quả tốt cho viêm lợi trùm có mủ. Thành phần cho tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm là các chất và ion oxy hóa như HClO, ClO-, HO*… Cơ chế kháng khuẩn tương tự cơ chế miễn dịch tự nhiên của cơ thể.
>>> Xem bài viết: Cơ chế kháng khuẩn ion và công nghệ EMWE.
Dung dịch kháng khuẩn Dizigone không chỉ diệt nhanh, gần như 100% các vi khuẩn, bào tử gây bệnh mà còn đảm bảo an toàn tuyệt đối. Với công nghệ và dây chuyền sản xuất tiên tiến từ Châu Âu, Dizigone đã được kiểm chứng về chất lượng, tính an toàn và hiệu quả. Súc miệng 3-4 lần mỗi ngày với Dizigone sau khi ăn để bảo vệ khoang miệng khỏi tác nhân gây bệnh, giúp răng chắc khỏe, trắng sáng.
Lưu ý: Dung dịch Dizigone có mùi cloride nhẹ của các thành phần chứa gốc Clo-. Đây đều là những thành phần của hệ miễn dịch tự nhiên nên an toàn tuyệt đối.
>>> Xem bài viết: Viêm lợi trùm của bé hết bay sau 24h sử dụng Dizigone
2. Trường hợp nặng
Khi áp dụng tất cả các biện pháp trên mà bệnh vẫn tái diễn thì bạn nên đến tìm nha sĩ để thăm khám. Bạn có thể là đang mọc răng khôn hay gặp phải một tổn thương khoang miệng khác.
Nếu viêm lợi trùm do mọc răng khôn, bạn nên đi kiểm tra, chiếu chụp x-quang răng để xác định chính xác hướng mọc. Răng khôn mọc bình thường, vừa với khuôn hàm sẽ không cần thiết phải nhổ bỏ. Tuy nhiên, 80% răng khôn ở người lớn đều mọc lệch do vượt quá kích cỡ khuôn hàm. Vì vậy, bạn nên xem xét và hỏi ý kiến của bác sĩ nha khoa để nhổ bỏ sớm nhất.
>>> Xem bài viết: Cảnh giác nguy cơ nhiễm trùng sau nhổ răng khôn
Sử dụng kháng sinh trong trường hợp viêm lợi nặng
Trường hợp viêm nhiễm nặng hơn thì bác sĩ sẽ kê thêm thuốc kháng sinh: spiramycin, metronidazol… giúp tiêu diệt cả vi khuẩn kỵ và hiếu khí hiệu quả hơn. Kháng sinh có nhiều loại khác nhau, tác dụng khác nhau.
Kháng sinh là thuốc dùng theo đơn của bác sĩ. Nếu bạn dùng không đúng liều lượng, hướng dẫn có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng không muốn. Vì vậy, bạn cần tuân thủ tuyệt đối theo đơn, liều lượng bác sĩ kê. Tuyệt đối không tùy tiện sử dụng bừa bãi thuốc kháng sinh khi không có chỉ định.Nếu viêm lợi trùm gây đau nhiều, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng bữa ăn và sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm đau để bạn cảm thấy thoải mái hơn.
Bạn nên kết hợp tuân thủ các hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Đồng thời thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh răng miệng để nhanh chóng đẩy lùi viêm lợi trùm có mủ.
Bệnh viêm lợi có mủ không chỉ gây đau nhức, hơi thở nặng mùi mà còn nhiều biến chứng nguy hại khác nếu xử trí không kịp thời, hợp lý. Thay đổi chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng sạch sẽ với dung dịch sát khuẩn Dizigone là biện pháp ban đầu nhằm hạn chế tiến triển bệnh. Mọi thắc mắc cần giải đáp xung quanh bệnh viêm lợi trùm có mủ xin liên hệ qua Hotline: 19009482 để được tư vấn và giải đáp chi tiết.
Tham khảo: www.healthline.com
Từ khóa » Sưng Mủ ở Lợi
-
Viêm Lợi Có Mủ Trắng (sưng Nướu Răng Có Mủ) Và Cách điều Trị
-
Viêm Chân Răng Có Mủ: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị | Vinmec
-
Bị Sưng Nướu Và Có Mủ Thì Phải Làm Sao?
-
Viêm Lợi Có Mủ: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị | TCI Hospital
-
Bị Sưng Nướu Răng Có Mủ: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Điều Trị Viêm Lợi Có Mủ. - Nha Khoa
-
Sưng Nướu Răng Có Mủ: Nguyên Nhân ... - Soyte@.vn
-
Sưng Nướu Răng Có Mủ: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Viêm Chân Răng Có Mủ - Cảnh Báo Sức Khỏe Răng Miệng Không Thể ...
-
Viêm Lợi Có Mủ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Xử Lý - Docosan
-
Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Sưng Nướu Răng Có Mủ Hiệu Quả
-
5 Nguyên Nhân Chính Khiến Lợi Bị Sưng Mủ - Biện Pháp điều Trị Hiệu ...
-
Cách Chữa Viêm Lợi Có Mủ Cho Kết Quả Nhanh Và An Toàn
-
Viêm Lợi Trùm Răng Khôn Có Mủ - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Giải Pháp