Viêm Lợi Sưng Má: Biến Chứng Khôn Lường Nếu Không điều Trị Sớm

Viêm lợi sưng má là một bệnh lý phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nếu không điều trị sớm và đúng cách, bệnh sẽ biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Tổng quan về viêm lợi sưng má
    • 1.1 Viêm lợi sưng má là gì?
    • 1.2 Triệu chứng của bệnh lý viêm lợi gây sưng má
  • 2. Biến chứng khi bị viêm lợi sưng má
    • 2.1 Viêm tủy răng
    • 2.2 Viêm nha chu
    • 2.3 Răng lung lay, có nguy cơ mất răng
    • 2.4 Biến chứng liên quan đến sức khỏe
  • 3. Biện pháp điều trị viêm lợi bị sưng má
    • 3.1 Điều trị tại cơ sở nha khoa
    • 3.2 Điều trị tại nhà

1. Tổng quan về viêm lợi sưng má

1.1 Viêm lợi sưng má là gì?

Viêm lợi bị sưng má là tình trạng người bệnh có lợi bị viêm, dẫn đến sưng má và kèm theo những cơn đau nhức, khó chịu và việc mở miệng, nói chuyện hay nhai thức ăn đều gặp khó khăn. Nguyên nhân của bệnh lý này là do có mảng bám và cao răng tích tụ lâu ngày ở kẽ răng và dưới nướu, gây ra tình trạng kích ứng. Nếu vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng thì nguy cơ tích tụ mảng bám càng cao và không lấy cao răng định kỳ sẽ tăng nguy cơ gặp phải các tổn thương nghiêm trọng hơn ở vùng nướu lợi.

Viêm lợi sưng má

Viêm lợi bị sưng má là bệnh lý không nguy hiểm, nhưng nếu không điều trị sớm thì sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm

1.2 Triệu chứng của bệnh lý viêm lợi gây sưng má

Tình trạng viêm lợi bị sưng má có nhiều dấu hiệu nhận biết, tuy nhiên triệu chứng ban đầu thường không đặc trưng, cụ thể như:

– Phần nướu ở xung quanh chân răng sưng tấy đỏ, có cảm giác đau khi sờ vào.

– Khi đánh răng, thường xuyên bị chảy máu chân răng.

– Răng bị tách dần ra khỏi nướu, khi bị nặng hơn sẽ có mủ trên nướu.

– Miệng có mùi hôi khó chịu.

2. Biến chứng khi bị viêm lợi sưng má

Đây không phải là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không điều trị sớm thì gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

2.1 Viêm tủy răng

Khi bị viêm lợi và sưng má, vi khuẩn sẽ dần tấn công vào mô răng, đi sâu vào tủy răng gây nên hiện tượng viêm. Theo đó, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức dai dẳng ở vùng tủy răng, nghiêm trọng hơn là cơn đau có thể kéo lên tận óc.

2.2 Viêm nha chu

Khi viêm nướu sưng má nặng, lan rộng sang các tổ chức nha chu quanh răng thì sẽ gây tiêu xương và tổn thương dây chằng.

2.3 Răng lung lay, có nguy cơ mất răng

Các tổ chức quanh chân răng như mô lợi, xương ổ răng yếu dần và không còn săn chắc, dẫn đến tình trạng tụt lợi hay lợi bị tách ra khỏi phần nướu. Lúc hiện tượng này trở nên nghiêm trọng hơn, răng sẽ lung lay và bị gãy rụng.

Biến chứng viêm lợi sưng má

Bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị mất răng vĩnh viễn nếu như bị viêm lợi nhưng không được điều trị dứt điểm

2.4 Biến chứng liên quan đến sức khỏe

Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe toàn thân, khiến cho nguy cơ đột quỵ tăng cao, gây đau tim và viêm phổi. Chính vì những biến chứng có thể gặp phải như trên, người bệnh không nên chủ quan dù viêm lợi mới ở giai đoạn đầu. Khi có triệu chứng bệnh thì người bệnh cần tìm hiểu nguyên nhân và đến các cơ sở nha khoa thăm khám.

3. Biện pháp điều trị viêm lợi bị sưng má

3.1 Điều trị tại cơ sở nha khoa

Để điều trị hiệu quả tình trạng này, cần điều trị từ nguyên nhân bắt nguồn và tác nhân kích thích, tạo một môi trường sạch sẽ để không bị lây nhiễm vi khuẩn ở trong khoang miệng.

– Lấy cao răng sạch sẽ để làm sạch được mảng bám ở cả kẽ răng và dưới nướu. Từ đó có thể ngăn ngừa vi khuẩn gây hại cho vùng lợi.

– Sử dụng thuốc giảm đau, giảm sưng theo đúng chỉ định của bác sĩ.

– Nếu bị viêm lợi nặng, bác sĩ sẽ kết hợp thêm một số phương pháp điều trị nha khoa khác. Trường hợp nướu teo nhiều không hồi phục được thì phải ghép vạt nướu. Còn nếu xương hàm bị tiêu giảm thì phải thực hiện ghép xương nhân tạo.

3.2 Điều trị tại nhà

– Chải răng đều đặn 2 lần/ngày sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Bạn nên sử dụng bàn chải lông mềm, có kích thước phù hợp và chải răng nhẹ nhàng để tránh tác động vào nướu lợi.

– Kết hợp thêm các phương pháp khác như dùng tăm nước, nước súc miệng, chỉ nha khoa…để giúp làm sạch khoang miệng nhất có thể.

– Hạn chế dùng các đồ uống có chứa chất kích thích như rượu, bia hay thuốc lá.

– Có chế độ ăn uống khoa học, kiểm soát lượng đường tiêu thụ và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.

– Khám nha khoa định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần để lấy cao răng và phòng ngừa các bệnh lý răng miệng (nếu có).

Khám nha khoa định kỳ

Khám nha khoa định kỳ giúp kiểm tra tình trạng răng miệng và kịp thời xử lý nếu có dấu hiệu bệnh

Hy vọng rằng, bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích nhất về tình trạng “viêm lợi bị sưng má”. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, bạn có thể liên hệ với nha sĩ tại các cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn chính xác nhất nhé.

Từ khóa » Sưng Má Phải Là Bệnh Gì