Viêm Phổi Thùy Là Gì? Nguyên Nhân Gây Viêm Phổi Thùy

Viêm phổi thùy là gì? Viêm phổi thùy là những triệu chứng lâm sàng do những tổn thương trong tổ chức phổi như phế nang, tổ chức liên kết kẽ ….nguyên nhân gây viêm phổi thùy chủ yếu là do các tác nhân như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, hóa chất…

1. Ai dễ mắc viêm phổi thùy

Viêm phổi thùy là gì? là bệnh về đường hô hấp dưới gây nhiều phiền toái cho người bệnh

Viêm phổi thùy là bệnh về đường hô hấp dưới gây nhiều phiền toái cho người bệnh

Viêm phổi thùy thường xảy ra ở những người có cơ địa yếu như người già, trẻ em suy dinh dưỡng, người giảm miễn dịch, người nghiện rượu, người mắc các bệnh phổi có trước như viêm phế quản mạn, hen phế quản,… Viêm phổi thùy thường xuất hiện lúc thay đổi thời tiết, môi trường ô, đặc biệt là do virus, phế cầu, Hemophillus.

2. Nguyên nhân của viêm phổi thuỳ gì là?

Vi khuẩn: Vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến gây viêm phổi thùy, các loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất hiện nay là: phế cầu khuẩn, Hemophillus influenzae, Legionella pneumophila, Mycoplasma pneumoniae. Ngoài ra, còn một số loại vi khuẩn khác như liên cầu, tụ cầu vàng, Pseudomonas aeruginosa, hoặc là các vi khuẩn gram âm, thương hàn, dịch hạch…

Virus: Virus là nguyên nhân phổ biến thứ 2 sau vi khuẩn gây viêm phổi thùy, các loại virus gây bệnh phổ biến như :Virus cúm, virus sởi, Adenovirus, đậu mùa, bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn,..

Ngoài ra, nấm ký sinh trùng là nguyên nhân có thể gây viêm phổi thùy

3. Triệu chứng nhận biết của viêm phổi thùy là gì

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp trong đó có viêm phổi thùy

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp trong đó có viêm phổi thùy

Trong giai đoạn khởi phát, người bệnh có thể sốt cao đột ngột, người rét run, đau tức ngực, ho khan, có thể khó thở nhẹ, hầu hết các triệu chứng của bệnh trong giai đoạn này còn nghèo nàn.

Ở giai đoạn toàn phát: người bệnh viêm phổi thùy thường có các triệu chứng lâm sàng như sốt cao liên tục, người mệt mỏi, sụt cân, cảm giác chán ăn, khát nước, đau ngực và khó thở nặng hơn, ho nhiều, đờm đặc, nước tiểu ít và sẫm máu.

Giai đoạn lui bệnh: Ở những người có sức đề kháng tốt, điều trị sớm và đúng phương pháp bệnh ó thể giảm và khỏi sau 7 đến 10 ngày, nhiệt độ giảm dần, ăn ngon miệng, nước tiểu tăng nhiều hơn, ho có đờm loãng, đau ngực và khó thở giảm dần.

4. Phương pháp điều trị và phòng ngừa viêm phổi thùy là gì?

Đối với những người có sức đề kháng tốt, bệnh đang ở giai đoạn khởi phát thì chỉ cần điều trị hỗ trợ, nghỉ ngơi cùng chế độ ăn uống dễ tiêu hóa, đủ chất và bổ sung thêm các loại vitamin nhóm B,C. Ngoài ra, cần bù nước và điện giải.

Đối với những trường hợp bệnh diễn biến nặng hơn, các triệu chứng đặc trưng như sốt, ho, đau tức ngực dữ dội,..thì cần điều trị triệu chứng, có thể cho người bệnh dùng thuốc hạ sốt, đảm bảo thông khí, và có thể cho người bệnh sử dụng một số thuốc ho và long đờm theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

5. Phòng bệnh viêm phổi thùy

Viêm phổi thùy cần được điều trị kịp thời, đúng phương pháp, tránh bệnh gây ra biến chứng nguy hiểm

Viêm phổi thùy cần được điều trị kịp thời, đúng phương pháp, tránh bệnh gây ra biến chứng nguy hiểm

Để phòng bệnh, giảm biến chứng nguy hiểm do viêm phổi thùy, mỗi người cần phải nâng cao thể trạng bằng cách giữ ấm trong mùa lạnh, giữ vệ sinh môi trường trong sạch, không hút thuốc lá, điều trị tận gốc các nhiễm trùng ở đường hô hấp trên,…

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook.com/BVNTP

youtube.com/bvntp

Từ khóa » Vi Khuẩn Gây Viêm Phổi Thùy