Viêm Sụn-xương Bóc Tách - Bệnh Viện Đại Học Y Dược
Có thể bạn quan tâm
ĐỊNH NGHĨA Bệnh viêm sụn-xương bóc tách là một bệnh của khớp xương, trong đó, các đường rạn vỡ xảy ra tại lớp sụn khớp và trong lớp xương mỏng dưới sụn, kết quả là hình thành một mảnh rời của lớp sụn-xương này và sẽ bong ra khỏi đầu xương. Nguyên nhân chính của bệnh được cho là do không có máu trong lớp xương dưới sụn dẫn đến hoại tử vô mạch
Viêm sụn-xương bóc tách gặp nhiều nhất ở người trẻ, nhất là sau một chấn thương khớp. Thường gặp nhất là ở đầu gối, tuy nhiên có thể gặp ở các khớp khác như khớp cổ chân và khớp khuỷu. Bệnh có thể chỉ xuất hiện ở một khớp hoặc nhiều khớp.
Nếu mảnh sụn-xương bong ra vẫn khít chặt với đầu xương, đặc biệt ở những người đang độ tuổi xương phát triển mạnh, người bệnh vẫn có thể không có hay chỉ có ít triệu chứng và tổn thương có thể tự lành. Vùng tổn thương dễ có xu hướng tách rời khỏi lớp sụn-xương bao quanh để di chuyển tự do trong khớp. Viêm thoái hóa xương-khớp cũng có thể bắt đầu xuất hiện trên vùng tổn thương này. Chỉ định phẫu thuật được đặt ra khi mảnh rời di chuyển tự do trong khớp hoặc gây kẹt khớp, hay khi người bệnh bị đau liên tục và vận động khớp rất hạn chế.
NGUYÊN NHÂN Hiện nay, chưa biết chính xác nguyên nhân của bệnh viêm sụn-xương bóc tách. Có thể do giảm dòng máu đi đến đầu xương nơi bị tổn thương. Các chấn thương lặp đi lặp lại cũng có thể là nguyên nhân: các chấn thương nhỏ và xảy ra nhiều đợt mà người bệnh không hề biết, cuối cùng dẫn đến tổn thương. Cũng có những trường hợp do yếu tố di truyền.
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ • Tuổi. Viêm sụn-xương bóc tách thường gặp nhất ở tuổi từ 10 đến 20, tuổi trung bình là 11. • Giới. Nam bị nhiều hơn nữ. • Môn thể thao tham gia. Nguy cơ nhiều nhất là các môn nhảy, ném hoặc thường phải thay đổi đột ngột hướng vận động.
TRIỆU CHỨNG Viêm sụn-xương bóc tách có thể diễn biến âm thầm hoặc khởi phát đột ngột do các hoạt động thể lực (như trèo bậc thang, leo núi, chơi thể thao), diễn biến nặng dần hoặc xuất hiện từng đợt. Các triệu chứng có thể được phát hiện một cách tình cờ khi chụp X-quang khớp xương vì các nguyên nhân khác.
Những dấu hiệu có tính chất gợi ý như sưng đau khớp, tràn dịch khớp, nghe có tiếng lạo xạo trong khớp khi vận động hay chơi thể thao. Nặng hơn có thể thấy tầm vận động của khớp bị hạn chế, người bệnh không thể duỗi thẳng được hoàn toàn cẳng chân hay cẳng tay, quan trọng nhất là bị từng lúc dấu hiệu kẹt khớp do mảnh rời chêm vào giữa các đầu xương.
CÁC NGHIỆM PHÁP CHẨN ĐOÁN • X-quang. Có thể cho thấy những bất thường ở các đầu xương của khớp. Thường chụp cả hai khớp của hai bên để so sánh.
• Chụp cộng hưởng từ (MRI). Có thể cho thấy hình ảnh chi tiết của xương và phần mềm, giúp quyết định cách điều trị bảo tồn hay phẫu thuật. • Chụp CT-scan. CT-scan cho thấy rõ cả sụn và xương, có ích trong việc xác định vị trí các mảnh rời bên trong khớp.
ĐIỀU TRỊ Điều trị bảo tồn. Áp dụng cho thời kỳ đầu, bao gồm: • Nghỉ ngơi hợp lý cho khớp bị bệnh. Tránh các hoạt động gây căng thẳng cho khớp như chạy, nhảy. Tùy mức độ nặng, nhẹ của triệu chứng mà có biện pháp thích hợp làm giảm các hoạt động của khớp bị bệnh như: dùng băng thun hay mang nẹp để bất động tương đối khớp gối trong mấy tuần, hoặc dùng nạng chống một thời gian khi người bệnh chân đau phải đi khập khiễng. Kết hợp với dùng thuốc kháng viêm và tập vật lý trị liệu. Trong đa số trường hợp, các triệu chứng sẽ giảm và vùng tổn thương được hồi phục, nhất là ở thanh thiếu niên - thời kỳ xương đang phát triển mạnh. • Tập thể lực. Thường nhất là tập duỗi khớp, tăng dần tầm vận động, tập các bài làm tăng sức cơ của khớp bị bệnh. Phương pháp này cũng được khuyến cáo áp dụng sau phẫu thuật.
Điều trị phẫu thuật Sau 3 - 6 tháng, nếu điều trị bảo tồn không đạt yêu cầu, có thể cần phải phẫu thuật. Chỉ định cho các tổn thương lớn (trên 1cm đường kính) hay đã xuất hiện những mảnh rời tự do trong khớp, từng lúc gây kẹt khớp. Các mục đích của phẫu thuật là: khoan vào vùng tổn thương nhiều điểm để mở đường cho các mạch máu mới đến nuôi dưỡng, cố định lại các mảnh chưa bị tách rời hẳn bằng ghim hay bằng vít, làm vỡ để lấy bỏ mảnh rời, ghép sụn tự thân thay thế cho vùng khuyết sụn-xương, hoặc làm đầy ổ khuyết bằng sụn có chứa các bó sợi collagen (sụn xơ). Hiện nay thường được tiến hành qua nội soi khớp.
Phương pháp mới nhất là cấy tủy xương người để lấy các tế bào gốc của chính mình hay của người khác (có quan hệ gia đình hay không) nhằm tái tạo lại vùng khuyết sụn-xương của khớp.
Các điều trị nói trên nhằm khôi phục chức năng bình thường của khớp và làm giảm đau, đồng thời giảm được nguy cơ của viêm thoái hóa xương-khớp. Sau phẫu thuật, người bệnh được yêu cầu mang nẹp và đi nạng khoảng 6 tuần. Sau đó, tiến hành tập vật lý trị liệu từ 2 - 4 tháng. Sau 4 - 5 tháng có thể từng bước trở lại hoạt động thể thao bình thường.
PHÒNG BỆNH Người vị thành niên (tuổi giữa 13 và 17) chơi các môn thể thao cần học để biết cách tránh các nguy cơ cho các khớp khi vận động quá căng. Học tập các quy trình và kỹ thuật riêng của môn thể thao mà mình theo, cùng tham gia các bài tập sức mạnh cơ và độ bền để giúp giảm các nguy cơ bị chấn thương.
ThS BS Trần Nguyễn PhươngTừ khóa » Sụn Xơ Gặp ở đâu
-
Sụn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Sụn Có ở Những đâu? Đầu Gối, Khớp, Tai, Mũi Và - Vinmec
-
MÔ SỤN - SlideShare
-
Sụn Là Gì? Cấu Tạo, Chức Năng Và Thông Tin Cần Biết
-
Sụn Xương: Mô Liên Kết đặc Biệt Của Cơ Thể - YouMed
-
Mô Sụn Flashcards | Quizlet
-
Các Khối U Lành Tính Và Nang Xương - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
U Xương Sụn - Bệnh Cần Chú ý ở Trẻ Em
-
Sụn Xương - Mới Nhất 2022
-
Triệu Chứng Của Thoái Hóa Khớp Mùa Lạnh Và Phương Pháp điều Trị
-
Tìm Hiểu Về Cấu Tạo Khớp Háng Và Các Bệnh Lý Thường Gặp | Medlatec
-
JEX - Giúp Giảm đau, Tái Tạo Sụn Khớp, Xương Dưới Sụn
-
MÔ SỤN - TaiLieu.VN