Viện Cấp Cao 3 Giao Ban Công Tác Quý I/2022 Với VKSND Các địa ...
Có thể bạn quan tâm
Ngày 28/3/2022, Viện cấp cao 3 tổ chức Hội nghị giao ban công tác với VKSND 23 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. Đồng chí Nguyễn Quang Dũng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao dự và chỉ đạo Hội nghị.
Tham dự Hội nghị có đại diện Lãnh đạo một số đơn vị thuộc VKSND tối cao; Lãnh đạo Viện, Lãnh đạo các đơn vị thuộc Viện cấp cao 3 và đại diện Lãnh đạo 23 VKSND tỉnh, thành phố trong khu vực phía Nam.
Báo cáo tại Hội nghị cho thấy, thời gian qua, tình hình tội phạm trong khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, tính chất với mức độ hành vi phạm tội ngày càng nguy hiểm, tập trung nhiều nhất là nhóm tội xâm phạm trật tự xã hội, sở hữu, kinh tế, môi trường, ma túy. VKSND các cấp trong khu vực luôn đề cao trách nhiệm, chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan đề ra nhiều giải pháp nhằm kiềm chế, ngăn chặn và đầy lùi tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, đồng thời hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
Theo thống kê, thời gian qua, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình diễn ra chủ yếu là các tranh chấp về quyền sử dụng đất, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng vay tài sản, ly hôn và chia tài sản khi ly hôn. Trong số các vụ án hành chính đã thụ lý phần lớn là khiếu kiện liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất đai. Các tranh chấp kinh doanh thương mại có nội dung phức tạp, tập trung vào tranh chấp giữa các thành viên công ty, hợp đồng giữa công ty Việt Nam và công ty nước ngoài.
Trong Quý 1/2022, mặc dù tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp nhưng VKSND các cấp trong khu vực đã có nhiều đổi mới trong tổ chức và hoạt động, đảm bảo vừa thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 vừa tập trung thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ngành, góp phần phòng chống tội phạm của địa phương.
Về kết quả thực hành quyền công tố, VKSND các cấp đã kiểm sát việc Tòa án thụ lý sơ thẩm 11.315 vụ/23.789 bị cáo; thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm 6.067 vụ/11.472 bị cáo. Trong kỳ VKSND các cấp ban hành tổng cộng 71 kháng nghị phúc thẩm, 113 kiến nghị yêu cầu Tòa án khắc phục vi phạm, 26 thông báo rút kinh nghiệm, 33 báo cáo đề nghị VKS có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; phối hợp tổ chức được 464 phiên tòa rút kinh nghiệm.
Trong công tác Kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, Viện kiểm sát các cấp trong khu vực đã ban hành 62 kháng nghị phúc thẩm, 102 kiến nghị yêu cầu Tòa án khắc phục vi phạm, 28 thông báo rút kinh nghiệm; phối hợp tổ chức 239 phiên tòa rút kinh nghiệm.Viện cấp cao 3 kiểm sát việc Tòa án thụ lý giám đốc thẩm, tái thẩm 174 vụ; kiểm sát xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm 31 vụ.
Ngay từ đầu năm công tác 2022, lãnh đạo Viện cấp cao 3 và VKSND 23 tỉnh, thành phố luôn quán triệt, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, quy chế, quy định, hướng dẫn nghiệp vụ của Viện trưởng VKSND tối cao có liên quan đến công tác phối hợp giữa Viện cấp cao 3 với VKSND cấp tỉnh, cấp huyện và trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của Viện cấp cao 3 đối với VKSND cấp tỉnh, cấp huyện.
Các địa phương đã kịp thời phát hiện vi phạm của cơ quan tiến hành tố tụng để báo cáo, phối hợp với Viện cấp cao 3 ban hành kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo thẩm quyền. Viện cấp cao 3 cũng ban hành nhiều văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, giải đáp vướng mắc, trả lời thỉnh thị, thông báo rút kinh nghiệm để VKSND địa phương nâng cao chất lượng công tác kiểm sát, bảo đảm việc giải quyết các loại vụ việc của Tòa án kịp thời, đúng quy định của pháp luật.
Tại Hội nghị, có 11 ý kiến thảo luận, trao đổi, đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phối hợp giữa Viện cấp cao 3 và VKSND các địa phương trong khu vực, nhằm đảm bảo hoạt động phối hợp đạt được hiệu quả hơn trong thời gian sắp tới.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Quang Dũng, Phó Viện trưởng VKSND tối cao đánh giá cao những kết quả đạt được trong hoạt động nghiệp vụ và hiệu quả công tác phối hợp giữa Viện cấp cao 3 và VKSND các địa phương trong thời gian vừa qua.
Liên quan đến công tác phối hợp, đồng chí Nguyễn Quang Dũng yêu cầu trong thời gian tới các đơn vị cần thực hiện quả trọng tâm phối hợp ở cả Viện cấp cao 3, VKSND các địa phương và VKSND tối cao. Bên cạnh đó, Viện cấp cao 3 và VKSND các tỉnh, thành phố trong khu vực cần phối hợp với Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Kiểm sát Hà Nội nhằm đẩy mạnh các chương trình đào tạo, trang bị kiến thức thực tiễn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên; đồng thời, phối hợp tốt với Cơ quan điều tra VKSND tối cao nhằm sớm phát hiện các vi phạm, đảm bảo cho hoạt động tư pháp tuân thủ đúng pháp luật.
Trong công tác ban hành thông báo rút kinh nghiệm, đồng chí Phó Viện trưởng VKSND tối cao đề nghị Viện cấp cao 3 định kỳ xây dựng các thông báo rút kinh nghiệm mang tính chính thức, sao gởi kịp thời đến VKSND các địa phương để địa phương thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình trên cơ sở hướng dẫn nghiệp vụ của Viện cấp cao 3. Bên cạnh đó, yêu cầu đơn vị thường xuyên quan tâm công tác tổng hợp chung, từ đó tổ chức các hội nghị rút kinh nghiệm về những vụ án bị hủy sửa bằng hình thức trực tuyến, giúp tăng cường kinh nghiệm thực tiễn cho đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên của các cấp Kiểm sát trên địa bàn.
Đồng chí Phó Viện trưởng VKSND tối cao cũng lưu ý, Viện cấp cao 3 và VKSND các tỉnh, thành phố trong khu vực cần quan tâm đến các quan điểm chỉ đạo của cấp ủy địa phương cũng như quan điểm chỉ đạo của các Vụ nghiệp vụ VKSND tối cao liên quan đến công tác kháng nghị; qua đó, đảm bảo hoạt động kháng nghị của Viện kiểm sát được thực hiện thật sự hiệu quả, bảo vệ được uy tín của Ngành. Liên quan đến công tác kiểm tra, Viện cấp cao 3 cần có kế hoạch tăng cường công tác kiểm tra đến VKSND cấp huyện nhằm hướng dẫn cho các địa phương khắc phục các tồn tại, thiếu sót, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Đồng chí Phó Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Quang Dũng yêu cầu VKSND các địa phương cần thực hiện nghiêm túc việc sao gửi bản án cho Viện cấp cao 3 trên cơ sở nghiên cứu xây dựng phương pháp sao cho phù hợp, nhằm tạo thuận lợi tối đa cho đơn vị mình; trong đó, quan tâm chỉ đạo sâu sát hoạt động số hoá hồ sơ.
Đặc biệt trong thời gian tới, Viện cấp cao 3 cần tiếp tục triển khai thực hiện thường xuyên các Hội nghị giao ban Quý, kết hợp tổ chức thực hiện các hội nghị chuyên đề nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được hiệu quả hơn.
Từ khóa » Chức Năng Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Cấp Cao
-
Mô Hình Viện Kiểm Sát Nhân Dân Cấp Cao Nhìn Từ Thực Tiễn Tổ Chức ...
-
Giới Thiệu - Viện Kiểm Sát Nhân Dân Cấp Cao Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
-
Viện Kiểm Sát Nhân Dân Cấp Cao Là Gì? Quyền Hạn, Nhiệm Vụ Của ...
-
Viện Kiểm Sát Nhân Dân Cấp Cao (Việt Nam) - Wikipedia
-
Vị Trí, Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Viện Kiểm Sát
-
Chức Năng, Nhiệm Vụ Viện Kiểm Sát Nhân Dân
-
Trang Chủ - Viện Kiểm Sát Nhân Dân Cấp Cao Tại Đà Nẵng - VKSCC2
-
Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao Là Gì ? Cơ Cấu Tổ Chức Của Viện Kiểm ...
-
Chức Năng, Nhiệm Vụ Của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tỉnh Quảng Ninh.
-
[DOC] Trong đó VKSND Cấp Cao Là Cấp Kiểm Sát Mới, Có Nhiệm Vụ Thực ...
-
Viện Kiểm Sát Nhân Dân Cấp Cao Tại Hà Nội Sơ Kết Công Tác 6 Tháng ...
-
Viện Kiểm Sát Nhân Dân - VKSND Tỉnh Kiên Giang
-
Quyền Công Tố Của VKSND Cấp Cao - Tạp Chí Kiểm Sát