Viện Cơ Học Và Tin Học ứng Dụng

Truy cập nội dung luôn VIỆN CƠ HỌC VÀ TIN HỌC ỨNG DỤNG
Số 291 Điện Biên Phủ, Phường 7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Viện trưởng: TS. NCV. Trương Nguyên Vũ
Phó Viện trưởng: PGS. TS. NCVCC. Trần Văn Lăng TS. Phạm Minh Tiến ThS. Phạm Thanh Bình

Viện Cơ học và Tin học ứng dụng được thành lập theo Quyết định số 1101/QĐ-KHCNVN ngày 20/6/2008 Người ký: GS.TS. Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện KHCNVN

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
Số 291 Điện Biên Phủ, Phường 7, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (+84)(28) 3930.7876
Fax: (+84)(28) 3930.8300
Cơ sở 2: 01 Mạc Đĩnh Chi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh (ĐT: (+84)(8) 3822.2947 - 3822.1708; Fax: (+84)(8) 3822.2871)
Website: www.iami.ac.vn
BAN LÃNH ĐẠO
Viện trưởng : TS. NCV. Trương Nguyên Vũ
Phó Viện trưởng: PGS. TS. NCVCC. Trần Văn Lăng
TS. Phạm Minh Tiến
ThS. Phạm Thanh Bình
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC (gồm 15 thành viên)

- Chủ tịch hội đồng: PGS.TS. Đặng Văn Nghìn - Phó Chủ tich: PGS.TS. Trần Văn Lăng - Thư ký: ThS. Đào Văn Tuyết

CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ
  • Nghiên cứu những vấn đề khoa học cơ bản làm cơ sở cho việc phát triển các hướng công nghệ mới và ứng dụng trong lĩnh vực: cơ học biển, dầu khí, máy móc, công trình, vật liệu xây dựng, chế tạo máy, tự động hóa, robot.
  • Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới trong lĩnh vực cơ học và công nghệ thông tin phục vụ quản lý và xử lý môi trường nước, đất, không khí.
  • Nghiên cứu, khảo sát, xác định các chỉ tiêu cơ – lý của đất, đá, vật liệu, các điều kiện địa cơ học phục vụ thiết kế, thi công các công trình xây dựng.
  • Triển khai các kết quả nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới để thiết kế, chế tạo thiết bị phục vụ các ngành công nghiệp dược, y tế, thực phẩm, hàng tiêu dùng, xây dựng, công nghệ môi trường và các ngành công nghiệp khác.
  • Nghiên cứu những vấn đề cơ bản của công nghệ thông tin và khoa học tính toán.
  • Ứng dụng và triển khai công nghệ thông tin trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, khoa học, kỹ thuật.
  • Sản xuất thử nghiệm trong lĩnh vực cơ học ứng dụng và công nghệ thông tin.
  • Thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ trong lĩnh vực cơ học và công nghệ thông tin (đo đạc, kiểm định, tư vấn, thông tin, hội thảo khoa học,…).
  • Tham gia với các ngành, các địa phương trong việc xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực cơ học và công nghệ thông tin.
  • Tham gia đào tạo cán bộ khoa học có trình độ cao trong lĩnh vực cơ học và công nghệ thông tin.
  • Thực hiện hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, đào tạo và phát triển công nghệ về cơ học và công nghệ thông tin.
  • Những định hướng nghiên cứu - triển khai của Viện:
  1. Cơ khí và Tự động hóa
  2. Cơ học Tính toán, Cơ học Công trình và Chẩn đoán kỹ thuật
  3. Cơ học Thủy, khí – Cơ học sông, biển và Môi trường
  4. Công nghệ thông tin
CƠ CẤU TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG CÁN BỘ
Các phòng chuyên môn

- Phòng Cơ học máy - Phòng Địa cơ học - Công trình ngầm và Chuẩn đoán kỹ thuật - Phòng Cơ học biển và Môi trường - Phòng Cơ học tính toán và Công trình - Phòng Tự động hóa và rô bốt - Phòng Hệ thống thông tin quản lý - Phòng Hệ thống mạng - Phòng Công nghệ tính toán và Công nghệ tri thức - Phòng Nghiên cứu, ứng dụng Hệ thống thông tin

Các đơn vị quản lý nghiệp vụ
- Phòng chức năng: Phòng Quản lý tổng hợp - Trung tâm Công nghệ - Trung tâm Ứng dụng và công nghệ môi trường - Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và tư vấn khoa học môi trường - Trung tâm Quan trắc và ứng dụng công nghệ môi trường - Xưởng Cơ nhiệt và thiết bị môi trường - Xưởng Cơ khí chính xác - Xưởng Cơ khí chế tạo máy - Xưởng Vật liệu và máy công nghệ - Xưởng Chế tạo thiết bị sản xuất vật liệu xây dựng - Xưởng Chế tạo thiết bị tự động công nghiệp - Xưởng chế tạo phụ tùng và công nghệ polymer
Tổng số CBVC: 74

- Số biên chế: 66 - Số hợp đồng: 08 - Phó giáo sư: 04 - Tiến sĩ: 07 - Thạc sĩ: 17 - Kỹ sư/Cử nhân: 40 - Khác: 10

CÁC HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN CỦA ĐƠN VỊ
  1. Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, dự án các cấp
  2. Triển khai các kết quả nghiên cứu vào thực tiển
  3. Nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu phát triển công nghệ
  4. Thực hiện các dịch vụ KHKT: Thiết kế, chế tạo các thiết bị phục vụ cho các ngành công nghiệp, tư vấn và thi công các công trình về môi trường; thông tin, tư vấn, đo đạt, kiểm định, hiệu chỉnh, chuyển giao công nghệ, đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn; thực hiện các dịch vụ KH&CN khác trong lĩnh vực cơ học và Tin học
  5. Thực hiện công tác đào tạo sau đại học
  6. Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế
THÀNH TÍCH NỔI BẬT
A. Lĩnh vực nghiên cứu cơ bản:
  • Nghiên cứu các bài toán về ổn định, các bài toán động lực của các cơ hệ chịu tải phức tạp (hệ động lực phi tuyến và hỗn độn, hệ động lực ngẫu nhiên, ổn định các hệ máy, chi tiết như ổ trục-vòng bi, cân bằng rotor,...).
  • Nghiên cứu ổn định của công trình ngầm trong đất yếu.
  • Thiết lập mô hình toán-cơ cho các bài toán thủy động lực nước mặt, nước ngầm; lập trình và mô phỏng các bài toán lan truyền chất,...
  • Nghiên cứu các phương pháp số giải các bài toán biên trong cơ học và kỹ thuật với việc sử dụng công nghệ thông tin trợ giúp.
  • Lập trình và tính toán song song và phân tán, tính toán hình thức. Phát triển các hệ điều hành, ngôn ngữ lập trình,...
  • Nghiên cứu các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu; xác định các tham số của cơ hệ; lý thuyết chẩn đoán kỹ thuật đối với công trình, thiết bị, máy móc,...
B. Các lĩnh vực khoa học công nghệ:
  • Nghiên cứu tương tác biển với công trình là cơ sở khoa học cho việc xây dựng Quy phạm công trình biển.
  • Bài toán về trường độ thấm tại các mỏ dầu phục vụ quy hoạch khai thác hiệu quả.
  • Nghiên cứu tính toán ổn định các đập thủy điện chịu tải phức tạp.
  • Nghiên cứu tính toán lún sụp mặt đất; sạt lở đường bờ, mái dốc,...
  • Nghiên cứu thiết lập các phần mềm, tính toán các bài toán động học sông, biển và lan truyền chất ứng dụng trong dự báo ô nhiễm môi trường nước, không khí, thiết kế đê đập; các phần mềm ứng dụng trong chẩn đoán kỹ thuật, trong kinh tế, trong khám chữa bệnh từ xa; trong quản lý nhà nước về khoa học-công nghệ, tài nguyên-môi trường, giao thông-vận tải,
  • Cơ sở tính toán lũ cho Đồng bằng SCL; Dự báo ô nhiễm vùng hồ, cửa sông; Xây dựng cơ sở dữ liệu biển đông trên cơ sở thu ảnh vệ tinh nhỏ phục vụ dự đoán lũ lụt đồng bằng sông Cửu long, về nước dâng, về thảm thực vật, biến đổi đường bờ sông biển.
C. Nghiên cứu ứng dụng triển khai công nghệ:
  • Thiết kế, chế tạo và sản xuất thử nghiệm các thiết bị và dây chuyền công nghệ đòi hỏi kỹ thuật và mức độ tự động hóa cao như: Phục hồi nhà máy sản xuất sữa Dielac Đồng Nai, dây chuyền sản xuất thuốc lá Khánh Hòa, dây chuyền sản xuất giầy da Hà Nội, dây chuyền sản xuất tấm lợp,…
  • Thiết kế, chế tạo các dây chuyền công nghệ tự động, các thiết bị cân kỹ thuật số; các thiết bị trong y khoa để chẩn đoán bệnh; các thiết bị đo tự động(cân băng tải, cân tầu hỏa-toa xe, cân ô tô); các thiết bị phân tích, xác định độ tro; các thiết bị cắt tia nước; thiết bị CNC, thiết bị mạ bốc bay chân không, thiết bị sấy gỗ nhanh siêu tần,...
  • Thiết kế chế tạo lắp đặt các thiết bị áp lực, thiết bị nâng, thiết bị nghiền sàng,… cho các nhà máy dệt, may, chế biến thực phẩm, sản xuất xi măng, đá, sản xuất gạch, vật liệu xây dựng,…
  • Thiết kế chế tạo và lắp đặt các thiết bị cơ khí chính xác cho ngành y tế, ngành dược, cho các nhà máy sản xuất thực phẩm trong cả nước,...
  • Thiết kế, chế tạo, lắp đặt thiết bị bơm hút chân không, máy nén, ép, cắt.
Website: htttp://www.iami.ac.vn
CÁC BÀI XEM NHIỀU NHẤT

Bình minh vũ trụ

Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHCNVN hưởng ứng Chiến dịch mùa hè xanh và Kỳ nghỉ hồng năm 2024

Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHCNVN chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

ĐỀ TÀI NỔI BẬT

Nghiên cứu về nhóm côn trùng gây hại và côn trùng tác nhân kiểm soát sinh học bộ cánh nửa (Insecta: Hemiptera) của Việt Nam và Hàn Quốc

Nghiên cứu liên ngành về lý thuyết kỳ dị, sắp xếp các siêu phẳng và đa tạp 3,4 chiều

Nghiên cứu khai thác, phát triển một số loài Lan có giá trị kinh tế cao của Tây Nguyên trên cơ sở ứng dụng công nghệ chiếu sáng LED và các chế phẩm sinh học

Từ khóa » Co Học