Viết đoạn Văn Cảm Nhận Khổ 2 Bài Nói Với Con - Ngữ Văn Lớp 9 - Lazi

Ở phần đầu, Y Phương đã viết: "Người đồng mình yêu lắm con ơi", thì ở phần hai, mở đầu đoạn thơ ông lại nhân giọng. Lời cha nói với con nghe thật ngọt ngào thiết tha: "Người đồng mình thương lắm con ơi". "Người đồng mình" là đồng bào quê hương mình, là bà con dân tộc Tày, dân tộc Nùng, nơi "nước non Cao Bằng", nơi "gạo trắng nước trong". Phải yêu, phải thương "người đồng mình" rất đẹp, rất đáng tự hào. Không bao giờ lùi bước trước mọi thử thách khó khăn. Tâm càng sáng, chí càng cao càng bền, tầm nhìn càng xa càng rộng: ung nghèo đói.Con phải biết sống mạnh mẽ, kiên cường "như sông như suối". Con phải giàu chí khí và có bản lĩnh, dù phải "lên thác xuống ghềnh" vẫn "không lo cực nhọc". "Người đồng mình" sống giản dị mộc mạc "thô sơ du thịt", chịu khó chịu khổ, kiên nhẫn trong lao động làm ăn. Chẳng bao giờ "nhỏ bé", chẳng bao giờ sống tầm thường trong cuộc đời và trước thiên hạ. Cha nói với con là nói về đạo lí làm người, cha nhắc con phải biết sống đẹp, sống mạnh mẽ, sống có nhân cách. Con phải biết nêu cao lòng tự hào, biết giữ lấy và phát huy truyền thống cao đẹp của "người đồng mình", của quê hương mình: Y Phương đã có một cách nói cụ thể, nói bằng hình ảnh mang phong cách dân tộc mình, "người đồng mình". Lời thơ bình dị, tình cảm chân thành, giọng thơ tha thiết. Cha nói với con, cha dạy con bài học làm người, biết giữ gìn phẩm giá và đạo lí: yêu mến tự hào quê hương, sống có chí khí, sống đẹp như "người đồng mình" đã bao đời nay.Tóm lại, âm điệu thơ tha thiết, ngôn ngữ thơ mộc mạc, hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa khái quát, đậm chất trữ tình. Đoạn thơ thể hiện niềm tin tưởng, hy vọng của người cha đối với bước đường tương lai của con. Đồng thời giúp ta cảm nhận được điều tốt đẹp, được tình cảm gắn bó thuỷ chung của dân tộc miền núi. Từ đó gợi trong mỗi chúng ta tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương xứ sở và ý chí vươn lên để tiến bộ, sống làm chủ cuộc đời, làm chủ bản thân.

Từ khóa » Cảm Nhận đoạn 2 Bài Nói Với Con