Viết đoạn Văn Ngắn Bàn Về Cách Nói Lời Từ Chối (3 Mẫu)

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ về cách nói lời từ chối mang đến 6 mẫu khác nhau cực hay. Qua đó giúp các bạn học sinh biết chắt lọc ý chính để triển khai đoạn văn nghị luận về kỹ năng từ chối hay, ấn tượng nhất.

Kỹ năng từ chối
Kỹ năng từ chối

Kỹ năng từ chối có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ giúp bạn bảo vệ bản thân mình mà còn giúp chúng ta xây dựng ranh giới cá nhân và duy trì các mối quan hệ một cách lành mạnh và tích cực. Vậy sau đây là 6 đoạn văn suy nghĩ về cách nói lời từ chối hay nhất mời các bạn đón đọc. Ngoài ra các bạn xem thêm đoạn văn nghị luận về thoát ra khỏi vùng an toàn do mình tự tạo ra, đoạn văn nghị luận về mục tiêu trong cuộc sống.

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ về cách nói lời từ chối

  • Nghị luận về kỹ năng từ chối 200 chữ - Mẫu 1
  • Viết đoạn văn khoảng 200 chữ về cách nói lời từ chối - Mẫu 2
  • Viết đoạn văn về cách nói lời từ chối - Mẫu 3
  • Đoạn văn nghị luận về cách nói lời từ chối - Mẫu 4
  • Đoạn văn nghị luận về cách nói lời từ chối - Mẫu 5
  • Đoạn văn nghị luận về cách nói lời từ chối - Mẫu 6

Nghị luận về kỹ năng từ chối 200 chữ - Mẫu 1

Đôi khi trong cuộc sống, con người không thể nhận hết tất cả những công việc về bản thân mình. Chính vì thế, chúng ta phải biết cách nói lời từ chối. Nói lời từ chối tức là ta không nhận thêm công việc về mình, không làm những điều mà mình không thích . Việc nói lời từ chối đôi khi không phải dễ dàng vì thông thường, con người chúng ta thường hay có tính cả nể, thường ngại khi không giúp hoặc không làm theo lời người khác sẽ làm người khác cảm thấy phiền lòng. Nhưng cũng chẳng thể phủ nhận rằng, con người chúng ta chẳng đủ sức để có thể suốt ngày ôm đồm, ta cũng chẳng thể cứ sống vì người khác mà quên đi cảm xúc cá nhân của bản thân mình. Ở một công ty, khi đồng nghiệp nhờ mình làm hộ một công việc gì đó ta có thể làm một , hai lần nhưng không thể ngày nào cũng giúp, cũng làm thay người ta phần việc của họ. Như vậy sẽ gây ra cho họ tính ỷ lại , đồng thời cũng làm giảm hậu quả công việc của ta. Hay một trường hợp khác, đó là bạn bè rủ đi chơi. Nếu là một người gia đình khá giả, ta có thể đi chơi, ăn uống xa hoa các chỗ cùng bạn bè. Nhưng nếu ta là con một gia đình nghèo khó, ta không thể cứ ăn chơi mặc cho cha mẹ gồng gánh đi làm nuôi con. Có những lúc, học cách từ chối là cách tốt nhất cho bản thân mình. Từ chối giúp ta không phải làm theo, nhận về những điều mà ta không muốn, từ chối giúp ta không phải trở thành đối tượng lợi dụng cho người khác. Chính vì thế, cần biết từ chối đúng nơi, đúng lúc, biết từ chối một cách tế nhị để không làm ảnh hưởng đến mình cũng như không làm mất lòng người khác.

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ về cách nói lời từ chối - Mẫu 2

Trong cuộc sống không chỉ có lời cảm ơn là quan trọng mà lời từ chối cũng có một vai trò rất lớn đối với mỗi người trong giao tiếp, ứng xử. Lời từ chối đôi khi sẽ mang lại cho đối phương một cảm giác khó chịu, ảnh hướng đến mối quan hệ của hai bên vì vậy ta có thể thấy nói lời từ chối cũng là một kĩ năng quan trọng, không hề đơn giản trong giao tiếp. Lời từ chối có thể làm cho cuộc sống ta nhẹ nhàng hơn và cũng có thể làm đối phương giao tiếp khó chịu vì vậy ta cần học cách từ chối một cách khéo léo, lịch sự, nói rõ ràng để họ hiểu chân tình của mình mà không hiểu nhầm gây ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ này. Biết nói từ chối là một điều rất tốt nhưng hãy nhận lời giúp đỡ khi ta có thể, ta không được lợi dụng cách từ chối để lười biếng, ích kỉ. Từ xa xưa ông cha ta có câu: "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Hãy học cách từ chối một cách lịch sự, tinh tế, lời nói nào có mất tiền vậy nên đừng kiệm lời quá. Biết cách từ chối và từ chối đúng cách sẽ làm các mối quan hệ và cuộc sống ta dễ chịu hơn rất nhiều.

Viết đoạn văn về cách nói lời từ chối - Mẫu 3

Mỗi người hãy sống và chịu trách nhiệm với lời nói và cuộc sống của chính mình. Xã hội có nhiều cám dỗ, chính vì thế chúng ta cần phải có cách nói lời từ chối đúng lúc, đúng chỗ. Không phải trong mọi hoàn cảnh, chúng ta đều đồng ý và chấp thuận theo những yêu cầu, lời mời của người khác, có những lúc chúng ta bận bịu hay vì lí do cá nhân mà không thể chấp thuận, chúng ta cần nói lời từ chối sao cho không làm người khác buồn lòng. Con người chúng ta chẳng đủ sức để có thể suốt ngày ôm đồm mọi việc, ta cũng chẳng thể cứ sống vì người khác mà quên đi cảm xúc cá nhân của bản thân mình nên việc nói lời từ chối đôi lúc là hợp lí. Nói lời từ chối không phải là xấu, đôi khi từ chối khiến ta cân bằng được công việc và cuộc sống, sẽ có thêm thời gian cho bản thân mình. Từ chối giúp ta không phải làm theo, nhận về những điều mà ta không muốn, từ chối giúp ta không phải trở thành đối tượng lợi dụng cho người khác. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người cả nể, nhẹ dạ, ai nhờ việc gì cũng đồng ý giúp đỡ khiến cho bản thân ôm đồm công việc, đôi khi là không hoàn thành công việc mà bản thân được giao. Lại có những người vì sự ích kỉ của bản thân mà từ chối tất cả mọi người, mọi việc khi họ thực sự cần sự giúp đỡ,… những người này cần xem xét lại cách sống của bản thân mình. Mỗi người chỉ được sống một lần, hãy sống và tạo ra nhiều giá trị có ích cũng như tránh xa những điều phù phiếm để hạn chế lãng phí thời gian.

Đoạn văn nghị luận về cách nói lời từ chối - Mẫu 4

Từ chối là một kỹ năng sống quan trọng và cốt yếu đới với mỗi con người. Biết nói lời từ chối đúng lúc và hợp lí sẽ giúp cuộc sống mỗi người trở nên nhẹ nhàng hơn. Biết nói lời từ chối sẽ giúp bạn có đủ thời gian để làm tốt những việc cần làm, không thất hứa với bất kì ai. Có ba thứ mà bạn cần tiết kiệm đó là: thời gian, sức khỏe và lời hứa. Đừng hứa nếu bản thân cảm thấy chưa thể làm được. Một lời từ chối nhã nhặn vẫn tốt hơn lời hứa hoa mỹ. Nhưng lời từ chối cũng có thể làm tổn thương đến người khác hoặc tạo áp lực cho chính mình. Đôi khi ai đó thực sự cần bạn giúp đỡ, lời từ chối của bạn có thể thể khiến họ tuyệt vọng. Bởi thế, bạn hãy luôn cân nhắc khi nói lời từ chối một ai đó. Để nói lời từ chối, mỗi người cần trung thực với chính mình. Học cách nói năng khéo léo, lịch sự. Cần giải thích rõ ràng lý do chính đáng, có thể chấp nhận được. Biết nói lời từ chối là việc làm cần thiết để tránh sa đà bản thân theo những việc mà mình thực sự không muốn. Cần biết từ chối đúng nơi, đúng lúc, biết từ chối một cách tế nhị để không làm ảnh hưởng đến mình cũng như không làm mất lòng người khác.

Đoạn văn nghị luận về cách nói lời từ chối - Mẫu 5

Trong cuộc sống, chắc hẳn đã có những lúc mỗi cá nhân cảm thấy bối rối, khó xử, thậm chí là áy náy khi phải nói lời từ chối một ai đó. Thật vậy, nói lời từ chối đúng nơi, đúng lúc và làm vừa lòng người bị từ chối chính là một nghệ thuật ứng xử mà chúng ta cần học được trong cuộc sống. Trên thực tế, chúng ta cần nói lời từ chối khi chúng ta không thể đáp ứng được yêu cầu hoặc nguyện vọng của đối phương; hoặc đối phương đang mời chúng ta một cái gì đó mà nó không thực sự hợp lý với chúng ta. Lúc đó, việc nói lời từ chối là 1 việc làm chính đáng cho bản thân mỗi người, là một nghệ thuật ứng xử trong giao tiếp. Đầu tiên, để nói lời từ chối, ta cần phải nói lời làm đối phương cảm thấy vui vẻ trước. Ví dụ, bạn có lời mời đến một buổi hẹn nhưng bạn muốn từ chối. Thay vì nói lời từ chối ngay lập tức thì ta nên nói như là:"Ồ tuyệt thật,nó thật sự là 1 cơ hội đáng giá". Việc nói lời hay này phải làm cho đối phương cảm thấy được sự chân thành và một chút tiếc nuối vì bạn không thể tham dự cùng họ. Thứ hai, việc nói lời từ chối nên kèm theo một lý do chính đáng, có thể chấp nhận được nào đó. Trong trường hợp xấu nhất, nếu mà bạn không tìm ra được lý do nào để mà từ chối thì hãy thật sự nói với họ là bạn cảm thấy bạn không thích cái đó. Nếu như họ là người thực sự quan tâm đến bạn thì họ sẽ cảm thông; còn nếu họ không cảm thông cho bạn thì chẳng phải là bạn phát hiện ra 1 người bạn tồi hay sao? Thứ ba, việc nói lời từ chối cần có sự kiên quyết trong đó, vừa cương vừa nhu. Cái này cần áp dụng khi người ta mời bạn 1 việc làm xấu như hút thuốc chẳng hạn. Việc kiên quyết nói không với điếu thuốc cũng như lấy lí do thoái thác liên tục sẽ là lời từ chối thành công. Tóm lại, việc nói lời từ chối là việc làm cần thiết để tránh sa đà bản thân theo những việc mà mình thực sự không muốn.

Đoạn văn nghị luận về cách nói lời từ chối - Mẫu 6

Trong xã hội hiện đại, việc nói lời từ chối đã trở thành một kỹ năng không thể thiếu. Điều quan trọng là bạn phải biết cách từ chối một cách lịch sự, thể hiện sự quan tâm và tôn trọng đến người đối diện. Ta có thể cần đến lời từ chối bất cứ lúc nào đó trong cuộc sống hàng ngày, từ việc từ chối những lời mời đến việc từ chối yêu cầu không thể đáp ứng. Tuy nhiên, đây cũng là một vấn đề nhạy cảm mà nhiều người thường gặp khó khăn trong việc xử lý. Có nhiều cách để từ chối một yêu cầu hoặc lời mời một cách lịch sự. Bạn có thể giải thích lý do tại sao không thể đáp ứng yêu cầu đó, điều này sẽ giúp người đối diện hiểu được tình hình của bạn và tôn trọng quyết định của bạn. Ngoài ra, bạn có thể đề xuất một cách khác để giúp đỡ người đối diện. Bằng cách này, bạn có thể giúp họ tìm ra một giải pháp khác để giải quyết vấn đề của mình. Việc nói lời từ chối một cách lịch sự và tôn trọng không chỉ giúp tránh những xung đột không cần thiết và giữ mối quan hệ tốt với người đối diện, mà còn giúp xây dựng một xã hội văn minh và lịch sự. Chính vì vậy, bạn cần học cách từ chối khéo léo, đúng hoàn cảnh để tránh làm ảnh hưởng đến cuộc sống của cả hai.

Từ khóa » Cách Nói Lời Từ Chối Nghị Luận