Viết Đoạn Văn Về Tôn Sư Trọng Đạo ❤️️ 15 Bài Hay Nhất

Viết Đoạn Văn Về Tôn Sư Trọng Đạo ❤️️ 26+ Bài Hay Nhất ✅ Đón Đọc Tuyển Tập Văn Mẫu Đặc Sắc Viết Về Một Truyền Thống Tốt Đẹp Của Dân Tộc Ta.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Toggle
  • Dàn Ý Đoạn Văn Về Tôn Sư Trọng Đạo
  • Viết Đoạn Văn Về Tôn Sư Trọng Đạo – Mẫu 1
  • Viết Đoạn Văn Bàn Về Tôn Sư Trọng Đạo Hay Nhất – Mẫu 2
  • Viết Đoạn Văn Nlxh Về Tôn Sư Trọng Đạo Học Sinh Giỏi – Mẫu 3
  • Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Tôn Sư Trọng Đạo Sinh Động – Mẫu 4
  • Viết Đoạn Văn Ngắn Bàn Về Tôn Sư Trọng Đạo – Mẫu 5
  • Viết Đoạn Văn Ngắn Về Tôn Sư Trọng Đạo Đạt Điểm Cao – Mẫu 6
  • Viết Đoạn Văn Ngắn Nói Về Tôn Sư Trọng Đạo Ý Nghĩa – Mẫu 7
  • Viết Đoạn Văn 200 Từ Về Tôn Sư Trọng Đạo – Mẫu 8
  • Viết Đoạn Văn 200 Chữ Về Tôn Sư Trọng Đạo Ngắn Gọn – Mẫu 9
  • Viết Đoạn Văn 200 Chữ Về Truyền Thống Tôn Sư Trọng Đạo – Mẫu 10
  • Viết Đoạn Văn Về Truyền Thống Tôn Sư Trọng Đạo Đặc Sắc – Mẫu 11
  • Đoạn Văn Mẫu Nói Về Tôn Sư Trọng Đạo Chọn Lọc – Mẫu 12
  • Viết Đoạn Văn Về Tôn Sư Trọng Đạo Lớp 8 – Mẫu 13
  • Viết Đoạn Văn Về Tôn Sư Trọng Đạo Lớp 9 – Mẫu 14
  • Viết Bài Văn Về Tôn Sư Trọng Đạo Ngắn Hay – Mẫu 15

Dàn Ý Đoạn Văn Về Tôn Sư Trọng Đạo

Lập dàn ý đoạn văn về tôn sư trọng đạo sẽ giúp các em học sinh xác định bố cục và những ý chính cơ bản. Tham khảo mẫu dàn ý viết đoạn văn về tôn sư trọng đạo cụ thể dưới đây:

I. Mở đoạn: Giới thiệu về truyển thống “Tôn sư trọng đạo”, sự tiếp nối của truyền thống đó ngày nay.

II. Thân đoạn:

-Giải thích vấn đề: truyền thống “tôn sư trọng đạo”.

-Phân tích và chứng minh: “Tôn sư trọng đạo” là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

-Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay?

-Cần phải làm thế nào để phát huy truyền thống “Tôn sư trọng đạo” trong một thời đại mới?

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em truyển thống tốt đẹp này

Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Viết Một Đoạn Văn Ngắn Gọn ☀️ 21 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Viết Đoạn Văn Về Tôn Sư Trọng Đạo – Mẫu 1

Để viết đoạn văn về tôn sư trọng đạo – một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay, các em học sinh có thể tham khảo bài mẫu như sau:

Dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo. Đó là một truyền thống tốt đẹp của một dân tộc văn hiến và hiếu học. Từ xa xưa đã có câu ca:

Muốn sang thì bắc cầu kiềuMuốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

Hoặc thâm thúy hơn, ông cha ta cũng từng nhắc con cháu: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy). Tôn sư là đề cao, tôn vinh, coi trọng người thầy. Vì sao vậy?

Người thầy dạy chữ, dạy kiến thức cho ta, đem đến cho ta những hiểu biết để ta sống tốt hơn, có ích hơn. Người thầy lại dạy ta đạo lí, nhân cách để ta biết làm người trong xã hội. Vai trò người thầy là hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với bất cứ một quốc gia, dân tộc nào. Thế thì sao lại không tôn vinh, đề cao người thầy? Đây là tôn vinh một con người đã góp phần đem lại lợi ích cho cả một dân tộc. Sự tôn vinh này xuất phát từ chức năng cao quý và trách nhiệm lớn lao của người thầy.

Trọng đạo là gì? Trong kết câu hai vế cân đối tôn sư/trọng đạo, nếu tôn sư là tôn vinh người thầy thì trọng đạo là coi trọng nghề dạy học. Đạo ở đây là đạo làm thầy, là nghề dạy học. Nghề dạy học là nghề đáng được coi trọng vì sản phẩm nó đào tạo ra chính là con người, như ai đó đã nói: “Trong các nghề thì nghề dạy học là nghề cao quý nhất”. Nhân dân ta “trọng đạo” chính là trọng cái nghề “trồng người” cao quý ấy, cũng như họ đã tôn vinh người thầy là những “kĩ sư tâm hồn”.

Tôn sư trọng đạo hàm chứa một ý nghĩa sâu sắc. Trước hết, đó là sự suy nghĩ nhìn nhận đúng đắn và tiến bộ cùa nhân dân ta về một nghề đáng được coi trọng và một con người đáng được tôn vinh. Nó chứng tỏ dân tộc ta là một dân tộc văn hiến và hiếu học, bởi coi trọng nghề dạy học là một biểu hiện sâu sắc của một dân tộc văn hiến và tôn vinh người thầy là bằng chứng hùng hồn của một dân tộc hiếu học.

Nhưng ý nghĩa sâu xa của tôn sư trọng đạo chính là nó gắn bó mật thiết với sự nghiệp trồng người để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực. Tôn sư trọng đạo đã trở thành một đạo lí, một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta chính là như thế. Nó là sức mạnh tinh thần, tình cảm lớn lao và bền vững của dân tộc để góp phần xây dựng nên một nước Việt Nam văn hiến và giàu mạnh.

Không phải ngẫu nhiên mà giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, và ngày 20-11 hằng năm đã trở thành ngày hội lớn của toàn dân đế tôn vinh người thầy và nghề dạy học cao quý. Hình ảnh cha mẹ học sinh tặng hoa các thầy, cô giáo trong ngày 20- 11 và cả những cán bộ cấp cao của Đàng và Nhà nước đến thăm thầy giáo cũ đã nói lên sâu sắc truyền thông và đạo lí cao đẹp đó.

Từ một đạo lí truyền thống của dân tộc, tôn sư trọng đạo đã mang một ý nghĩa cách mạng mới trong thời đại ngày nay gắn liền với tư tưởng “trồng người” cua Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nó không chỉ là đạo lí, tình cảm mà còn là tinh thần, sức mạnh, hành động cách mạng để đưa đất nước đi lên ngày càng giàu mạnh, văn minh. Đó là nét mới của truyền thống tôn sư trọng đạo trong cuộc sống hiện nay của nhân dân ta.

Bước sang thế kỉ XXI, cuộc sống có nhiều đổi mới kéo theo sự đổi mới của giáo dục, của vai trò người thầy và nghề dạy học. Trên cơ sở kế thừa, giữ gìn những mặt tốt đẹp của truyền thống, chúng ta cần biết phát huy và vận dụng đạo lí tôn sư trọng đạo một cách sáng tạo, phù hợp với thực tiễn cách mạng mới để đạt kết quả tốt đẹp nhất.

Tham khảo ☔ Ca Dao Tục Ngữ Về Tôn Sư Trọng Đạo ☔ Những Câu Bất Hủ Nhất

Viết Đoạn Văn Bàn Về Tôn Sư Trọng Đạo Hay Nhất – Mẫu 2

Tài liệu mẫu viết đoạn văn bàn về tôn sư trọng đạo hay nhất sẽ giúp các em học sinh tham khảo cách hành văn sinh động và giàu ý nghĩa.

“Muốn sang thì bắc cầu kiềuMuốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”

Câu ca dao qua lời mẹ ru ấy không biết từ lúc nào đã đi sâu vào trí nhớ của những người dân Việt Nam. Ngay từ thuở còn bé, chúng ta đã được dạy về truyền thống tôn sư trọng đạo đã có từ lâu đời của dân tộc. Quả thật, vai trò của người làm thầy trong bất cứ thời kì nào cũng đáng được trân trọng. Nhất là hiện nay, các thế hệ học sinh vẫn tiếp thu truyền thống tôn sư trọng đạo của cha ông đi trước và phát triển nó ngày càng rực rỡ hơn nữa.

Trước hết, ta cần hiểu “tôn sư trọng đạo” có nghĩa là gì? Tôn sư nghĩa là kính trọng, biết ơn và đề cao vai trò của người thầy trong học tập cũng như cuộc sống. Còn trọng đạo là coi trọng đạo lí, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người. Thầy cô giáo là người đã truyền cho ta biết bao kiến thức, dạy dỗ chúng ta nên người, họ cũng là những người lái đò thầm lặng, hi sinh tất cả để đưa ta đến bến bờ thành công.

Vì vậy, tôn trọng, biết ơn thầy cô giáo không chỉ là vấn đề truyền thống mà đã trở thành một phạm trù đạo đức, phản ánh nhân cách, văn hóa của mỗi con người. Dù ở trong bất kì hoàn cảnh nào, vai trò của người thầy cũng được xã hội tôn trọng, bởi lẽ “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Tôn sư trọng đạo không chỉ là sự kính trọng, biết ơn đối với những người làm nhiệm vụ truyền dạy kiến thức mà còn thể hiện lòng ham học hỏi, say mê đối với học tập.

Truyền thống tốt đẹp ấy đã được dân tộc ta ca ngợi từ lâu đời, những nhà giáo có phẩm chất cao quý, nhân cách chính trực được lưu danh muôn đời. Chu Văn An là một thầy giáo nổi tiếng thời Trần. Những học trò được ông chỉ dạy sau này đều trở thành người có ích cho đất nước. Hàng năm, vào ngày sinh nhật ông, những người học trò cũ dù có là quyền cao chức trọng vẫn không quên về thăm và bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy.

Ngày nay, xã hội hiện đại, việc học càng đóng vai trò quan trọng hơn. Người thầy không chỉ là người truyền dạy tri thức mà còn là người chỉ dẫn, người lắng nghe, khơi nguồn ước mơ, đam mê cho học sinh. Nghề giáo vẫn là một nghề cao quý và được nhiều người ngưỡng mộ: “Dưới ánh mặt trời, không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học”. Mối quan hệ thầy- trò dù có gần gũi, thân thiết đến mấy cũng không thể thiếu đi sự tôn trọng.

Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay, vẫn có một số học sinh, dù là vô tình hay cố ý đang đi ngược lại với truyền thống của dân tộc. Họ không làm tròn bổn phận học sinh, làm cho thầy cô giáo phiền lòng, giẫm đạp lên tình cảm thầy trò cao quý. Những học sinh ấy đáng bị lên án và phê phán gay gắt.

Học sinh chúng ta ngày nay cần tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo. Không chỉ dừng lại ở việc biết ơn, kính trọng thầy cô, chúng ta còn cần biến sự biết ơn đó thành hành động. Mỗi người học sinh cần có ý thức ham tìm tòi, hiểu biết, say mê đối với việc học, cố gắng, nỗ lực hết mình để trở thành người có ích trong xã hội và góp phần dựng xây quê hương, đất nước.

“Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Vai trò và vị trí của người làm thầy dù trong bất kì hoàn cảnh, xã hội nào cũng sẽ không thay đổi. Hiểu được sự nặng nhọc và vất vả của công việc ấy, chúng ta càng phải cố gắng hơn nữa để sao cho xứng đáng với sự kì vọng và tin tưởng của các thầy cô giáo.

Hướng Dẫn Cách Nhận 🌼 Thẻ Cào Miễn Phí 🌼 Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất

Viết Đoạn Văn Nlxh Về Tôn Sư Trọng Đạo Học Sinh Giỏi – Mẫu 3

Bài mẫu viết đoạn văn nlxh về tôn sư trọng đạo học sinh giỏi không chỉ là những ý văn hay mà còn truyền tải thông điệp ý nghĩa.

Khổng Tử, bậc thầy vĩ đại, hơn 2500 năm trước sáng lập ra học thuyết Nho giáo chứa đựng tư tưởng giáo dục sâu sắc. Ông nói: “Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên” – tức “Trong ba người cùng đi, ắt có người là thầy của ta ở đó”.

Suốt nghìn năm phong kiến, giáo dục Việt Nam trên đại thể được coi là nền giáo dục Nho giáo. Giá trị nhân bản tốt đẹp của nền giáo dục này thể hiện rất rõ ở “hằng số văn hóa” thầy – trò. Xưa đến nay, nhân vật quan trọng nhất của trường học là người thầy. Truyền thống ngàn đời trong thế ứng xử của người Việt được cô lại và đúc kết bằng bốn chữ: “Tôn sư trọng đạo”.

Câu nói: “Không thầy đố mày làm nên”, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” là những lời cửa miệng của người Việt nhắc nhở nhau mỗi khi đề cập tới vai trò của người thầy. Ở dân tộc Việt Nam, “tôn sư trọng đạo” thấm sâu trong tâm thức mỗi người dân. Để tỏ lòng tôn kính với thầy, người Việt có quan niệm: “Sống tết, chết giỗ”. Chính vì thế mà dưới thời phong kiến, người thầy được xếp thứ hai sau vua, theo cách gọi: Quân – Sư – Phụ (Vua – thầy – cha).

Ngày trước, thời phong kiến, không phải ai cũng có tiền đi học. Nhiều gia đình nghèo khó con em không thể đến trường. Tuy nhiên, cơ hội theo học vẫn có. Họ chỉ cần theo những phép tắc nhất định – những phép tắc biểu hiện đậm nét của sự tôn sư trọng đạo mà không quá câu nệ vào vật chất. Phải thừa nhận nền giáo dục phong kiến có nhiều điểm còn hạn chế, nhưng do lấy tư tưởng đạo đức của Nho giáo làm nền tảng cơ bản nên đã tạo ra một lớp học trò trọng nhân nghĩa và sống có đạo lý, rất “tôn sư trọng đạo”.

“Tôn sư trọng đạo” còn thể hiện ở việc kính thầy. Kính thầy là một phong tục có giá trị nhân văn sâu sắc. Kính thầy thường vào dịp đầu xuân – Tết nguyên đán. Học trò xa gần náo nức rủ nhau tới chúc tết, thăm hỏi sức khỏe gia đình thầy. Dân gian có câu: “Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy” cũng vì lẽ đó. Mối quan hệ thầy – trò tượng trưng cho nét đẹp văn hóa ứng xử của nhân dân Việt Nam. Người thầy như điểm sáng trí tuệ sưởi ấm tâm hồn học trò.

Tìm trong lịch sử dân tộc ta có biết bao bậc thầy vĩ đại, cả đời tận trung vì dân vì nước. Cuộc sống của họ thanh bần mà được người đời ca tụng, lưu danh muôn thuở. Vậy mới có một thầy Chu Văn An, sẵn sàng từ bỏ áo mũ, quan tước, dâng sớ lên triều đình xin chém đầu 7 kẻ quyền thần. Một thầy Đồ Chiểu mù hai mắt nhưng cả đời kiên trung, không chịu khuất phục trước sức mạnh xâm lược của ngoại bang…

Ý thức “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta thật đa dạng, chứa đựng tính nhân bản tình người. Minh chứng cho điều này, chúng ta ngược thời gian trở về các làng nghề truyền thống. Nhiều phường nghề, phố nghề ở Thăng Long được bắt đầu từ một số thợ thủ công trong các làng nghề ở nông thôn. Họ di cư lên đô thị lập thương điếm, cửa hiệu làm ăn, dần dà hình thành nên những phường nghề, phố nghề nơi kinh thành.

Tuy sống và làm việc tại thành thị, nhưng họ vẫn có quan hệ mật thiết với quê hương. Ngày giỗ tổ, không ước hẹn nhưng tất cả cùng đồng tâm tụ họp về chốn cũ quê xưa để tưởng nhớ tới vị thầy đã truyền nghề cho họ. Trong sâu thẳm tâm thức mỗi người, đó là việc làm ghi lòng tạc dạ công ơn của lớp hậu sinh tới bậc tiền bối – người thầy sáng lập ra nghề và truyền lại cho hậu thế.

Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chính sách nhằm ưu tiên cho phát triển giáo dục, coi trọng giáo dục là quốc sách hàng đầu. Cho phép đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Chủ trương đưa đất nước phát triển tiến lên bằng nền kinh tế tri thức. Nền giáo dục của Nhà nước ta đã chọn lấy ngày 20 tháng 11 hằng năm làm ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây có thể xem như là một biểu tượng đẹp cho truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam.

Mời bạn xem nhiều hơn 🌟 Viết Đoạn Văn Về Thầy Cô Và Mái Trường 🌟 15 Mẫu Hay Nhất

Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Tôn Sư Trọng Đạo Sinh Động – Mẫu 4

Để viết đoạn văn nghị luận về tôn sư trọng đạo sinh động, các em học sinh cần có những dẫn chứng phong phú và đa chiều. Tham khảo bài mẫu sau đây:

“Tôn sư trọng đạo” là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Khi nào cuộc sống còn cần kiến thức, con người còn văn minh thì người thầy còn được tôn trọng. Mà chắc chắn rằng, con người không thể quay trở về với điểm xuất phát với cảnh sống ăn lông ở lỗ được. Vì thế, dù thời kì lịch sử nào, dù xã hội nào “Tôn sư trọng đạo” vẫn là truyền thống vô cùng tốt đẹp, và vô cùng cần thiết, cần được tiếp tục phát huy và gìn giữ. Đó là yếu tố quan trọng làm nên nền tảng đạo đức của xã hội văn minh.

Nhân dân ta từng có những câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng những ý nghĩa rất sâu sắc về vấn đề Đạo và Thầy. Những câu nói ấy vừa tôn vinh người Thầy, vừa nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Thầy là người vạch đường chỉ lối cho mỗi người “Không thầy đố mày làm nên”. Vì thế vị trí của người thầy được đặt ngang hàng với vị trí của cha mẹ, “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”. Chúng ta vẫn luôn tự nhắc mình:

Muốn sang thì bắc cầu KiềuMuốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

Người làm thầy trong bất cứ xã hội nào luôn được xã hội tôn trọng “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Bởi vậy, “tôn sư trọng đạo” không còn là một vấn đề quan niệm sống hay quan niệm về cách cư xử mà đã trở thành một phạm trù đạo đức.

Ngày nay, người thầy tuy không có vị trí tuyệt đối như thế song thầy vẫn là người được xã hội tôn trọng và “nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Dù ở phương Đông hay phương Tây, dù mối quan hệ thầy trò có bình đẳng đến đâu, gần gũi đến đâu thì danh giới thầy trò, vị trí đáng kính của người thầy vẫn không hề bị mai một.

Trên thực tế, vấn đề “tôn sư trọng đạo” ngày nay đã có nhiều điều đáng phải bàn. Đã có những câu chuyện đau lòng mà chúng ta không muốn nhắc đến như hiện tượng học trò xúc phạm thầy cô giáo, vô lễ với những người đang ngày đêm dạy bảo mình những điều hay lẽ phải, truyền đạt cho mình những tinh hoa tri thức nhân loại. Xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục lên án những học sinh đó.

“Tôn sư trọng đạo” là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của loài người. Nếu trẻ em là tờ giấy trắng thì người cầm cây bút viết lên những tờ giấy trắng ấy những tráng thẳng hàng, rõ nét, rõ chữ nhất chính là thầy cô giáo. Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân loại cho thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn.

Vì thế “tôn sư” không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. “Đạo” cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học.

Gợi ý cho bạn 🌟 Viết Đoạn Văn Về Lòng Biết Ơn 🌟 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Viết Đoạn Văn Ngắn Bàn Về Tôn Sư Trọng Đạo – Mẫu 5

Gợi ý viết đoạn văn ngắn bàn về tôn sư trọng đạo dưới đây sẽ giúp các em học sinh tham khảo cách hành văn súc tích, từ ngữ cô đọng, giàu ý nghĩa.

Người xưa từng nói: “không thầy đố mày làm nên”. Phía sau một học trò giỏi đều có một người thầy giỏi. Người thầy tuy không thể quyết định toàn bộ sự thành bại của một học trò nhưng là nhân tố quan trọng nhất đối với tri thức của mỗi con người. Tôn sư trọng đạo là phẩm chất cao quý vốn có ở con người.

Người biết tôn sư trọng đạo luôn kính trọng, ghi nhớ công ơn người thầy đã dạy dỗ mình nên người, đồng thời đem sự học ấy giúp đời, xây dựng đất nước. Bởi biết quý trọng việc học, họ tích lũy được tri thức nên dễ dàng thành công trong cuộc sống. Ngược lại, người không biết tôn sư trọng đạo không những không thể hoàn thiện nhân cách mà tri thức cũng yếu kém, khó thành công trong cuộc sống này.

Biết tôn sư trọng đạo không những thể hiện lòng biết ơn đối với người khác mà còn khẳng định phẩm chất cao đẹp, đạo đức cao quý của con người. Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta, là nét đẹp trong tâm hồn của mỗi người, giúp con người sống có nhân nghĩa, thủy chung thể hiện đạo lí làm người. Khẳng định ý nghĩa của tinh thần sống biết tôn sư trọng đạo và truyền thống hiếu học của dân tộc ta, mỗi học sinh phải nỗ lực học tập hết mình, trở thành người hữu ích, mai này đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.

Tôn trọng và biết ơn thầy cô giáo chính là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. Việt Nam ta đã chọn ngày 20-11 hằng năm làm ngày nhà giáo Việt Nam, ngày này cũng là dịp để học sinh bày tỏ tình cảm, tấm lòng của mình cho thầy cô. Tôn sư trọng đạo là sức mạnh tinh thần, tình cảm lớn lao và bền vững của dân tộc để góp phần xây dựng nên một nước Việt Nam văn hiến và giàu mạnh.

Chia sẻ cơ hội 🌟 Nạp Thẻ Ngay Miễn Phí 🌟 Tặng Card Nạp Tiền Ngay Free Mới

Viết Đoạn Văn Ngắn Về Tôn Sư Trọng Đạo Đạt Điểm Cao – Mẫu 6

Muốn viết đoạn văn ngắn về tôn sư trọng đạo đạt điểm cao, các em học sinh cần nắm vững phương pháp viết văn nghị luận xã hội và trau chuốt cho mình một văn phong hay.

Từ xưa, nhân dân ta đã coi trọng vị trí của người thầy trong xã hội. Theo quan niệm của Nho giáo thì vị trí người thầy được đề cao chỉ sau vua và trên cả cha mẹ (quân, sư; phụ). Truyền thống tôn sư trọng đạo ngày nay vẫn được nhân dân ta gìn giữ và phát huy, tuy hình thức đã có nhiều thay đổi.

Vậy thế nào là tôn sư trọng đạo ? Tôn là tôn vinh, kính trọng; sư là thầy, là người làm nghề dạy học; trọng là coi trọng, đề cao; đạo là đạo học, là đạo đức, lễ nghĩa. Ngày xưa, nội dung giáo dục trong nhà trường kết hợp chặt chẽ đức dục với trí dục. Việc dạy chữ song song với việc dạy lễ nghĩa, tức là các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội; cách ăn mặc, đi đứng, cư xử đúng mực, đúng phép tắc, luân lí phong kiến. Tiên học lễ, hậu học văn.

Bên cạnh đó, nhà trường phong kiến cũng coi trọng việc khơi dậy tinh thần hiếu học và vẽ ra tương lai tươi sáng để khuyến khích, động viên trò học tập, để mai sau trở nên người hữu ích cho gia đình và xã hội. Thái độ hiếu học đó tạo nên truyền thống tôn sư trọng đạo. Ở làng xã ngày xưa, ông đồ, thầy đồ, giáo học… thường được dân chúng tôn trọng và tin tưởng hỏi ý kiến trong mọi việc lớn nhỏ.

Trong thời đại ngày nay, truyền thống giáo dục và truyền thống tôn sư trọng đạo có từ ngàn xưa được coi là nền tảng để xây dựng một nền giáo dục mới xã hội chủ nghĩa, vừa giữ được bản sắc dân tộc, vừa đáp ứng được yêu cầu cách mạng. Ngành Giáo dục luôn được nhà nước quan tâm đầu tư, phát triển và vai trò của các thầy cô giáo vẫn được đánh giá cao.

Nghề dạy học là nghề trồng người để phục vụ lợi ích lâu dài (vì lợi ích trăm năm) của dân tộc, đất nước. Vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng, vì thế mà xã hội tôn vinh nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 hàng năm đều được tổ chức trọng thể, đó cũng là biểu hiện của truyền thống tôn sư trọng đạo.

Ở tất cả các cấp học, nhà trường vẫn tuân thủ nguyên tắc giáo dục Tiên học lễ, hậu học văn, không chỉ dạy kiến thức toàn diện cho học sinh mà còn dạy đạo đức, dạy đạo lí làm người. Đối với việc nâng cao trình độ học vấn, hình thành nhân cách và tạo dựng sự nghiệp của học sinh, vai trò của người thầy nhiều khi có tính chất quyết định. Ngành Giáo dục và Đào tạo đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển và xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

Truyền thống hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta cần được tiếp thu có sáng tạo và phát huy hơn nữa trong giai đoạn lịch sử mới hội nhập với thế giới. Trên con đường học vấn đầy gian nan, thử thách, thầy cô giáo vừa là người dẫn đường chỉ lối, vừa là người bạn đồng hành thân thiết của mỗi chúng ta.

Chia sẻ 🌹 Cách Viết Đoạn Văn Nghị Luận Xã Hội 200 Chữ 🌹 Hay Nhất

Viết Đoạn Văn Ngắn Nói Về Tôn Sư Trọng Đạo Ý Nghĩa – Mẫu 7

Tài liệu mẫu viết đoạn văn ngắn nói về tôn sư trọng đạo ý nghĩa là những thông điệp sâu sắc có ý nghĩa giáo dục đối với các em học sinh về truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Từ xưa đến nay, tôn sư trọng đạo không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Đó cũng là yếu tố quan trọng làm nền tảng đạo đức của một xã hội văn minh. Vậy ta hiểu như thế nào về truyền thống trên?

Thật vậy, tôn sư trọng đạo quả là một truyền thống vô cùng tốt đẹp. “Tôn sư” là tôn kính những người đã dạy dỗ mình, đạo thầy trò là một trong những mối quan hệ đạo đức quan trọng. “Tôn sư trọng đạo” đã trở thành một truyền thống đạo đức quý giá của người Việt… Nhờ coi trọng việc học, tôn kính người thầy, nhân dân đã góp phần tạo nên nền văn hiến lâu đời của đất nước.

Thời đại nào cũng có những tấm gương hiếu học, nhiều người thầy mẫu mực và những câu chuyện cảm động về tình thầy trò. Có những người thầy đã khuất nhưng tài năng và nhân cách của họ vẫn tỏa sáng. Có những học trò dù đã đỗ đạt thành tài, có quyền cao chức trọng nhưng vẫn luôn nhớ về người thầy đã dạy dỗ mình nên người.

Ngày nay, truyền thống tôn sư trọng đạo ấy vẫn được tiếp nối và phát huy. Nhà nước, xã hội luôn có sự quan tâm, phát huy giáo dục. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho những người làm thầy làm cô. Các gia đình ở cấp học nào thỉ tiếng nói của thầy giáo, cô giáo vẫn có tác động vô cùng lớn đến sự hình thành nhân cách của mỗi con người.

Bên cạnh đó cũng có nhiều hiện tượng tiêu cực tác động không tốt đến truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc. Tiền lương chưa nhận đủ để trang trải chi phí hàng ngày, thực trạng này khiến không ít các thầy, cô phải làm việc thêm để kiếm sống. Và vì lí do đó thì không ít người ngán ngẩm ngành sư phạm cao quý này vì mức lương quá thấp.

Cũng có những học trò ra trường khi thành đạt không hề nhớ đến sự tảo tần của thầy cô khi dạy dỗ mình, thậm chí cũng có những hiện tượng phụ huynh hoặc học sinh xúc phạm đến nhân phẩm và nhân cách của thầy cô. Đây quả là một hành động đáng phê phán và lên án. Vì vậy mọi người cần phải chung tay và loại bỏ những hành động đó.

Tóm lại, tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp và chúng ta cần phải gìn giữ và phát huy nó. Bản thân tôi cũng sẽ luôn hướng về và nhớ ơn những thầy cô đã dạy dỗ mình.

Giới thiệu đến bạn 🌟 Viết Đoạn Văn Về Tình Bạn 🌟 16 Mẫu Đoạn Văn Nghị Luận Hay

Viết Đoạn Văn 200 Từ Về Tôn Sư Trọng Đạo – Mẫu 8

Để viết đoạn văn 200 từ về tôn sư trọng đạo, các em học sinh cần chắt lọc những ý văn hay và giàu ý nghĩa biểu đạt.

Chỉ có bốn chữ “Tôn sư trọng đạo” nhưng chứa đựng biết bao ý nghĩa sâu xa, bao tư tưởng tình cảm tốt đẹp. “Sư” nghĩa là thầy, “tôn sư” nghĩa là tôn trọng, tôn kính người thầy. “Đạo” có nghĩa là đạo học, cũng có nghĩa là đạo lý làm người: “trọng đạo ” là coi trọng, trân trọng, quý trọng đạo học, đạo làm người. Thật là giản dị, dễ hiểu: có biết trọng đạo học, đạo làm người thì mới biết tôn kính người thầy; hay có biết tôn trọng người thầy thì mới coi trọng đạo học, quý trọng đạo làm người.

Trong xã hội phong kiến, người thầy là một trong ba giềng mối lớn: quân, sư, phụ. Cổ nhân đã dạy: “Nhất tự vi sư, bán tự VI sư”. Tục ngữ, ca dao có nhiều câu ca ca ngợi người thầy với tất cả lòng kính yêu, biết ơn sâu sắc:

“Muốn sang thì bắc cầu kiềuMuốn con hay chữ phải yêu kính thầy”

Hay:

“Cơm cha, áo mẹ, chữ thầyNghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”

Đọc “Quốc âm thi tập ”, ta thấy tâm hồn Nguyễn Trãi không chỉ canh cánh vì “ưu ái” mà còn trằn trọc thao thức bởi “nợ cũ” đeo nặng hai vai:

“Nợ cũ chước nào báo bổƠn thầy, ơn chúa, liễn ơn cha”

Ngày xưa, kinh tế kém phát triển, đời sống nhân dân ta còn nhiều thiếu thốn khó khăn, số người được nấu sử sôi kinh nơi của Khổng sân Trình rất ít ỏi. Thế mà truyền thống “Tôn sư trọng đạo” đã in sâu vào tâm hồn triệu triệu con người. Người thầy và đạo học được tôn vinh, được bồi đắp ngày thêm tốt đẹp.

“Vì hạnh phúc mười năm: trồng cây; vì hạnh phúc trăm năm: trồng người“, “Nghề dạy học là một nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”, những câu nói ấy đã thể hiện sự tôn vinh vị thế người thầy trong cộng đồng, coi trọng giáo dục là quốc sách. Hàng vạn thầy cô giáo đã được phong tặng danh hiệu cao quý: “Nhà giáo nhân dân “, “Nhà giáo ưu tú”. Ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày: “Nhà giáo Việt Nam”. Trò kính thầy, thầy mến trò. Phong trào “dạy tốt, học tốt” trong các trường học ngày một đơm hoa kết trái.

Ngày xưa, với truyền thống “Tôn sư, trọng đạo” mà những tên tuổi bất tử như: Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm như những vì sao tỏa sáng. Ngày nay, truyền thống “Tôn sư trọng đạo “, đã và đang được nối tiếp và phát huy mạnh mẽ. Vai trò người thầy càng trở nên quan trọng trong sự nghiệp đào tạo đội ngũ trí thức để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Tìm hiểu hướng dẫn 🔥 Kiếm Thẻ Cào Miễn Phí 🔥 Kiếm Tiền Online Kiếm Thẻ Cào

Viết Đoạn Văn 200 Chữ Về Tôn Sư Trọng Đạo Ngắn Gọn – Mẫu 9

Tham khảo bài mẫu viết đoạn văn 200 chữ về tôn sư trọng đạo ngắn gọn giúp các em học sinh nhanh chóng ôn tập để chuẩn bị cho bài kiểm tra viết trên lớp.

“Nhất tự vi sư – bán tự vi sư” không chỉ là câu nói có ý nghĩa trong xã hội xưa, mà cho đến ngày nay câu nói vẫn còn để lại ý nghĩa sâu sắc. Trong hành trình dài và rộng của mình, mỗi chúng ta đều được gặp gỡ, gắn bó với nhiều người thầy, người thầy nào cũng đều để lại một dấu ấn riêng chiếu rọi vào đời ta những thứ ánh sáng riêng biệt.

Thầy là người đã dạy dỗ, truyền tải cho ta biết bao tri thức, văn hóa, lẽ sống, không chỉ vậy, thầy còn là người chắp cánh những ước mơ, hoài bão, lí tưởng cao đẹp cho chúng ta. Mỗi một lời giảng của thầy là cả tâm huyết với nghề, chứa đựng niềm khát khao được chia sẻ kinh nghiệm, vốn sống của mình cho trò, những lời giảng ấy không đơn thuần chỉ là kiến thức học vấn mà còn đem đến niềm tin, tình yêu, nghị lực, lí trí và có những thứ đã trở thành kim chỉ nam để ta theo đuổi trong cuộc đời này.

Thật vậy, công lao của thầy to lớn vô ngần, thầy đã hi sinh cả cuộc đời mình cho ta những bài học hay. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần phải biết quý trọng, yêu mến thầy cô, sự trân trọng, biết ơn không phải chỉ những hành động lớn, những lời đao to búa lớn mới thể hiện tấm lòng của ta. Đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ như ta luôn chăm học, nghiêm túc nghe giảng cũng là lời tri ân chân thành, sâu sắc nhất của ta.

Nhưng đáng buồn thay, lẽ sống đẹp này đang bị mai một dần trong xã hội hiện đại, chúng ta cần phê phán nhiều bạn trẻ có những hành vi thiếu lễ độ, thiếu tôn trọng và có những phát ngôn không tốt đối với thầy cô. Qua đó, mỗi chúng ta cần rút ra bài học cho mình, cần biết yêu mến quý trọng thầy cô và luôn dưỡng nuôi truyền thống “tôn sư trọng đạo”.

Đừng bỏ qua 🔥 Viết Đoạn Văn Nghị Luận Về Uống Nước Nhớ Nguồn 🔥 15 Mẫu Đặc Sắc

Viết Đoạn Văn 200 Chữ Về Truyền Thống Tôn Sư Trọng Đạo – Mẫu 10

Đón đọc bài mẫu viết đoạn văn 200 chữ về truyền thống tôn sư trọng đạo và tham khảo cách hành văn đặc sắc, để lại nhiều ấn tượng với người đọc.

Nói về thầy có chúng ta thường có câu: “Không thầy đố mày làm nên” hay “ Một chữ cũng là thầy, nửa chứ cũng là thầy”, đặc biệt là “ Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Có thể thấy tất cả những câu nói ấy đều nhằm nói lên tầm quan trọng và ý nghĩa của mỗi người thầy trong cuộc sống này. Nếu bố mẹ mang đến cho chúng ta cuộc sống thì thầy mang đến cho ta chữ nghĩa, hay chính là tri thức. Chính vì thế những câu nói ấy nhắn nhủ mỗi người về truyền thống tôn sư trọng đạo.

Trước hết chúng ta đi giải thích câu nói tôn sư trọng đạo là gì? Tôn chính là tôn trọng và sư ở đây chính là thầy, chúng ta vẫn thường nghe thấy những danh từ để chỉ những người dạy học như gia sư là vì thế hay “ nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Trọng đạo ở đây là trọng đạo nghĩa thầy trò. Chính vì thế ta có thể hiểu câu nói trên là tôn trọng thầy cô và tôn trọng đạo nghĩa thầy trò. Đồng thời tôn sự trọng đạo còn thể hiện sự hiếu học của nhân dân ta.

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống của nhân dân ta từ xưa đến nay. Trước tiên truyền thống ấy được biểu hiện rõ từ những năm tháng người xưa. Từ những năm tháng của lịch sử thì ta cũng thấy được những biểu hiện của truyền thống ấy. Hình ảnh những ông đồ ngày đêm tận tụy viết chữ giảng bài, áo the đen khăn xếp một tay cầm bút một tay nâng vạt tay áo thể hiện sự đường hoàng mực thước. Những câu học trò ngoan ngoãn đọc theo những lời thầy dạy cái đầu không thôi lắc lư theo nhịp bài nhân chi sơ tính bản thiện.

Truyền thống ấy còn được thể hiện rõ ở giai đoạn hiện nay. Đã có rất nhiều bài văn viết về cảm xúc khi ra trường của những cô cậu học sinh khiến cho người ta phải rơi nước mắt, không biết rằng những bài văn ấy đã lấy nước mắt của bao nhiêu người, không biết được những thầy cô được nhắc đến trong bài là ai mà chỉ biết rằng tình cảm thầy trò được hiện lên thật sự rất cảm động và nó rất đỗi thiêng liêng như chính tình cảm mẫu tử hay tình yêu quê hương đất nước.

Qua đây ta thấy tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, mỗi chúng ta nên yêu mến quý trọng lấy thầy cô giáo của mình. Đồng thời những thầy cô cũng cần có một thái độ yêu mến học sinh, những cách cư xử cho học sinh thấy nể chứ không thể khinh được.

Và một điều mà chúng ta vẫn biết rằng học sinh nhớ nhà trường mình từng học một phần do bạn bè một phần do thầy cô để lại những tình cảm những kỉ niệm khiến nó in sâu vào mỗi cá nhân học sinh. Vậy nên hãy biết cách sống sao cho tốt với nhau giữ gìn truyền thống tôn sư trọng đạo.

Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Viết Đoạn Văn Về Tính Trung Thực ☀️ 15 Bài Văn Hay Nhất

Viết Đoạn Văn Về Truyền Thống Tôn Sư Trọng Đạo Đặc Sắc – Mẫu 11

Bài mẫu viết đoạn văn về truyền thống tôn sư trọng đạo đặc sắc sẽ giúp các em học sinh luyện tập viết văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lý.

Người xưa từng nói :”Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nghĩa là “Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Từ xưa đến nay, truyền thống “Tôn sư trọng đạo” đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi con người Việt Nam, trở thành chuẩn mực đạo đức cho mỗi con người vào mỗi thời đại. Dù có bao biến cố xảy ra, xã hội có thay đổi nhưng người thầy vẫn giữ một vị trí trang trọng trong cuộc sống của mỗi con người.

Trước hết, “tôn” là tôn trọng, “sư” là thầy, “đạo” là đạo lý, lễ nghĩa mà thầy răn dạy. Như vậy, “Tôn sư trọng đạo” tức là nhắc đến sự tôn kính, kính trọng tới những người thầy giáo về những đạo nghĩa mà thầy đã truyền dạy. Chỉ với 4 từ ngắn gọn mà người xưa đã gửi gắm vào đó biết bao nhiêu giá trị. Câu nói không chỉ nhắc nhở cho mọi người về truyền thống quý báu ấy, nó còn nhắc nhở những thế hệ sau này – những lớp người đi sau cần cố gắng gìn giữ và bảo toàn trọn vẹn truyền thống của dân tộc.

Đó là một truyền thống hết sức tốt đẹp của con người Việt Nam ta, được lưu truyền qua nhiều thế hệ và cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Khi xưa ta đã bắt gặp những ông đồ dạy chữ, cụ Chu Văn An đã được tôn vinh là nhà giáo vĩ đại nhất trong lịch sử nước Việt, thì cho đến nay, chúng ta có hẳn một ngày lễ lớn để tôn vinh các nhà giáo. Đó là ngày Hiến chương các Nhà giáo Việt Nam 20-11, là dịp mà mỗi người học trò dù hiện tại hay đã từng đều trở về và bày tỏ lòng biết ơn tới những người đã từng dạy dỗ mình qua bao năm tháng.

Cô thầy không sinh thành nhưng lại có công dưỡng dục chúng ta nên người. Bởi vậy, mỗi mùa tri ân đến là mỗi mùa học sinh trở về bày tỏ tình thương mến của mình với những người đã chèo lái con thuyền tri thức cần mẫn ngày đêm. Đôi khi chỉ cần là một sự trở lại thăm ngôi trường xưa, chỉ cần là một cuốn sổ hay một lời chúc cũng đủ làm thầy cô vui lắm rồi. Chứng kiến những lớp học trò mình từng dạy dỗ khi xưa đã nên người, thử hỏi thầy cô nào không thấy lòng mình vui?

Đối với những nhà giáo có công lao to lớn tới sự phát triển giáo dục, nhà nước đã ban tặng những danh hiệu Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân rất cao quý. Đó là những phần thưởng xứng đáng dành cho những người có sức cống hiến lớn lao dành cho nền giáo dục, là sự tri ân dành cho những con người đã dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp trồng người.

Làm thầy, không gì vui hơn là việc nhìn ngắm từng lớp thế hệ học trò trưởng thành. Bởi vậy, sự nên người của học sinh chĩnh là món quà to lớn nhất dành cho thầy cô. Việc thi đua cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt để dành bông hoa điểm mười cho thầy cô mùa 20-11 là một hoạt động hết sức ý nghĩa mà mỗi nhà trường đều phát động mỗi mùa tri ân đến. Nhìn ngắm những mầm non tương lai của đất nước cố gắng hết sức để dành những bông hoa điểm tốt để dành tặng cô thầy, đó là niềm vui lớn mà bất kì nhà giáo nào cũng muốn mình được tặng.

Tuy nhiên, thời nào cũng có những con sâu làm rầu nồi canh. Không phải bất cứ lúc nào truyền thống “tôn sư trọng đạo” cũng được nhắc đến một cách trân trọng. Có những em học sinh vì sự bồng bột của tuổi mới lớn mà đã làm những hành vi vô nhân tính, vô đạo đức đối với người thầy mà đáng lẽ ra các em cần phải kính trọng.

Trách nhiệm của mỗi chúng ta là phải làm sao để những sự việc đau lòng ấy không xảy ra nữa, để thầy và trò được trả lại vị trí vốn có của mình, và người thầy lại có thể trở thành một nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Suy cho cùng, truyền thống “Tôn sư trọng đạo” vẫn cần được bảo vệ, giữ gìn và phát huy trong cuộc sống hôm nay và cả mai sau, trở thành một chuẩn mực đạo đức của bất kỳ quốc gia, dân tộc nào. Kính trọng thầy cô giáo, là cách chúng ta bồi đắp thêm cho tâm hồn mình những tình cảm đẹp đẽ và cao cả nhất.

SCR.VN tặng bạn 💧 Nhận Thẻ Cào 50k Miễn Phí 💧 Kiếm Thẻ Cào Free

Đoạn Văn Mẫu Nói Về Tôn Sư Trọng Đạo Chọn Lọc – Mẫu 12

Đoạn văn mẫu nói về tôn sư trọng đạo chọn lọc sẽ là một trong những tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh trong quá trình làm bài.

Kho tàng ca dao tục ngữ của cha ông đã để lại cho ta bao nhiêu bài học quý giá về cách sống, lối sống, cách ứng xử để trở thành người sống ý nghĩa, biết kính trên nhường dưới. Và chắc hẳn mỗi người từng trải qua thời học sinh cũng đều rất thấm thía lời dạy: “Tôn sư trọng đạo”. Dân gian xưa cũng đã đúc rút rằng:

“Muốn sang thì bắc cầu kiềuMuốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”

Như vậy vai trò, vị trí của người thầy luôn có tầm quan trọng trong việc giáo dục mỗi cá nhân. Tương tự như vậy thì “tôn sư” tức là tôn trọng, kính trọng của người học trò với thầy giáo trong quá trình học tập và trong cuộc sống. Còn “trọng đạo” là coi trọng, thực hiện đúng những đạo lý, đạo đức tốt đẹp của một con người. Như vậy, câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích như một bài học, một châm ngôn sống đồng thời là lời nhắc nhở mọi người phải biết lễ phép, tôn trọng thầy cô.

Đây không chỉ là đạo nghĩa tất yếu ở đời mà còn là sự thể hiện đạo đức của mỗi cá nhân. Từ xa xưa, khi mà việc học hành chưa được bài bản thì dân ta cũng ý thức được rằng “không thầy đố mày làm nên”. Còn ở phương Bắc, họ quan niệm: “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” (một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy). Thời phong kiến, trong bậc thang giá trị, nhà giáo chỉ xếp sau nhà vua nhưng trước cha mẹ: “Quân- Sư- Phụ”.

Ngày nay, những nhà giáo được cả xã hội vinh danh là “kĩ sư tâm hồn” còn nghề dạy học là “nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý” (Hồ Chí Minh). Lớp lớp bao thầy cô giáo đã đóng góp sức mình vào sự nghiệp trồng người, truyền đạt cho học trò mình không chỉ kiến thức sách vở mà còn là kĩ năng sống, cách làm người, cách đối nhân xử thế… để khi bước ra khỏi giảng đường, ta trưởng thành và chững chạc hơn, có thể hướng tới thành công dễ dàng và thuận tiện hơn bằng gói kiến thức đã được trang bị.

Bản thân mỗi người khi nhận được sự giáo dục đầy tận tâm để khôn lớn, trưởng thành hơn mỗi ngày thì chắc hẳn từ sâu thẳm trái tim đều dành sự yêu quý, kính trọng và biết ơn với thầy cô giáo. Thời xa xưa, Platon, Aritxtot, Khổng Tử … đã trở thành những bậc thánh trong lòng học trò, được biết bao thế hệ ngưỡng vọng và kính trọng.

Dù ở phương Đông hay phương Tây, mối quan hệ thầy trò có bình đẳng tới đâu thì vị trí đáng kính của người thầy vẫn không hề bị mai một. “Tôn sư trọng đạo” là một truyền thống tốt đẹp của loài người đặc biệt là ở Việt Nam- một dân tộc luôn tâm niệm “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”. Truyền thống ấy được kéo dài và kế thừa, phát huy theo suốt chiều dài lịch sử của đất nước.

Ngày nay truyền thống “tôn sự trọng đạo” đã có nhiều điều cần phải bàn. Các thầy cô vẫn vậy, vẫn cần mẫn ngày đêm nghiên cứu, nghiền ngẫm để đem đến cho học trò những bài học, những kiến thức quý giá nhất. Vậy mà một số cô cậu học trò không ý thức được điều ấy, nhiều lần làm thầy cô phiền lòng như vô lễ với thầy cô giáo, xúc phạm họ…

Phải chăng đó là những lần người ta trót quên đi đạo làm trò hay đó là hệ quả của một cuộc sống biến đổi đến không ngừng mà ở đó Internet và một số công cụ khác đã trở thành một con dao hai lưỡi? Xã hội đã, đang và sẽ phê phán những học sinh như thế.

Chúng ta đang là những học sinh- những mầm non tương lai của đất nước nên hãy tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; cùng góp phần dựng xây đất nước như một cách đáp đền công lao cô thầy.

Mời bạn đón đọc 🌜 Viết Đoạn Văn Về Sự Tự Tin 🌜 15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Viết Đoạn Văn Về Tôn Sư Trọng Đạo Lớp 8 – Mẫu 13

Để hoàn thành tốt đề bài viết đoạn văn về tôn sư trọng đạo lớp 8, các em học sinh có thể tham khảo những góc nhìn và quan điểm sâu sắc trong bài mẫu sau đây:

Dân tộc ta có biết bao truyền thống tốt đẹp như nhân ái “Thương người như thể thương thân “, cần cù trong lao động, có lòng yêu nước nồng nàn,… Con người Việt Nam rất hiếu học. Tôn sư trọng đạo là một trong những truyền thống cao đẹp ngày một phát huy rực rỡ.

Trong “tôn sư” thì tôn là tôn trọng, kính trọng, đề cao; sư là người thầy dạy học, dạy người, dạy chữ. Tôn sư nghĩa là tôn trọng, đề cao, kính trọng người thầy đã dạy mình học, dạy mình viết chữ và dạy mình làm người. Còn trong “trọng đạo”, Trọng nghĩa là coi trọng, tôn trọng; đạo là đạo lí, con đường làm người, đạo đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người. Trọng đạo nghĩa là người học trò phải biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng người thầy vì đã giảng dạy, truyền dạy cho chúng ta biết thế nào là đạo nghĩa, đạo đức, đạo học làm người.

Bởi vậy dù ở thời kì lịch sử nào, xã hội nào thì “tôn sư trọng đại” vẫn là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, bởi một phần nó là truyền thống nên cần được tiếp tục phát huy và gìn giữ. Phát triển hay giữ gìn được nền tảng đạo đức thì xã hội mới văn minh. Nhân dân ta cũng có những câu ca dao tục ngữ về tôn sư trọng đạo mà chứa những ý nghĩa sâu sắc. Những câu ca dao đó vừa tôn vinh người thầy, vừa nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người.

“Không thầy đố mày làm nên”

Câu nói có ý người thầy chính là người vạch đường chỉ lối cho mỗi người, bởi vậy mà công ơn của người thầy ngang hàng với vị trí của cha mẹ “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”. Và chúng ta cũng luôn tự nhắc nhắc bản thân:

“Muốn sang thì bắc cầu KiềuMuốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”

Người làm thầy dù ở bất kì xã hội nào cũng đều luôn được xã hội tôn trọng “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Bởi vậy mà “tôn sư trọng đạo” đã không còn chỉ là vấn đề quan niệm sống mà còn là phạm trù đạo đức. Tuy vị trí của người thầy không còn tuyệt đối như thời xưa nữa nhưng hiện tại thì “nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”.

Thực tế hiện nay, vấn đề “tôn sư trọng đạo” ngày nay còn nhiều điều cần phải bàn đến. Thầy cô giáo phải đứng trước nhiều khó khăn của cuộc sống nhưng vẫn ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền đạt cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Và bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính trọng thầy cô giáo thì cũng không có ít bạn quên đi nhiệm vụ làm tròn nghĩa vụ làm trò.

Những người học sinh đó đã vô tình hay cố ý vi phạm làm đau lòng thầy cô giáo. Có những câu chuyện đau lòng thật mà chúng ta không muốn nhắc đến về hiện tượng học trò xúc phạm thầy cô giáo, vô lễ với chính những người ngày đêm thao thức để truyền đạt điều hay lẽ phải, dạy ta trở thành người.

Xã hội ngày càng văn minh hơn thì càng cần phải chú ý đến chuyện học hành, tiếp thu tri thức. Người thầy ở hiện đại không chỉ đơn giản dừng lại là người truyền đạt tri thức mà còn trở thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường để đi đến tri thức. Tuy có sự thay đổi nhưng vị trí của người thầy trong xã hội không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy, thậm chí ngày càng quan trọng hơn. Xã hội dù có đi đến đâu thì vẫn luôn có những người muốn học và có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo.

Đặc biệt với truyền thống dân tộc Việt Nam ta thì “tôn sư trọng đạo” như là một điều hết sức tốt đẹp. Trước xã hội đầy rẫy những hiện tượng đi xuống về vấn đề đạo đức học đường chúng ta cần phải có những hành động cần thiết và cấp thiết để nhắc nhở từng người nhìn lại chính cách ứng xử của mình với người làm thầy trong xã hội.

Chia sẻ 🌼 Viết Đoạn Văn Có Sử Dụng Trường Từ Vựng 🌼 15 Mẫu Hay

Viết Đoạn Văn Về Tôn Sư Trọng Đạo Lớp 9 – Mẫu 14

Khi viết đoạn văn về tôn sư trọng đạo lớp 9, các em học sinh sẽ cần tham khảo nhiều tư liệu văn mẫu hay để mở rộng cách nhìn nhận vấn đề, đón đọc dưới đây:

Nhân dân ta từ ngàn xưa đã có câu:

“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”

Câu nói ấy thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo mà nhân dân ta đã lưu giữ từ đời này qua đời khác. Mỗi lớp thế hệ lại có những cách riêng để gìn giữ đạo lý tốt đẹp này. Và cho đến tận ngày nay, nó vẫn còn vẹn nguyên những giá trị tốt đẹp, làm ngời sáng lên vẻ đẹp phẩm chất của những người dân đất Việt.

“Tôn sư” có nghĩa là tôn trọng, kính trọng thầy, cô, những người đã có công lao truyền dạy cho mình những kiến thức, những đạo lý tốt đẹp trong cuộc sống. “Trọng đạo” có nghĩa là coi trọng những đạo lý, những điều tốt đẹp được lưu giữ, truyền bá trong cuộc sống. Nói cách khác, “tôn sư trọng đạo” là đạo lý thể hiện sự tôn kính, tôn trọng những người thầy, những người đào tạo, nuôi dưỡng tri thức của nhân loại. Đồng thời, nó cũng đề cao vai trò, vẻ đẹp phẩm chất và công lao của những người thầy.

“Tôn sư trọng đạo”, kính trọng thầy cô không chỉ là một đạo lý, một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà nó còn là một thước đo đánh giá phẩm chất của mỗi con người. Bởi người thầy, hay nghề giáo trong bất cứ một thời đại, một quốc gia cũng đều đóng những vai trò vô cùng quan trọng. Người thầy là những người truyền thụ cho chúng ta những kiến thức, những đạo lý để ta dần hoàn thiện mình hơn cả về trí tuệ lẫn tâm hồn.

Mỗi con người lớn lên, bên cạnh sự dạy bảo của gia đình thì công lao của những người thầy cũng vô cùng lớn lao. Họ cũng theo sát chúng ta trong suốt những giai đoạn đầu tiên và quan trọng của cuộc đời. Họ giúp ta hoàn thiện những phần còn thiếu, giúp ta khai thác những năng lực chưa được bộc lộ và nhiều hơn thế nữa. Có lẽ vì vậy mà người xưa đã có câu dạy rằng:

“Không thầy đố mày làm nên.”

Đặc biệt là trong nhịp sống thay đổi hiện nay, khi mà hệ thống kiến thức tại các cấp học từ mẫu giáo đến đại học đang ngày một đổi mới, ngày một phong phú hơn thì bản thân những người thầy cũng phải không ngừng đổi mới cách thức giảng dạy, đổi mới kiến thức để bắt kịp với tiến độ đó. Những thứ họ làm âm thầm thôi nhưng lại có ý nghĩa vô cùng lớn đối với các thế hệ học sinh.

Bởi từ chính những tâm huyết của các thầy, các cô, thì học sinh mới có được 1 nền tảng kiến thức vững chắc, để bắt kịp với những sự thay đổi của xã hội. Người ta vẫn thường nói nghề giáo như những người lái đò tần tảo, cần mẫn đưa hết thế hệ học sinh này đến thế hệ học sinh khác cập bến tri thức. Nếu đánh mất đi đạo lý quý báu ấy, chẳng khác nào chúng ta phủ nhận đi công lao của thầy cô, tự biến mình thành những kẻ vô ơn, những kẻ qua cầu rút ván…

Tại Việt Nam, đạo lý tôn sư trọng đạo được gìn giữ và phát huy như một truyền thống quý báu. Hằng năm có ngày 20 tháng 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày để tôn vinh những người có công “trồng người”. Lòng tôn sư trọng đạo không phải là những món quà vật chất, đôi khi nó chỉ là những lời chúc thật tâm, những cử chỉ lễ phép hay những lời hỏi thăm thân mật. Những điều đơn giản đó cũng đủ để mối quan hệ thầy trò thêm thân mật, gắn kết.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay vẫn còn rất nhiều những trường hợp tiêu cực, nông nổi đánh mất đi đạo lý tốt đẹp ấy. Có nhiều trường hợp học sinh vô lễ với thầy cô, có những lời nói và hành động xúc phạm tới sức khỏe và danh dự của thầy cô. Đi xa hơn nữa, chắc hẳn chúng ta đã được báo chí đưa tin về những trường hợp học trò bạo hành, thậm chí là giết thầy giáo chỉ vì những phút nông nổi. Những trường hợp ấy cần được quan tâm nhiều hơn để giúp họ có nhận thức đúng đắn hơn về cách sống.

Bản thân tôi cũng có những người thầy trong cuộc đời của mình. Tôi luôn trân trọng và kính phục họ với tài năng và tâm huyết. Với tôi họ là những tấm gương mà tôi cần noi theo. Và điều mà tôi luôn làm là cố gắng hết mình vươn tới thành công, vì sự thành công của tôi là lời cảm ơn chân thành nhất đối với họ. “Tôn sư trọng đạo” sẽ luôn là đạo lý, là truyền thống quý báu mà mỗi chúng ta đều phải có ý thức để gìn giữ và phát huy nó.

Đừng bỏ lỡ cơ hội 🍀 Nhận Thẻ Cào 100k Miễn Phí 🍀 Card Viettel Mobifone

Viết Bài Văn Về Tôn Sư Trọng Đạo Ngắn Hay – Mẫu 15

Tài liệu mẫu viết bài văn về tôn sư trọng đạo ngắn hay sẽ giúp các em học sinh nắm được bố cục của một bài văn hoàn chỉnh và tham khảo những ý văn hay.

Dân tộc ta vốn được biết đến là một đất nước hiếu học với truyền thống tôn sư trọng đạo sâu sắc. Trong kho tàng ca dao tục ngữ đã có rất nhiều những câu ca nói về tình cảm thầy trò như “một chữ cũng là thầy/ nửa chữ cũng là thầy” hay “muốn sang thì bắc cầu kiều/ muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”… Và trong hoàn cảnh hiện tại truyền thống đó vẫn được kế thừa và phát huy sâu rộng.

Để hiểu hết ý nghĩa trọn vẹn của câu ca dao này thì chúng ta cần phải đi cắt nghĩa đầy đủ về “tôn sư” và “trọng đạo”. Tôn sư là thái độ tôn trọng người thầy. Còn trọng đạo tức là coi trọng mối quan hệ giữa thầy và trò. Qua đây ông cha ta muốn gửi gắm một ý nghĩa sâu sắc đó chính là phải biết tôn trọng thầy cô giáo, những người đã cho ta kiến thức đồng thời phải trân trọng tình thầy trò. Nó trở thành một truyền thống vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm.

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ ngàn năm trước. Khi mà đất nước ta còn là đất nước phong kiến. Việc học đã được đề cao và vai trò của những người làm thầy mà cụ thể là “thầy đồ” đã được chú ý. Hình ảnh những người thầy đồ ngày đêm tận tụy mài mực đọc sách đã trở thành những nguồn cảm hứng dạt dào của biết bao tác phẩm văn học.

Chắc hẳn chúng ta ai cũng biết đến vị thánh hiền người đã đặt nền móng cho nền giáo dục Việt Nam là thầy Chu Văn An. Một người thầy lỗi lạc đã đào tạo nên biết bao nhiêu bậc hiền triết cho đất nước. Tấm gương học trò Phạm Sư Mạnh là một trong những minh chứng điển hình cho truyền thống “tôn sư trọng đạo” mà chúng ta phải noi theo.

Sau khi đỗ đạt làm quan to, những dịp lễ tết Phạm Sư Mạnh vẫn thường ghé qua thăm thầy của mình. Thế nhưng dù đứng trên cả vạn người, đức cao vọng trọng nhưng chưa bao giờ người trò đó dám ngồi ngang hàng với thầy mình. Đến nhà thầy vẫn khoanh tay chào từ ngoài cửa, một hai giữ thái độ kính trọng với người thầy của mình. Thế mới thấy truyền thống ấy đã ăn sâu và trở thành gốc rễ vững chắc cho biết bao nhiêu thế hệ người dân Việt NAm.

Các cụ ta thường có câu rằng “Mùng một tết Cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba tết Thầy” để thấy được tầm quan trọng của truyền thống đó trong chiều dài lịch sử dân tộc. Đến ngày nay, khi mà đất nước ngày càng phát triển thì giá trị của câu nói đó vẫn còn nguyên vẹn. Hơn ai hết, Đảng và Nhà nước ta hiểu rằng để phát triển đất nước thì việc nâng cao giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng. Và để tạo ra những thế hệ học trò xuất sắc thì quan tâm đến đời sống của đội ngũ nhà giáo là điều cốt lõi.

Chính vì thế có thể tự hào khẳng định rằng Việt Nam là đất nước duy nhất có ngày hiến chương nhà giáo 20/11 ngày mà toàn thể thế hệ con người hiến chương thầy cô giáo của mình. Hàng năm có rất nhiều các cuộc thi viết về thầy cô, và có rất nhiều những bài văn vô cùng xúc động về tình cảm thầy trò được trao giải. Mỗi dịp 20/11, hay kỷ niệm thành lập trường rất nhiều các thế hệ học sinh dù làm gì hay ở bất cứ đâu vẫn tụ họp đầy đủ về trường cũ để tri ân và bày tỏ sự kính trọng với thầy cô….

Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn rất nhiều những trường hợp “con sâu bỏ dầu nồi canh”, làm xấu đi truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Song nó cũng chỉ là một số ít tồn tại nho nhỏ mà thôi. Điều quan trọng đó là cả dân tộc ta vẫn kế thừa và phát huy truyền thống này một sâu rộng.

Truyền thống tôn sư trọng đạo là một trong những truyền thống vô cùng tốt đẹp của dân tộc,. Dù đến ngàn năm sau đi chăng nữa nó cũng sẽ mãi mãi trường tồn cùng dòng chảy của lịch sử. Trở thành một trong những thước đo sự văn minh của xã hội.

Đón đọc tuyển tập 🌹 Viết Đoạn Văn Khoảng 200 Chữ Về Phẩm Chất Cần Có Của Thanh Niên 🌹 15 Bài Mẫu Hay

Từ khóa » Nghị Luận 200 Chữ Về Tôn Sư Trọng đạo