Việt Nam Cộng Hòa Có Thật Sự Giàu Có?


  • TRANG CHỦ
  • TIN TỨC
    • Tin tức
    • Lý luận chính trị
    • Thông tin - Tuyên truyền
    • Khoa giáo - Văn hóa - Văn nghệ
    • Lịch sử
    • Chống diễn biến hòa bình
    • Nhịp cầu tuyên giáo
    • Tin trong tuần
  • TỔ CHỨC BỘ MÁY
    • Bộ Máy
    • Chức Năng, Nhiệm Vụ
  • LÃNH ĐẠO BAN QUA CÁC THỜI KỲ
  • VĂN BẢN MỚI
    • Ban Tuyên giáo TW
    • Tỉnh ủy Kon Tum
    • Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
  • VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH
  • Trang nhất
  • Lịch sử
Việt Nam Cộng hòa có thật sự giàu có? Thứ ba - 03/05/2022 09:13 Nói chế độ Việt Nam Cộng hòa giàu thì không sai, nhưng nói miền Nam dưới thời Việt Nam Cộng hòa giàu là không đúng…Và, sự phồn vinh của Việt Nam Cộng hòa trước năm 1975 vượt xa cả Hàn Quốc, Singapo, Thái Lan, Malaixia… đó chỉ nằm trong trí tưởng tượng của một số người mà thôi.
Thống kê của Ngân hàng thế giới về GDP đầu người của Việt Nam Cộng hòa và một số nước giai đoạn 1960 - 1975
Thống kê của Ngân hàng thế giới về GDP đầu người của Việt Nam Cộng hòa và một số nước giai đoạn 1960 - 1975
Để đánh đuổi đế quốc Mỹ và tay sai, giành lại độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, Bắc-Nam sum họp, dân tộc Việt Nam đã phải hy sinh biết bao xương máu. Thế nhưng, hiện nay vẫn có một số phần tử người Việt phản động, chống đối, và không ít người do thiếu hiểu biết đã phủ nhận thành quả to lớn đó của dân tộc ta. Đâu đó, chúng ta vẫn được nghe những câu chuyện về thời kỳ huy hoàng của miền Nam Việt Nam trước năm 1975, đại loại như: Nam Việt Nam phát triển hơn xa cả Thái Lan, Malaixia, Singapo, Hàn Quốc…; kinh tế Nam Việt Nam lúc bấy giờ đứng thứ nhì Châu Á, chỉ sau Nhật Bản; nếu Việt Nam Cộng hòa “thắng trận” thì bây giờ kinh tế miền Nam Việt Nam phải đứng top đầu Châu Á, những Hàn Quốc, Malaixia, Singapo, Thái Lan không thể sánh bằng... Nếu quả thực Nam Việt Nam đã có một thời kỳ phát triển rực rỡ như vậy thì quả thật đáng mừng cho dân tộc Việt Nam dù chỉ là một nửa đất nước. … Tuy nhiên, thực hư thế nào chúng ta cần phải tìm câu trả lời bằng những bằng chứng số liệu cụ thể, chứ không thể dựa vào những lời đồn thiếu căn cứ, thiếu khách quan. Những con số thống kê của Ngân hàng thế giới lúc bấy giờ lại phủ nhận hoàn toàn những thông tin trên. Theo đó, thống kê so sánh GDP đầu người của Việt Nam Cộng hòa với các nước Philipin, Indonesia, Thái Lan, Singapo, Hàn Quốc, Nhật Bản, Prunei, Hồng Kông và Malaisia như sau: Năm 1960, GDP đầu người của Việt Nam Cộng hòa chỉ nhỉnh hơn chút ít so với Hàn Quốc và Thái Lan và thua kém các nước còn lại; năm 1965, GDP đầu người của Việt Nam Cộng hòa chỉ cao hơn Indonesia và thua kém các nước còn lại; năm 1970, GDP đầu người của Việt Nam Cộng hòa thua kém tất cả các nước còn lại; từ năm 1973 đến 1975, GDP đầu người của Việt Nam Cộng hòa bị tụt rất xa so với tất cả các nước còn lại. Trong khi đó, GDP Việt Nam Cộng hòa trước năm 1975 không phải hoàn toàn do chính họ tạo ra, mà trong đó còn có 10 tỷ USD viện trợ kinh tế từ Mỹ, 16 tỷ USD viện trợ quân sự từ Mỹ, 10 tỷ USD của lính nước ngoài chi tiêu tại Nam Việt Nam. Giai đoạn từ 1955-1973, GDP đầu người của Việt Nam Cộng hòa có cao hơn so với Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Nguyên nhân chính là do nguồn viện trợ khổng lồ từ Mỹ. Tuy nhiên, năm 1974, khoảng cách GDP đầu người giữa hai miền Bắc-Nam là ngang nhau. Điều này là do Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ từ năm 1973 và kinh tế Việt Nam Cộng hòa đi vào suy thoái. Một thống kê cho rằng, 65% thu nhập quốc dân và hầu hết chi tiêu của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa là lấy từ viện trợ kinh tế Mỹ. Sự phồn vinh của đô thị ở miền Nam không phải do nội tại của nền kinh tế mà do nguồn viện trợ của Mỹ và chi tiêu của quân viễn chinh Mỹ. Từ năm 1971-1975, lượng viện trợ kinh tế từ Mỹ còn lớn hơn cả tổng số của cải do Việt Nam Cộng hòa làm ra. Nói chế độ Việt Nam Cộng hòa giàu thì không sai, nhưng nói miền Nam dưới thời Việt Nam Cộng hòa giàu là không đúng. Chế độ Việt Nam Cộng hòa với bản chất là chế độ bù nhìn của Mỹ. Quân sự - chính trị - kinh tế phụ thuộc gần như hoàn toàn vào Mỹ. Sài Gòn và các khu vực xung quanh dưới thời Pháp và Mỹ đều được bơm tiền để đầu tư xây dựng chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vui chơi giải trí của quan chức, quân đội Pháp, Mỹ, chư hầu và Ngụy… Người miền Nam giàu thì phải nói chính xác là người miền Nam gốc Hoa, vì dưới thời Việt Nam Cộng hòa, họ nắm phần lớn về kinh tế quốc nội và có ảnh hưởng lớn đến chính trị miền Nam. Đại bộ phận nhân dân miền Nam đều sống ở vùng quê nghèo khổ, lại phải hứng chịu các trận càn của quân quốc gia và quân đội Mỹ, quân đội chư hầu. Phần lớn người dân miền Nam đã chiến đấu, hi sinh, không chấp nhận làm tay sai cho ngoại bang Pháp, Mỹ; người miền Nam bao đời chống Pháp, chống Mỹ và chống cả tay sai. Như vậy, sự phồn vinh của Việt Nam Cộng hòa trước năm 1975, vượt xa cả Hàn Quốc, Singapo, Thái Lan, Malaixia… đó chỉ nằm trong trí tưởng tượng của một số người mà thôi. Ai đó muốn gom tất cả người miền Nam vào quan điểm mang tính chủ quan và quy chụp như: ''người dân miền Nam không cần giải phóng'', ''miền Nam dưới thời Việt Nam Cộng hòa giàu mạnh'', ''nếu không giải phóng thì miền Nam giờ đây......''… thì đó là một sự xúc phạm đến đại bộ phận Nhân dân miền Nam. Không ai có thể biết chắc chắn điều gì xảy ra nếu tình trạng chia cắt vẫn còn tồn tại trên đất nước ta, và hai miền Bắc-Nam sẽ phát triển như thế nào trong hoàn cảnh ấy, nhưng chắc rằng điều đó phần lớn người dân Việt Nam không mong muốn nó xảy ra. Thật may là ông cha ta đã mang lại một đất nước độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, và nhiệm vụ của chúng ta là giúp đất nước hùng cường về mọi mặt trong tương lai. Bài, ảnh: Ngô Đức Hải Từ khóa: cộng hòa, chế độ, phồn vinh, tưởng tượng

Tổng số điểm của bài viết là: 136 trong 40 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

  • Di tích lịch sử cách mạng Chiến thắng Kon Braih (05/05/2022)
  • Noi gương Bác, tự soi, tự sửa (18/05/2022)
  • Đồng chí Phạm Hùng - Người lãnh đạo kiên trung, tài năng của cách mạng Việt Nam (04/06/2022)
  • Kỷ niệm 111 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước: Hành trình đến với độc lập, tự do (05/06/2022)
  • Từ Nguyễn Ái Quốc đến Hồ Chí Minh - Lãnh tụ báo chí cách mạng Việt Nam (19/06/2022)
  • 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị: Khúc tráng ca bất tử (28/06/2022)
  • Khái quát quá trình xây dựng và phát triển của lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam (19/07/2022)
  • Lịch sử, ý nghĩa ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 (24/07/2022)
  • Hướng tới kỷ niệm 92 năm Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng (01/8/1930 – 01/8/2022) (26/07/2022)
  • Võ Chí Công – Nhà lãnh đạo tiên phong trong sự nghiệp đổi mới (05/08/2022)

Những tin cũ hơn

  • Chiến thắng 30/4 mãi mãi đi vào lịch sử của dân tộc (27/04/2022)
  • 50 NĂM CHIẾN THẮNG ĐĂK TÔ - TÂN CẢNH (15/04/2022)
  • 115 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn (7/4/1907-7/4/2022): Nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam (07/04/2022)
  • Đăk Hà: Hội thảo khoa học lần thứ hai sách “Lịch sử lực lượng vũ trang huyện, giai đoạn 1954 – 2020” (01/04/2022)
  • Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh và báo Người cùng khổ (Le Paria) (01/04/2022)
  • Công xã Pari – hình thức nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới (24/03/2022)
  • Ý nghĩa lịch sử của Cuộc Tổng tiến công giải phóng tỉnh Kon Tum mùa Xuân năm 1975 (14/03/2022)
  • 34 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2022): Tri ân 'Những người nằm lại phía chân trời' (14/03/2022)
  • Chiến dịch Tây Nguyên năm 1975 (04/03/2022)
  • Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Phong Sắc (1/2/1902 - 1/2/2022): Người cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo tiêu biểu (17/02/2022)
Văn bản mới

CV.1500.TU

Triệu tập HN trực tuyến quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW; báo cáo tình hình KTXH năm 2024 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế

Lượt xem:626 | lượt tải:244

TÀI LIỆU

phục vụ giao ban báo chí tháng 11-2024

Lượt xem:128 | lượt tải:95

CV.2759.BTGTU

về định hướng triển khai Giải Búa liềm vàng của Đảng bộ tỉnh lần thứ V-năm 2025.

Lượt xem:187 | lượt tải:138

KH.175.TU

tuyên truyền đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng

Lượt xem:156 | lượt tải:239

TÀI LIỆU

giao ban báo chí tháng 10-2024

Lượt xem:238 | lượt tải:174

NQ.26.TU

về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị 3 tháng cuối năm 2024.

Lượt xem:1468 | lượt tải:246

ĐỀ CƯƠNG

Tuyên truyền Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng - Người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên (20/10/1914 - 20/10/2024).

Lượt xem:1676 | lượt tải:660 pxyk2025 bao chi bacho 2 truongsa sls Video Sau Trước Liên kết website nut Cổng thông tin điện tử Kon Tum nut Đài Phát thanh và Truyền hình Kon Tum nut Báo Kon Tum Online nut Tạp chí Tuyên giáo nut Đảng cộng sản Việt Nam nut Tạp chí Cộng sản nut Tạp chí Xây dựng Đảng nut Báo Nhân dân nut Báo Quân đội nhân dân nut Báo Tin tức nut Cổng TTĐT Chính phủ nut Phổ biến, giáo dục pháp luật Đăng nhập Hãy đăng nhập tài khoản để sử dụng tài liệu Báo cáo viên Đăng nhập Thống kê
  • Đang truy cập67
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm66
  • Hôm nay23,093
  • Tháng hiện tại437,869
  • Tổng lượt truy cập34,791,228
Thăm dò ý kiến

Bạn có thường xuyên truy cập trang web này không?

Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít khi Thăm dò ý kiến

Theo bạn trang web có cần bổ sung, điều chỉnh nội dung gì không?

Tin tức, bài viết Hình ảnh, video Tài liệu, văn bản Tất cả những nội dung trên TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY KON TUMGiấy phép số: 01/GP-TTĐT, ngày 25 tháng 9 năm 2024Chịu trách nhiệm: ông Nguyễn Trung Hải, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủyĐịa chỉ: 67 Bà Triệu, P. Thắng Lợi, Tp. Kon TumSĐT: 0260.3862301 Fax: 0260.3865464Email: bantuyengiaotinhuykt@gmail.com Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Chế độ Sài Gòn Trước Năm 1975