Việt Nam Cộng Hòa - Nghiên Cứu Quốc Tế
Có thể bạn quan tâm
Nguồn: Fall of Saigon: South Vietnam surrenders, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1975, Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh), thành trì cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa, đã rơi vào tay Quân đội Nhân dân Việt Nam và lực lượng Việt Cộng. Lực lượng miền Nam đã sụp đổ trước cuộc tiến công nhanh chóng của Bắc Việt. Đợt giao tranh gần nhất bắt đầu vào tháng 12/1974, khi quân Bắc Việt mở một cuộc tấn công lớn vào tỉnh Phước Long có hàng phòng thủ yếu, nằm ở phía bắc Sài Gòn dọc theo biên giới Campuchia, sau đó tràn qua tỉnh lỵ Phước Bình vào ngày 6/1/1975. Continue reading “30/04/1975: Sài Gòn thất thủ, Việt Nam Cộng hòa đầu hàng”
Nguồn: South Vietnamese win costly battle at Binh Gia, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1964, lực lượng Việt Nam Cộng hòa đã thành công trong việc giành lại Bình Giã trong một chiến dịch rất nhiều thương vong. Trước đó, vào ngày 04/12, Việt Cộng đã phát động một đợt tấn công lớn và chiếm được Bình Giã, nằm cách Sài Gòn 40 dặm về phía đông nam. Continue reading “28/12/1964: Lực lượng Việt Nam Cộng hòa giành chiến thắng tại Bình Giã”
Tác giả: Tina Hà Giang p/v Frank Snepp
Trong phần tiếp phỏng vấn với cựu phân tích gia chiến lược của CIA ở Nam Việt Nam, BBC hỏi ông Frank Snepp về câu chuyện Hoa Kỳ đã ‘bỏ rơi’ VNCH như thế nào từ sau Hoà đàm Paris 1973.
Mỹ có phản bội hay bỏ rơi VNCH không, theo Frank Snepp, năm nay 78 tuổi, hiện sống tại California là một câu hỏi phức tạp đòi hỏi một câu trả lời cặn kẽ.
Ông nhận định rằng việc bỏ rơi này khởi đầu với Henry Kissinger, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Richard Nixon, và sau đó Gerald Ford. Continue reading “Hoa Kỳ đã ‘bỏ rơi’ Việt Nam Cộng hòa như thế nào?”
Tác giả: TS Nguyễn Tiến Hưng
Mùa Đông năm 1976, chúng tôi bay sang London, Anh, để thăm ông bà cựu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Trước khi đi, chúng tôi viết thư cho ông biết ngày giờ tới phi trường Heathrow và số chuyến bay. Ông trả lời là sẽ có người ra đón. Tới nơi thì vừa ra cửa đã thấy ông đứng ngay ở đó vẫy tay chào. Thật là cảm động gặp lại ông sau hơn một năm trời và sau bao nhiêu biến cố.
Sau khi bắt tay nhau thật chặt và trao đổi mấy lời thăm hỏi, ông tự lái xe đưa chúng tôi về nhà. Đây là một căn nhà nho nhỏ, xinh xinh nằm ở vùng Surrey, ngoại ô London. Một cái bảng treo trên cửa với mấy chữ khá lớn “The White House.” Chúng tôi hỏi ông là bảng này vẫn có từ trước hay ông treo vào? Ông nói villa bên này hay mang tên cho dễ nhận, và cái bảng này là của chủ cũ để lại. Ông tự tay xách giúp cái valise và đưa chúng tôi lên một phòng trên lầu hai, vặn hộp sưởi điện cho ấm, rồi dặn là nếu thấy vẫn còn lạnh thì cứ vặn thêm cái hộp sưởi thứ hai. Continue reading “Một vài kỷ niệm về bà Nguyễn Thị Mai Anh, phu nhân Tổng thống Thiệu”
Nguồn: President Eisenhower pledges support to South Vietnam, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1954, Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã cam kết hỗ trợ chính phủ và các lực lượng quân sự của Ngô Đình Diệm.
Eisenhower đã viết thư cho Tổng thống Diệm của Việt Nam Cộng hòa, hứa sẽ hỗ trợ trực tiếp cho chính phủ của ông. Eisenhower nói rõ với Diệm rằng viện trợ của Mỹ cho chính phủ miền Nam trong “giờ phút khó khăn” của người Việt phụ thuộc vào việc ông Diệm đảm bảo “duy trì các tiêu chuẩn hoạt động trong trường hợp viện trợ được cung cấp.” Continue reading “24/10/1954: Tổng thống Eisenhower cam kết ủng hộ miền Nam Việt Nam”
Đại tướng Việt Nam Cộng Hòa Trần Thiện Khiêm mới đây đã qua đời vào ngày 24 tháng 6 năm 2021 tại California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 95 tuổi.
Sinh năm 1925, ông Khiêm từng giữ vai trò quan trọng trong các cuộc đảo chính tại Sài Gòn trong những năm 1963 đến 1964.Ông là một trong 5 sĩ quan được phong cấp Đại Tướng trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Đại tướng Trần Thiện Khiêm giữ chức vụ đứng đầu Bộ Quốc Phòng và Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa trong thời gian lâu nhất – sáu năm.
Ông đã cùng với Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu rời khỏi Việt Nam vào chiều tối ngày 25 tháng 4 năm 1975 để đến Đài Loan và sau đó sang Mỹ.
Continue reading “Báo Anh, Mỹ viết về việc tướng Trần Thiện Khiêm qua đời”
Nguồn: Sean Fear, How South Vietnam Defeated Itself, The New York Times, 23/02/2018
Người dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Rạng sáng ngày 30/01/1968, những quả tên lửa đầu tiên của lực lượng Cộng sản bất ngờ đánh vào các tỉnh lỵ trên khắp miền Nam Việt Nam. Rất nhanh sau đó, một cuộc tấn công trên bộ nổ ra trên khắp cả nước, và đến sáng hôm sau, phần lớn các đô thị miền Nam đã bị bao vây, bao gồm Đài Phát thanh Sài Gòn, Bộ Chỉ huy Quân lực Việt Nam Cộng hòa và thậm chí cả Đại sứ quán Mỹ. Trên các tờ báo địa phương, “Năm của Cát” (Year of Sand) – theo hình ảnh các bao cát chặn trước cửa nhà hay cửa sổ – đã thực sự bắt đầu.
Tại Mỹ, đợt tấn công, được gọi là trận Tết Mậu Thân, thường được nhớ đến như một bước ngoặt tâm lý, thời điểm mà Tổng thống Johnson được cho là đã đánh mất niềm tin của phát thanh viên đài CBS, Walter Cronkite – và nói rộng hơn, là niềm tin của toàn thể công chúng Mỹ. Thật vậy, dù phe Cộng sản bị tổn thất đáng kể về nhân lực và tinh thần, mâu thuẫn giữa những lời hứa hão huyền của giới chức Mỹ và hình ảnh cuộc tấn công đẫm máu xuất hiện trên truyền hình đã chẳng bao giờ được hóa giải. Tuy nhiên, tác động chính trị của Tết Mậu Thân lên Việt Nam Cộng hòa cũng giữ vai trò quan trọng không kém trong việc xác định kết quả sau cùng của cuộc chiến. Continue reading “Việt Nam Cộng hòa đã tự chuốc lấy thất bại như thế nào?”
Nguồn: Nguyen-Marshall, V. (2009). “Tools of Empire? Vietnamese Catholics in South Vietnam”, Journal of the Canadian Historical Association, 20 (2), 138–159.
Biên dịch: Lê Văn Luận | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Trong khi nhiều hoạt động công khai của người Công Giáo hướng đến khía cạnh trợ giúp xã hội, một số hoạt động còn liên quan đến khía cạnh chính trị. Theo Allan Goodman, dù Phật Giáo chiếm đa số ở Việt Nam, Công Giáo được đánh giá có tính tổ chức tốt hơn về mặt chính trị.[1] Dù có nhiều ý kiến cho rằng Công Giáo ít phân mảnh hơn Phật Giáo trên tư cách một khối chính trị,[2] nhưng họ không đơn thuần là một khối thống nhất. Có nhiều nhóm có đường hướng đối lập nhau, được hình thành giữa những năm 1960 trong một loạt các đảng phái và nhóm chính trị khác nhau trong bộ máy lập pháp. Một vài nhóm có tính cục bộ, bắt nguồn từ việc trung thành với một linh mục nhất định. Năm 1965, có hai nhóm rất quyền lực, cả hai đều chống cộng mạnh mẽ. Một nhóm được dẫn đầu bởi cha Hoàng Quỳnh, người đứng đầu một giáo xứ quan trọng là Phát Diệm ở tỉnh Ninh Bình trước khi di cư. Nhóm còn lại được dẫn đầu bởi các cha Trần Đức Huynh và Mai Ngọc Khuê, người đứng đầu giáo xứ Bùi Chu ở tỉnh Nam Định trước 1954.[3] Ngoài ra còn có những nhóm quy tụ các trí thức Công Giáo gắn với các tờ báo khác nhau, như Sống Đạo và Hành Trình.[4] Continue reading “Hoạt động chính trị của Công Giáo miền Nam giai đoạn 1954-1975”
Nguồn: Nguyen-Marshall, V. (2009). “Tools of Empire? Vietnamese Catholics in South Vietnam”, Journal of the Canadian Historical Association, 20 (2), 138–159.
Biên dịch: Lê Văn Luận | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Ở Việt Nam, các hoạt động nhân đạo không mới mẻ và cũng không phải là đặc quyền của Kitô Giáo. Lòng nhân từ chiếm một vị trí quan trọng trong Nho Giáo và Phật Giáo. Vì vậy, công tác bác ái được đề cao như là một hành vi xã hội lẫn tôn giáo. Những nỗ lực làm từ thiện ở thời tiền thực dân ở Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ từ nhà nước và cộng đồng địa phương.[1] Trong suốt thời Pháp thuộc, các tổ chức bác ái Kitô Giáo, Phật Giáo và dân sự đã tồn tại. Nhiều dòng tu Công Giáo khác nhau đã thành lập và điều hành các tổ chức bác ái như trường học, bệnh viện, cô nhi viện. Rất nhiều những tổ chức này đã nhận được các khoản trợ cấp từ chính phủ thuộc địa Pháp. Sau 1954, một số tổ chức này vẫn còn hoạt động, vài tổ chức ở miền Bắc đưa cơ sở của mình vào miền Nam. Một số tổ chức bác ái Công Giáo được lập trước 1954 bao gồm :[2] Continue reading “Hoạt động cứu trợ của Công Giáo miền Nam giai đoạn 1954-1975”
Nguồn: Nguyen-Marshall, V. (2009). “Tools of Empire? Vietnamese Catholics in South Vietnam”, Journal of the Canadian Historical Association, 20 (2), 138–159.
Biên dịch: Lê Văn Luận | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Tóm tắt: Bài viết này khảo sát những hoạt động xã hội và chính trị của người Công Giáo Việt Nam tại Nam Việt (Việt Nam Cộng hòa) trong khoảng thời gian những năm 1950 – 1970. Sự tham gia của người Công Giáo trong môi trường công, từ việc dấn thân vào các tổ chức bác ái xã hội đến việc tổ chức các cuộc biểu tình, chứng tỏ rằng họ có tính tổ chức cao và rất chủ động để thay đổi môi trường chính trị xã hội của mình lúc đó. Tuy người Công Giáo chia sẻ một số quan điểm và mục tiêu chính trị với chính quyền Nam Việt và Hoa Kỳ, họ cũng theo đuổi những mục tiêu riêng của mình, tham gia vào hoạt động chính trị ở cấp quốc gia và địa phương, phê bình các chính sách của chính phủ, và giữ một mức độ độc lập đáng kể so với quyền lực và ảnh hưởng của nhà nước. Continue reading “Công Giáo miền Nam Việt Nam có phải là công cụ của đế quốc?”
Nguồn: Ban Me Thuot falls, History.com
Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Vào ngày này năm 1975, Ban Mê Thuột, thủ phủ của tỉnh Đắk Lắk ở Tây Nguyên, rơi vào tay quân đội Bắc Việt.
Cuối tháng 01 năm 1975, chỉ hai năm sau khi lệnh ngừng bắn được thực hiện theo Hiệp định Hòa bình Paris, Bắc Việt đã phát động Chiến dịch 275. Mục tiêu của chiến dịch này là giành lấy Ban Mê Thuột ở Tây Nguyên. Trận chiến bắt đầu vào ngày 04 tháng 03 và Bắc Việt đã nhanh chóng bao vây thành phố với năm sư đoàn chính, cắt đứt nó khỏi sự hỗ trợ từ bên ngoài. Continue reading “13/03/1975: Ban Mê Thuột thất thủ”
Nguồn: Diem institutes limited agrarian reforms, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1955, sau nhiều tháng bị các cố vấn Hoa Kỳ thúc giục, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm đã giới thiệu biện pháp đầu tiên trong loạt các biện pháp cải cách nông nghiệp của mình – một nghị định điều chỉnh mức địa tô nông nghiệp.
Các quan chức Mỹ ban đầu đã mạnh mẽ thúc giục Diệm thực hiện cải cách để giành được sự ủng hộ của toàn dân, nhưng sau đó lại phê phán rằng chương trình cải cách ruộng đất của ông bắt đầu quá muộn, tiến triển quá chậm và chưa bao giờ đạt được mục tiêu cần thiết. Những gì nông dân miền Nam Việt Nam mong muốn là tái phân phối đất từ tay địa chủ về cho những người nông dân thực sự làm ruộng, nhưng chương trình trả lại đất canh tác của Diệm chỉ được thực hiện một cách nửa vời và không đáp ứng được nhu cầu ruộng đất ngày càng tăng của nông dân miền Nam. Continue reading “03/02/1955: Ngô Đình Diệm phát động cải cách nông nghiệp”
Nguồn: Eisenhower cautions successor about Laos, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1961, Tổng thống sắp mãn nhiệm Dwight D. Eisenhower đã cảnh báo người kế nhiệm mình – Tổng thống John F. Kennedy – rằng Lào là “chìa khóa cho toàn bộ khu vực Đông Nam Á,” và thậm chí có thể cần đến sự can thiệp trực tiếp của lực lượng tác chiến Hoa Kỳ.
Lo sợ việc Lào sụp đổ dưới tay lực lượng cộng sản Pathet Lào có thể gây ra hiệu ứng domino ở Đông Nam Á, Kennedy đã gửi một lực lượng đặc nhiệm đến Vịnh Thái Lan vào tháng 04/1961. Tuy nhiên, ông quyết định không để quân Mỹ can thiệp vào Lào và vào tháng 06/1961, ông đã cử đại diện đến Geneva nhằm cố gắng tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng. Continue reading “19/01/1961: Eisenhower cảnh báo Tổng thống kế nhiệm về Lào”
Nguồn: Wheeler announces progress in the Vietnamization effort, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1969, khi chuẩn bị khởi hành rời khỏi Sài Gòn sau chuyến đi bốn ngày nhằm điều tra tình hình miền Nam Việt Nam, Tướng Earle Wheeler (trong hình), Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ (Joint Chiefs of Staff), báo cáo rằng “tiến trình Việt Nam hóa đang dần dần thành công một cách ổn định và thực tế,” nhưng lực lượng Mỹ vẫn sẽ phải tiếp tục hỗ trợ quân đội miền Nam “thêm một thời gian nữa.” Continue reading “07/10/1969: Tiến bộ trong nỗ lực ‘Việt Nam hóa chiến tranh’”
Nguồn: South Vietnamese troops raise flag over Quang Tri, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1972, lính dù Việt Nam Cộng hòa đã dựng cờ của mình tại Thành cổ Quảng Trị. Dù vậy, họ đã không thể giữ được Thành cổ đủ lâu để có thể bảo vệ Quảng Trị. Bên ngoài khu vực thành cổ, giao tranh vẫn diễn ra rất dữ dội. Xa hơn về phía nam, quân đội Việt Nam Cộng hòa – do bị pháo kích nặng nề – đã buộc phải từ bỏ Căn cứ Bastogne (Firebase Bastogne), vốn là đồn chốt chặn đường tiếp cận Huế từ hướng tây nam.
Lính Bắc Việt đã chiếm được Thành cổ Quảng Trị từ ngày 01/05 trong Chiến dịch Nguyễn Huệ (còn gọi là “Chiến dịch Phục sinh”), đợt tấn công quy mô lớn của lực lượng Bắc Việt được phát động vào ngày 31/03. Tham gia chiến dịch này gồm có 14 sư đoàn và 26 trung đoàn riêng biệt, tổng quân lực là hơn 120.000 người, sử dụng khoảng 1.200 xe bọc thép và xe tăng các loại. Các mục tiêu chính của Bắc Việt, ngoài Quảng Trị ở phía bắc, là Kontum ở Tây Nguyên, và An Lộc ở phía nam. Continue reading “26/07/1972: Quân Việt Nam CH dựng cờ tại Thành cổ Quảng Trị”
Nguồn: Ky becomes premier of South Vietnam, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1965, Đại tá Không quân Nguyễn Cao Kỳ đã trở thành Thủ tướng của chính quyền thứ chín được thành lập tại miền Nam Việt Nam trong vòng 20 tháng. Hội đồng Quân lực đã chọn Kỳ làm Thủ tướng vào ngày 11/06, và Tướng Nguyễn Văn Thiệu được chọn vào vị trí Quốc trưởng tương đối “hữu danh vô thực”.
Sau khi được thăng lên hàm Trung tướng trong Không lực Việt Nam Cộng hòa còn non trẻ, Kỳ trở thành một trong số các sĩ quan lên nắm quyền vào đầu năm 1965 để chấm dứt tình trạng hỗn loạn sau vụ ám sát Tổng thống Ngô Đình Diệm hồi tháng 11/1963. Continue reading “19/06/1965: Nguyễn Cao Kỳ trở thành Thủ tướng Việt Nam CH”
Nguồn: South Vietnamese soldiers reach An Loc, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1972, Sư đoàn 21, một phần trong lực lượng tiếp viện của Việt Nam Cộng hòa cuối cùng cũng đến vùng ngoại ô An Lộc. Sư đoàn này đã cố gắng tiếp cận thành phố bị bao vây từ 09/04, khi họ được huy động từ căn cứ đóng tại Đồng bằng sông Cửu Long và nhận lệnh tấn công Quốc lộ 13 từ Lai Khê để mở đường đến An Lộc.
Lực lượng Việt Nam Cộng hòa đã gặp phải khó khăn trong trận chiến tuyệt vọng với một sư đoàn của Bắc Việt, những người đã chốt chặn trên quốc lộ kể từ lúc bắt đầu cuộc bao vây. Trong khi Sư Đoàn 21 cố gắng mở đường, lính phòng vệ bên trong An Lộc lại thường xuyên bị tấn công bởi hai sư đoàn Bắc Việt vốn đã bao vây thành phố từ đầu tháng 04. Continue reading “09/06/1972: Lực lượng Việt Nam Cộng hòa đến An Lộc”
Nguồn: Nixon defends invasion of Cambodia, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1970, trong một cuộc họp báo, Tổng thống Nixon đã biện hộ cho việc quân đội Mỹ tiến vào Campuchia, nói rằng chiến dịch này sẽ cho họ thêm 6 – 8 tháng để huấn luyện lực lượng Việt Nam Cộng hòa, từ đó rút ngắn cuộc chiến cho người Mỹ. Nixon cũng tái khẳng định lời hứa sẽ triệu hồi 150.000 lính Mỹ vào mùa xuân tới.
Tuyên bố quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa xâm lược Campuchia đã dẫn tới một làn sóng phản đối kịch liệt và giúp phong trào chống chiến tranh có thêm một điểm mới để tập hợp lực lượng. Continue reading “08/05/1970: Nixon biện hộ cho việc xâm lược Campuchia”
Nguồn: South Vietnamese forces retake Quang Tri City, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1972, lực lượng Việt Nam Cộng Hòa đã tái chiếm thành cổ Quảng Trị sau bốn ngày chiến đấu dữ dội, đồng thời tuyên bố rằng hơn 8.135 lính Bắc Việt đã bị tiêu diệt trong trận đánh.
Lực lượng Bắc Việt đã phát động một cuộc tấn công ồ ạt, được gọi là Chiến dịch Nguyễn Huệ hay “Chiến dịch Phục sinh” vào ngày 31/03, với ba mục tiêu chính là Quảng Trị nằm về phía nam khu vực phi quân sự, Kontum ở Tây Nguyên, và An Lộc, chỉ cách Sài Gòn 60 dặm về phía Bắc. Continue reading “15/09/1972: Việt Nam CH tái chiếm thành cổ Quảng Trị”
Nguồn: South Vietnamese boats raid islands in the Tonkin Gulf, History.com
Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng
Vào ngày này năm 1964, khoảng nửa đêm, sáu chiếc “Swift”, loại tàu ngư lôi đặc biệt mà quân đội Việt Nam Cộng hòa dùng cho các cuộc tấn công bí mật, đã tấn công các đảo Hòn Mê và Hòn Ngư ở Vịnh Bắc Bộ. Dù không thể đưa biệt đội lính nào đổ bộ được lên đảo, nhưng các chiếc tàu này đã tấn công vào căn cứ ở đó. Tín hiện radar và radio được chỉ huy bởi một tàu khu trục của Mỹ, chiếc USS Maddox, nằm cách đó khoảng 120 dặm.
Các cuộc tấn công của Việt Nam Cộng hòa là một phần trong chiến dịch bí mật được gọi là Chiến dịch Oplan 34A, liên quan đến các hoạt động của quân đội miền Nam theo lệnh của Mỹ, nhằm chống lại các căn cứ hải quân và hải đảo của miền Bắc. Mặc dù lực lượng của Mỹ không trực tiếp tham gia vào các cuộc tấn công, các tàu Hải quân Hoa Kỳ vẫn tiến hành giám sát điện tử và theo dõi các phản ứng phòng thủ của Bắc Việt, theo một chiến dịch khác là Chiến dịch De Soto. Continue reading “30/07/1964: Tàu Việt Nam Cộng hòa đánh Vịnh Bắc Bộ”
Posts pagination
Page 1 Page 2 Next page Search for: SearchNghe podcast NCQT
Nghien cuu Quoc teKênh Podcast chính thức của Dự án Nghiên cứu Quốc tế (http://nghiencuuquocte.org/), dành cho các thính giả quan tâm về các vấn đề thời sự quốc tế.
Listen OnApple PodcastsListen OnExternalListen OnSpotifyListen OnPocket CastsListen OnRadioPublicCuốn tiểu thuyết Nga đã trở thành kim chỉ nam tinh thần của TậpCuối tháng 10, trong khi phần lớn thế giới đang tập trung vào cuộc bầu cử ở Mỹ, Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã đưa ra một lời kêu gọi toàn cầu phản đối trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo.
Xem thêm.
Search EpisodesClear Search Cuốn tiểu thuyết Nga đã trở thành kim chỉ nam tinh thần của Tập 19/12/2024 Kỷ nguyên của chiến tranh gián điệp chuỗi cung ứng 18/12/2024 Ba khả năng trong tương lai cho cục diện chính trị ở Syria 17/12/2024 Bashar Assad, Tập Cận Bình và “quả bom” của Donald Trump 16/12/2024 Cuộc chiến chip có thể diễn biến thế nào dưới thời Trump? 13/12/2024 Phương Tây không nên quá lo lắng về Syria 12/12/2024 Liệu sự hỗ trợ của Trump có giúp Bitcoin tiếp đà tăng mạnh? 11/12/2024 Thách thức Trung Quốc của chính quyền Trump 10/12/2024 Liệu Tập Cận Bình có hành động giống như Gia Cát Lượng thời xưa? 09/12/2024 Trung Quốc và Triều Tiên đã phá vỡ kế hoạch chiến tranh của Mỹ 07/12/2024 Load MoreSearch Results placeholderPrevious EpisodeShow Episodes ListNext EpisodeShow Podcast InformationBài được đọc nhiều
Chủ đề mới
- ‘Black Myth: Wukong’ và sức mạnh mềm của Trung Quốc
- Tương lai các liên kết tiểu đa phương ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương khi Trump trở lại chính trường
- Nhiệm vụ thất bại, tàu thăm dò Luna-25 của Nga đâm vào Mặt Trăng
Tìm bài theo chủ đề
Tìm bài theo chủ đề Select Category Ấn phẩm (36) Tiếng Anh (23) Tiếng Việt (13) Biên dịch (280) Bình luận (4,209) Các vấn đề chung (1,533) Các vấn đề toàn cầu (110) Chính sách công (39) Chính trị học đại cương (95) Công nghệ (15) Kinh điển (16) Lịch sử (972) Lý thuyết QHQT (66) Nhập môn QHQT (28) Phân tích CSĐN (75) Phương pháp NCKH (11) Thuật ngữ QHQT (115) Tôn giáo (92) Từ ngữ thú vị (1) Văn minh nhân loại (86) Xã hội (42) Chính trị – An ninh (2,267) An ninh CA-TBD (571) An ninh quốc tế (758) Chính trị quốc tế (597) Địa chính trị (97) Quân sự – Chiến lược (473) Tranh chấp Biển Đông (261) Điểm sách (55) Hỏi-Đáp (378) Kinh tế – Luật pháp (851) Kinh tế chính trị quốc tế (507) Kinh tế quốc tế (287) Lịch sử kinh tế (126) Luật pháp quốc tế (82) Nghiên cứu (2) Nhân vật (341) Quốc gia – Khu vực (4,022) Ấn Độ (64) ASEAN (238) Châu Á (102) Châu Âu (594) Châu Mỹ (40) Hoa Kỳ (1,075) Nga (347) Nhật Bản (198) Tây Á – Châu Phi (204) Trung Quốc (1,702) Việt Nam (862) Sự kiện (2,652) Thế giới hôm nay (1,138) Thông báo (16) Tin tham khảo (109) Từ điển ngoại giao (31) Tư liệu (358) Video (13) Xã luận (16)Links hữu ích
- Báo cáo Thường niên 2023 và Kêu gọi tài trợ năm 2024
NCQT trên Telegram
Theo dõi NCQT trên Telegram để nhận được thông báo bài viết mới và các thông tin, tài liệu… hữu ích khác: https://t.me/DAnghiencuuquocte
Nhận thông báo qua Email
Nhập địa chỉ email và đăng ký để được nhận thông báo khi có bài viết mới qua email.
Địa chỉ email
Đăng ký
Latest articles on FULCRUM.SG
- The Political Economy of Vietnam’s North-South High-Speed Rail ProjectToday, Vietnam is arguably better positioned, both financially and geopolitically, to move forward with the North-South High Speed Rail project. However, the feasibility of this ambitious megaproject hinges on a careful cost-benefit analysis, which is fraught with uncertainty.
- Politically Proofing the Johor-Singapore Special Economic Zone for Credibility and DurabilityThere is positive sentiment on both sides of the Causeway about the proposed special economic zone in Johor. However, the project needs to be future-proofed against potential political complications up north.
- Locating Theravāda Buddhism in Maritime Southeast AsiaTheravāda Buddhist communities across maritime Southeast Asia have long adapted to local conditions. Even today, believers are finding new ways of transmitting the faith to younger adherents.
Từ khóa » Danh Sách Lính Việt Nam Cộng Hòa
-
Danh Sách
-
Danh Sách Tướng Lĩnh Việt Nam Cộng Hòa Tốt Nghiệp Đại Học Chỉ ...
-
Danh Sách Tướng Lĩnh Việt Nam Cộng Hòa - Hình Ảnh Lịch Sử
-
Danh Sách Tướng Lĩnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Cải Tạo
-
Danh Sách Các Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa Hi Sinh Trong Hải ...
-
Danh Sách Tướng Lãnh Việt Nam Cộng Hòa Cải Tạo - Wiki Là Gì
-
Những Tướng VNCH Tự Sát Sau Ngày 30/04/1975 - YouTube
-
Nhân 30/4 Nghĩ Về Nghĩa Trang Quân Nhân VNCH - BBC
-
Gương Mặt Tướng Lĩnh Trong Cuộc Chiến VN - BBC News Tiếng Việt
-
Phút Tắt Thở Của Bộ Tổng Tham Mưu Quân đội Sài Gòn Và Chính Thể ...
-
Dan Southerland Và Những 'phút Cuối Cùng' Của Việt Nam Cộng Hòa
-
Tướng Lê Văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê ...
-
"Sau 46 Năm, Tôi đã Sống Bình An Giữa Lòng đất Nước" - Báo Nhân Dân