Việt Nam đang Thúc đẩy Tái Chế Rác Thải Nhựa Ra Sao?
Có thể bạn quan tâm
Với Việt Nam, mô hình kinh tế tuần hoàn cho ngành nhựa sẽ giúp giải quyết vấn đề lãng phí tài nguyên, cũng như nạn ô nhiếm môi trường đang ngày càng trầm trọng.
Cơ hội cho kinh tế tuần hoàn nhựa
Với tốc độ đô thị hóa ngày ngày cao và tầng lớp trung lưu nhiều hơn, nhu cầu đối với nhựa đã gia tăng nhanh chóng trong các ngành tiêu dùng, xây dựng, hàng gia dụng vì tính chất tiện lợi và linh hoạt. Năm 2019, ngành công nghiệp nhựa đóng góp khoảng 17,5 tỷ USD cho nền kinh tế Việt Nam, tương đương 6,7% GDP.
Tuy nhiên, việc tiêu thụ nhựa ngày càng nhiều cùng với quản lý chất thải kém đang gây ô nhiễm rõ rệt tại các thành phố, cũng như khu vực biển, tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học và môi trường sống tự nhiên, góp phần vào biến đổi khí hậu.
Những tác động đặc biệt nghiêm trọng đối với Việt Nam bởi quốc gia này sở hữu bờ biển dài, và phụ thuộc lớn vào các ngành kinh tế chủ chốt như du lịch và thủy sản.
Một tín hiệu đáng mừng là Việt Nam hiện đang chuyển dần từ việc nâng cao nhận thức về vấn đề rác thải nhựa sang xác định các giải pháp bằng cách phát triển các kế hoạch hành động, và đặt ra các mục tiêu tái chế đầy tham vọng.
Điều quan trọng là việc điều chỉnh các chính sách quản lý chất thải và hệ thống quản lý cần giải quyết được mô hình kinh tế hiện nay để có thể đạt được mục tiêu về dài hạn, theo tác giả Carolyn Turk – Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam và Kyle Kelhofer – Giám đốc phụ trách Việt Nam, Campuchia và Lào của IFC trong bài viết trên blog Ngân hàng Thế giới.
Do vậy, Việt Nam cần giải quyết các vấn đề quyết liệt hơn và có kế hoạch chuyển đổi dần sang kinh tế tuần hoàn, trong đó tái sử dụng nhựa làm nguyên liệu đầu vào quý giá.
Báo cáo cuối tháng trước từ Nhóm Ngân hàng Thế giới chỉ ra rằng chỉ có 1/3 của 3,9 triệu tấn các loại nhựa sử dụng phổ biến được thải ra hàng năm tại Việt Nam được thu hồi và tái chế. Ước tính rằng nền kinh tế đã lãng phí 75% giá trị vật liệu của nhựa, tương đương từ 2,2 tỷ đến 2,9 tỷ USD mỗi năm.
Theo khuyến nghị, các phương pháp tiếp cận của nền kinh tế tuần hoàn có thể giúp thu lại giá trị đáng kể, nhưng đồng nghĩa với việc đòi hỏi những thay đổi mang tính bứt phá về thị trường, cơ cấu cũng như đầu tư đáng kể.
Bắt tay để giải quyết rác thải nhựa
Khu vực tư nhân tại Việt Nam đã cho thấy sự sẵn sàng thúc đẩy những đổi mới trong tài trợ dự án, thiết kế bao bì, mô hình kinh doanh mới cũng như thực hiện các công nghệ tái chế tiên tiến.
Đơn cử, giữa năm 2019, 9 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng và bao bì đã bắt tay cùng thành lập Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), với mong muốn thông qua việc thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn làm cho quá trình thu gom và tái chế bao bì sản phẩm được thực hiện theo cách dễ tiếp cận hơn và bền vững hơn.
PRO Việt Nam sẽ hỗ trợ phát triển một hệ sinh thái thu gom, tái chế bao bì trong nước đủ mạnh, giúp tăng tỷ lệ tái chế và giảm thiểu tỷ lệ bao bì thải ra môi trường.
Liên minh này sẽ đẩy mạnh hỗ trợ các hoạt động trên các lĩnh vực gồm nâng cao nhận thức người tiêu dùng về tái chế và phân loại rác, làm vững mạnh hệ sinh thái thu gom bao bì sẵn có.
Dưới góc độ một doanh nghiệp thành viên của PRO Việt Nam tiên phong trong phong trào “Nói không với rác thải nhựa”, Nestlé hướng tới mục tiêu không bao bì nào của Nestlé, kể cả bao bì nhựa, bị chôn lấp hoặc trở thành rác thải. Trong thời gian gần đây, doanh nghiệp này đã cho ra mắt chai thủy linh LaVie và chuyển đổi toàn bộ ống hút nhựa sang ống hút giấy.
Theo kế hoạch, Nestlé sẽ hoàn thành chuyển đổi ít nhất 90% sản lượng sản xuất dùng ống hút giấy vào cuối năm nay, và hoàn thành chuyển đổi 100% sang ống hút giấy vào tháng 5/2022.
Một số thành viên khác của PRO Việt Nam cũng đã sử dụng chai nhựa trong suốt thay thế cho chai nhựa màu, để vỏ chai có thể dễ dàng tái chế sau khi sử dụng.
Ngoài ra, năm 2020, Việt Nam đã chứng kiến chương trình tài trợ xanh đầu tiên trên quy mô lớn do VPBank, một ngân hàng trong nước thực hiện với khoản tín dụng trị giá 212,5 triệu USD do IFC cấp.
Chương trình này bao gồm tám nhóm tài sản xanh, trong đó có nhóm “sản phẩm, sản xuất, và công nghệ thân thiện với môi trường và/hoặc phù hợp với nền kinh tế tuần hoàn”.
Về phía khu vực công, Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 (Quyết định số 1746/QĐ-TTg). Cuối năm ngoái, văn phòng Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Đối tác hành động quốc gia về nhựa (NPAP).
Nhiều văn bản quan trọng khác đã được ban hành như Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo (năm 2015), Luật Bảo vệ môi trường (năm 2014), các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành.
Đặc biệt, Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu là cơ sở pháp lý quan trọng nhất liên quan đến hoạt động quản lý, xử lý rác thải nhựa nói chung và trên biển nói riêng.
Cuối năm ngoái, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ Môi trường đã được Quốc hội thông qua, đưa ra các điều khoản quy định chính phủ, nhà sản xuất và người tiêu dùng có trách nhiệm lớn hơn đối với chất thải nhựa. Có hiệu lực từ 1/1/2022, luật này quy định về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) đối với bao bì nhựa và các chất thải khác.
Chuyên gia đánh giá cách tiếp cận kinh tế tuần hoàn có thể giúp giảm áp lực lên cơ sở hạ tầng quản lý chất thải rắn vốn đang chịu áp lực lớn. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi các can thiệp tái chế phải được hỗ trợ bởi các khoản đầu tư trên toàn quốc vào cơ sở hạ tầng để có thể phân loại, thu gom và vận chuyển rác thải tốt hơn.
Khi Việt Nam chuyển đổi sang chiến lược tăng trưởng carbon thấp và hướng tới mục tiêu phục hồi xanh sau Covid-19, Việt Nam đang trải qua thời điểm thích hợp để lồng ghép nền kinh tế tuần hoàn vào nhựa để có thể quản lý các nguồn tài nguyên hữu hạn, giảm thiểu khí thải đi cùng với phục hồi môi trường.
Theo TheLEADER
Từ khóa » Tái Chế ở Việt Nam
-
Việt Nam Tái Chế
-
Vì Sao Tái Chế Rác Thải ở Việt Nam Vẫn Chưa đạt Hiệu Quả?
-
Tái Chế Nhựa Tại Việt Nam: Thực Trạng Và Giải Pháp
-
Phát Triển Ngành Công Nghiệp Tái Chế Nhựa Hướng Tới Nền Kinh Tế ...
-
Tương Lai Nào Cho Ngành Công Nghiệp Tái Chế Tại Việt Nam?
-
[PDF] Loại Bỏ Rác Thải Nhựa ở Việt Nam: Kế Hoạch Hành động Cho Tương ...
-
[PDF] Nghiên Cứu Thị Trường Cho Việt Nam: Cơ Hội Và Rào Cản đối Với Tuần ...
-
Khuyến Khích Tái Chế, Tái Sử Dụng Rác Thải Công Nghiệp
-
Tăng Cường Thu Gom, Tái Chế Rác Thải Nhựa Nhằm Thúc đẩy Nền Kinh ...
-
Tái Chế Rác Thải Thành Sản Phẩm Xuất Khẩu - Báo Đồng Nai điện Tử
-
Việt Nam Tái Chế - Home | Facebook
-
Sẽ Thu Gom, Tái Chế Hàng Ngàn Tấn Nhựa, Bao Bì Trong Năm 2022
-
Hoạt động Tái Chế Chất Thải điện Tử ở Việt Nam Và Một Số Khuyến Nghị