Việt Nam Thực Hiện đường Lối đối Ngoại độc Lập, Tự Chủ, Hoà Bình ...
Có thể bạn quan tâm
* Phóng viên: Đồng chí đánh giá thế nào về nội dung chủ trương, chính sách, đường lối đối ngoại được đề ra trong dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng, đâu là những điểm mới, trọng tâm?
Đồng chí Lê Hoài Trung: Dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng đề cập rất nhiều vấn đề từ báo cáo Chính trị, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội; đánh giá quá trình thực hiện Cương lĩnh cùng với đó là các vấn đề xây dựng Đảng. Trong Báo cáo chính trị và đánh giá về thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội vừa qua và định hướng thời gian tới có nội dung về công tác đối ngoại. Báo cáo chính trị đánh giá chúng ta giành được những thành tựu có ý nghĩa rất quan trọng, nhiều dấu ấn nổi bật, trong đó có đóng góp của công tác đối ngoại, bao gồm đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, ngoại giao Nhân dân. Đối ngoại là vấn đề rất quan trọng của đất nước chúng ta, một dân tộc đã trải qua nhiều cuộc đấu tranh để gìn giữ nền độc lập, giữ vững độc lập, tự chủ trong tình hình quốc tế rất phức tạp.
Chúng ta đã nâng cao hiệu quả và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác quốc tế, mở rộng thêm quan hệ với nhiều đối tác quốc tế, nâng số lượng đối tác chiến lược và đối tác toàn diện lên con số 30, gồm tất cả các nước là Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, phần lớn các nước thành viên các nhóm chính trị, kinh tế lớn trên thế giới, đặc biệt là các nước láng giềng.
Một điều rất quan trọng là chúng ta đã giữ vững được toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền, đạt được nhiều thành tựu cụ thể trong giải quyết vấn đề biên giới. Đối với đường biên giới trên bộ (khoảng trên 5.000 km), chúng ta đã hoạch định xong toàn bộ với cả ba nước có biên giới chung là Lào, Campuchia, Trung Quốc. Trước đây chúng ta đã phân giới cắm mốc xong với Lào, Trung Quốc, và vừa qua đã hoàn thành 84% phân giới cắm mốc với Campuchia.
Điểm lớn nữa là chúng ta đã tranh thủ tốt hội nhập quốc tế cho phát triển kinh tế xã hội, thể hiện từ chủ trương quan hệ chính trị, hội nhập quốc tế. Chúng ta đã thu hút được nguồn lực đầu tư rất lớn, thúc đẩy thương mại, du lịch, tranh thủ về khoa học, công nghệ, giáo dục… Đồng thời chúng ta vẫn giữ được độc lập, tự chủ, trong đó có tự chủ về kinh tế.
Về những nét lớn, nội dung liên quan đến công tác đối ngoại trong thời gian tới, trước hết các dự thảo văn kiện đánh giá tình hình có những thuận lợi về môi trường đối ngoại như: hoà bình hợp tác, phát triển là xu thế lớn; quá trình toàn cầu hoá và liên kết kinh tế vẫn tiếp tục, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư… Nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức trong môi trường quốc tế và khu vực. Đặc biệt những biến động rất lớn của những thách thức an ninh phi truyền thống, mà điển hình là tác động của dịch bệnh Covid-19 trong hơn 1 năm qua; rồi vấn đề an ninh mạng, tội phạm xuyên quốc gia, ma tuý…
Điều đó cho thấy đối với công tác đối ngoại, đánh giá tình hình thế giới, khu vực, bên cạnh những thuận lợi thì cần hết sức chú ý đến những khó khăn, thách thức, phức tạp, đặc biệt là những diễn biến mới hoặc vấn đề mới xuất hiện.
Trên cơ sở đó, chúng ta vẫn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại đã đem lại những thành tựu phát triển của đất nước và được sự ủng hộ rộng rãi của khu vực và cộng đồng quốc tế. Đó là đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển, Việt Nam là bạn, đối tác trách nhiệm, tin cậy trong cộng đồng quốc tế; đa phương hoá, đa dạng hoá và bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc dựa trên luật pháp quốc tế, bình đẳng giữa các quốc gia. Lần này có điểm nhấn rất mạnh là chúng ta đặt ra nhiệm vụ đối ngoại, phát huy vai trò tiên phong trong tạo dựng và gìn giữ môi trường hoà bình, tranh thủ điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển và đổi mới đất nước cũng như nâng cao vị thế của Việt Nam.
Chúng ta cũng nêu rất rõ đối ngoại gồm 3 trụ cột: đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, ngoại giao Nhân dân. Đây là 3 lực lượng phát huy tác dụng trong quá trình kháng chiến để nâng cao vị thế của đất nước, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, kể cả tinh thần và vật chất cũng như trong quá trình đổi mới thời gian qua. Đây là lần đầu tiên trong văn kiện của Đại hội nói rõ 3 trụ cột này. Để thực hiện điều đó phải xây dựng đội ngũ cán bộ đối ngoại có năng lực cao hơn, có trình độ tốt hơn, toàn diện hơn, đặc biệt là xây dựng nền ngoại giao toàn diện và hiện đại.
* Đồng chí đánh giá như thế nào về hình ảnh vị thế Việt Nam trong mắt cộng đồng bạn bè quốc tế trong thời gian qua?
Tôi nghĩ rằng hình ảnh và uy tín của Việt Nam đã được nâng cao trong mắt bạn bè trong thời gian qua. Việt Nam vốn được biết đến và được yêu quý, vì là đất nước có nền văn hóa rất đặc sắc, có nhiều cộng đồng dân tộc và có lịch sử lâu dài. Đặc biệt người ta biết đến Việt Nam là dân tộc yêu chuộng hòa bình nhưng là dân tộc bất khuất và đã giành được thắng lợi trong việc bảo vệ nền độc lập của mình trong chiều dài lịch sử. Việt Nam cũng được biết đến nhiều về thành tựu của quá trình đổi mới, Việt Nam trở thành điểm đến của các nhà đầu tư là đối tác thương mại trên thế giới. Do đó, hình ảnh Việt Nam được thế giới rất trân trọng. Lại thêm việc trong 5 năm qua, Việt Nam tạo ấn tượng rất lớn khi đóng góp tích cực và có trách nhiệm đối với các vấn đề quốc tế, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình.
Có thể khẳng đinh, hình ảnh Việt Nam hiện nay rất tốt đẹp đối với cộng đồng quốc tế. Với những lý do như vậy, tôi cho rằng đó là thuận lợi rất lớn cho chúng ta, không chỉ trong quá trình triển khai công tác đối ngoại mà cả trong quá trình đổi mới, triển khai chiến lược phát triển kinh tế xã hội với những mục tiêu rất lớn.
* Bảo vệ lãnh thổ biên giới, chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo là một nhiệm vụ tiên quyết, trọng tâm của Đảng và Nhà nước ta, được nhắc trong các nghị quyết. Công tác này trong nhiệm kỳ tới được triển khai như thế nào?
Mục tiêu đường lối đối ngoại của Việt Nam là giữ được môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước, tranh thủ được tốt nhất điều kiện thuận lợi cho quá trình đổi mới cũng như quá trình phát triển kinh tế xã hội. Đó cũng là mục tiêu nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời đó cũng là mục tiêu làm sao đóng góp vào công việc của cộng đồng quốc tế. Một mục tiêu đã được đề ra rất quan trọng là chúng ta kiên quyết, kiên trì giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Điều này được khẳng định giữ vị trí hàng đầu trong đường lối đối ngoại của chúng ta trong nhiều Đại hội vừa qua, trong đại hội này, trong tổng thể thực hiện các mục tiêu đó.
* Xin cảm ơn đồng chí!
Từ khóa » Hòa Bình Hữu Nghị Hợp Tác Là Gì
-
70 NĂM PHẤN ĐẤU VÌ HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ VÀ HỢP TÁC PHÁT ...
-
Sự Kiện Hòa Bình Hữu Nghị
-
Suy Ngẫm Về Tư Tưởng Hòa Bình, Hợp Tác Hữu Nghị Của Chủ Tịch Hồ ...
-
GDCD 9 Bài 4 Hòa Bình Và Hữu Nghị (Thao Giảng) - Tài Liệu Text
-
Vun đắp Tình Hữu Nghị, Thúc đẩy Hòa Bình Và Hợp Tác Quốc Tế
-
Hồ Chí Minh Với Tư Tưởng Ngoại Giao Vì Hoà Bình Hữu Nghị Và Hợp ...
-
Lệnh Phê Chuẩn Hiệp ước Hòa Bình, Hữu Nghị Và Hợp Tác Giữa Nước ...
-
Chung Tay Xây Dựng Biên Giới Hòa Bình, Hữu Nghị, Hợp Tác Và Phát ...
-
Nhất Quán đường Lối đối Ngoại độc Lập, Tự Chủ Vì Hòa Bình, Hữu Nghị ...
-
Hướng Dẫn Hoạt động GDNGLL Tuần 34 Chủ đề Tháng 4
-
Tình Hữu Nghị Vĩ đại, đoàn Kết đặc Biệt Việt Nam-Lào Là Tài Sản ...
-
Việt Nam Kiên định đường Lối đối Ngoại độc Lập Tự Chủ, Hòa Bình ...
-
Vì đường Biên Giới Việt Nam-Campuchia Hòa Bình, Hữu Nghị, Hợp ...
-
Việt Nam Luôn Mong Muốn Tăng Cường Quan Hệ Hợp Tác Với Hoa Kỳ